Ký ức mang tên “Catherine Deneuve”

Nguyễn Hùng |

Năm 1991, khi đoàn làm phim Pháp sang vịnh Hạ Long quay phim “Đông Dương”, có một đại gia đình ở Hạ Long được mời phiên dịch, giúp việc cho các nhân vật quan trọng của đoàn, trong đó có mỹ nhân Catherine Deneuve - một trong những siêu sao màn bạc thế giới lúc bấy giờ.

Bộ phim, sau khi đoạt giải phim tiếng nước ngoài hay nhất, và Catherine Deneuve  được đề cử vào danh sách các diễn viên xuất sắc nhất tại OSCAR 1993, đã biến vịnh Hạ Long thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với khách Châu Âu, nhất là Pháp. Còn với đại gia đình ở Hạ Long, những tháng ngày lăn lộn cùng đoàn phim  đã làm thay đổi cuộc sống và định hướng công việc của họ sau này.

Ông Nguyễn Văn Sóng gặp lại Phạm Linh Đan tại nhà hàng của mình sau vài năm sau khi phim khởi chiếu.

Người anh dẫn lối

Đại gia đình ấy hiện sống cùng, gần nhau ở ngõ 6, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Họ từng là  Việt kiều Pháp. Ông Nguyễn Văn Dạn ( SN 1940) - anh cả của đại gia đình - kể: “Năm 1963, bố mẹ  đưa cả gia đình tôi từ Pháp về quê  khi đó là thị xã Hòn Gai sinh sống. Khi ấy, anh em tôi -  người ít tuổi nhất trên mười tuổi, tôi thì đã lập gia đình với bà Nguyễn Thị Hải, người sau này làm phiên dịch minh tinh màn bạc lừng danh Catherine”.

Năm 1991, em gái ông Dạn  từ Hà Nội điện về thông báo có một đoàn làm phim Pháp đang tuyển phiên dịch tiếng Pháp trong thời gian quay ở Việt Nam. Ông Dạn, khi đó là thợ xây, vội bắt xe đò lên Hà Nội xin thi tuyển, nhưng trong lòng không khỏi lo lắng, bởi từ khi rời Pháp về nước năm 1963, ông hầu như không dùng đến tiếng Pháp.  Ông trúng tuyển và được ký hợp đồng, với nhiệm vụ: Làm phiên dịch cho trợ lý giám đốc, chuyên lo chuyện hậu cần.

Phim “Đông Dương” được quay ở nhiều nơi tại Việt Nam, nhưng chỉ có ở vịnh Hạ Long, đoàn làm phim mới dựng phim trường, tại khu vực Vụng Oản. Vì lẽ đó, không chỉ là người phiên dịch, ông Dạn còn giúp đoàn huy động nhân công, mua sắm vật liệu về xây dựng phim trường, bởi là người bản xứ nên ông tận tường những công việc trên.

Ký ức khó quên

Đại gia đình ông Dạn hiện còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu liên quan đến quá trình phục vụ đoàn làm phim; và cả những tư liệu, phim ảnh về sau này khi các nhân chứng, các diễn viên của đoàn làm phim quay trở lại Hạ Long… Đó là những tấm ảnh có chữ ký của Catherine, hay một bản thanh toán tiền công tháng làm phiên dịch…

Bà Hải kể,  “Tôi được bố trí ở một phòng gần phòng Catherine ở trong khách sạn, để tiện khi cần thì bà ấy gọi. Tuy nhiên, những lúc ra trường quay, Catherine ít gọi tôi đi cùng vì vai diễn như thế nào thì họ đã phân công rồi, nên không cần phiên dịch. Catherine bảo tôi ở nhà, làm gì thì làm”.  Tại mỗi địa điểm quay phim, đoàn đều tuyển lựa nhân sự tại các địa phương đó để thuận lợi cho quá trình làm việc. Tuy nhiên, Catherine yêu cầu phải giữ lại 2 cho bà hai người: Lái xe và phiên dịch Nguyễn Thị Hải. Vì thế, sau 4 tháng ở Hạ Long, bà Hải còn có thêm một thời gian nữa làm phiên dịch cho Catherine ở chùa Thầy, Đại nội Huế…

Bà Hải vẫn giữ được tấm hình chụp cùng siêu sao Catherine

Tại Hạ Long, Catherine ở phòng 208, khách sạn Hạ Long 1, đã được trang hoàng lại theo ý tưởng của bà. Sau khi Catherine rời đi, phòng 208 dù giá cao ngất ngưởng nhưng luôn trong tình trạng “cháy” phòng vì du khách nào cũng muốn được một lần ngủ lại trong căn phòng mà người đẹp Catherine từng ở…

Trong số những người Việt Nam tham gia phục vụ đoàn phim “Đông Dương”,  ông Nguyễn Văn Sóng là người cuối cùng nhận  lương của đoàn. Sau cảnh quay cuối cùng trên đèo Hải Vân,  ông là người tham gia vận chuyển con thuyền đánh cá cổ mà đoàn mua của ngư dân ở Hạ Long để chuyển sang Philippines - nơi sau đó, theo kịch bản, con thuyền bị đốt cháy. Tiếp đó, ông đánh chiếc xe con cuối cùng của đoàn ra cảng Sài Gòn để đưa về Pháp. “Dựng lại phim trường mất khoảng 5 ngày. Khi đó thủy  triều xuống thấp, khiến kịch bản phải thay đổi do cảnh quay không còn như cũ, trong khi chờ đợi để quay những cảnh ở mức thủy triều như đã định thì phải đợi rất lâu. Vì lẽ đó, cảnh liên quan tới vịnh Hạ Long chỉ còn khoảng 10 phút, thay vì trên 30 phút như kế hoạch” - ông Sóng nhớ lại.

Nhờ “Đông Dương”…

Thời điểm phim “Đông Dương” được quay trên vịnh Hạ Long, du lịch ở đây đang ở thời kỳ sơ khai, với một tuyến duy nhất, xuất phát từ bến phà Bãi Cháy cũ đi ngang qua phim trường Vụng Oản ra hang Bồ Nâu, Trinh Nữ…Khi “Đông Dương” được công chiếu, lượng khách quốc tế, nhất là khách Pháp đến thăm vịnh Hạ Long thăm đột biến. Hầu hết dòng khách này đều đề nghị cho ghé thăm phim trường Vụng Oản.  Ngay tại phim trường Vụng Oản, một nhà hàng phục vụ các món hải sản mang tên “Indochine” cũng ra đời ngay sau đó. Tuy nhiên, sau này, do bến tàu du lịch và tuyến du lịch cũng được điều chỉnh nhà hàng “Indochine” vắng khách và phim trường “Đông Dương” cũng dần biến mất.

Một cảnh trong phim Đông Dương.

Sau khi đoàn làm phim rời Việt Nam, anh em gia đình ông Nguyễn Văn Dạn mở một loạt các quán ăn, quán cà phê tại khu du lịch Bãi Cháy, có sử dụng tư liệu, tranh ảnh về “Đông Dương” để hút khách. Các quán của đại gia đình ông Dạn lúc nào cũng đông khách Pháp, bởi ngoài lợi thế nói tiếng Pháp trôi chảy, các thành viên trong gia đình ông còn là những nhân chứng kể lại hậu trường phim “Đông Dương” một cách hấp dẫn nhất. Gia đình ông Dạn cũng gặp lại một số thành viên trong đoàn làm phim khi họ quay trở lại Hạ Long, trong đó có nữ diễn viên Việt kiều Pháp Phạm Linh Đan - người thủ vai Camille, một nhân vật chính trong phim.

Cho đến nay, chỉ còn ông Nguyễn Văn Sóng vẫn theo nghề làm du lịch. Với thị trường khách Pháp, ông Sóng có một vị thế đặc biệt. Trong cuốn cẩm nang du lịch được xuất bản tại Pháp hằng năm, có một phần giới thiệu về vịnh Hạ Long, trong đó tư vấn du khách Pháp muốn có thông tin đầy đủ về điểm đến này nên gặp Văn Sóng. “Đến Hạ Long mà chưa gặp Văn Sóng thì coi như chưa đến Hạ Long” -  cuốn cẩm nang bằng tiếng Pháp “khuyên” du khách Pháp và thông tin địa chỉ email, số điện thoại của ông.

Tháng 11. 2016 Catherine Deneuve đã trở lại Việt Nam nhân liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần IV. Tại đây bộ phim Đông Dương được công chiếu đêm khai mạc LHP.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.