Khó khôi phục nguyên trạng Tràng An sau khi phá dỡ công trình trái phép

Bích Bích |

Chuyên gia địa chất, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển bày tỏ lo ngại, nếu không nghiên cứu kỹ, việc tháo dỡ cầu xây dựng trái phép sẽ khiến di sản UNESCO Tràng An bị xâm hại nặng nề hơn.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho biết doanh nghiệp xây dựng cầu ở di sản Tràng An là việc bất chấp cả luật quy định. Hiện nay, tất cả các cơ quan chức năng đang cố gắng để xử lý nhằm hạn chế những thiệt hại nhưng đừng hy vọng khôi phục nguyên trạng vùng di sản.

Theo ông, trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương và ban quản lý di sản Tràng An. "Chắc chắn UNESCO sẽ có ý kiến khiển trách, phê bình Việt Nam", ông nói. 

Chuyên gia địa chất khẳng định, để đưa Tràng An trở lại với vẻ đẹp nguyên sơ, nhất định phải tiến hành công tác phá dỡ công trình sai phạm. Đáng tiếc là các cơ quan chính quyền đã không kịp thời ngăn chặn mà để xảy ra việc đã rồi mới xử lý thì chắc chắn sẽ có hậu quả.

 
 Cầu xuyên lõi trái phép lên đến tận đỉnh núi Huyền Vũ thuộc di sản Tràng An. Ảnh: N.T

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển nói, việc để doanh nghiệp tháo dỡ công trình nếu không cẩn trọng, di sản Tràng An sẽ bị xâm hại nặng nề hơn. Ông phân tích thêm: "Khi xây dựng, doanh nghiệp đã dùng máy móc bạt đá để cắm bê tông vào núi. Tại khu vực núi Cái Hạ điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi, dễ bị tổn hại nếu tác động".

"Khi đã đổ bê tông lên thì địa hình cát-tơ sẽ bị xâm hại vĩnh viên, không thể khôi phục. Không nên hy vọng khôi phục được nguyên trạng ban đầu nơi bị xâm hại. Điều đó là không thể", ông bày tỏ.

Ngoài ra, khi tháo dỡ cầu xuyên lõi, núi sẽ trơ ra những phần đã bị xâm hại thô bạo trước đó. Rút những thanh bê tông cốt thép cắm sâu vào núi đá sẽ lộ ra những lỗ cọc, thậm chí gây nứt nẻ thêm. Nếu tháo dỡ công trình không cẩn thận, việc xâm hại di sản Tràng An càng trầm trọng hơn.

 
 Việc phá dỡ công trình này đang gặp nhiều thách thức. Ảnh: N.T

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho rằng UBND tỉnh Ninh Bình cần thành lập hội đồng thẩm định phương án tháo dỡ cầu xuyên lõi. Hội đồng bao gồm các chuyên gia về địa chất, địa mạo, di sản, kiến trúc xây dựng. Tổ chức này sẽ họp bàn tháo dỡ công trình ở mức độ nào, quy trình tháo dỡ ra sao để hạn chế tổn hại ở mức thấp nhất đến di sản và an toàn lao động.

“Những khối bê tông làm hoành tráng mà giờ họ đục đẽo, vận chuyển xuống, tôi rất e rằng sẽ xâm hại thêm di sản ở phía dưới. Nhưng dù sao vẫn phải tháo dỡ để răn đe cho các doanh nghiệp khác. Không bao giờ có chuyện phạt rồi để công trình tồn tại”, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển nhấn mạnh.

Bích Bích
TIN LIÊN QUAN

Chủ đầu tư xin tự tháo dỡ công trình sai phạm trong di sản Tràng An

Trần Lâm - Hữu Trường |

Ngày 27.3,UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã gửi đơn đề nghị tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ (thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). 

Nếu không tự nguyện, sẽ cưỡng chế tháo dỡ công trình "khủng" trái phép ở Tràng An

Trần Lâm - Nguyễn Trường |

Sáng nay (26.3), ông Nguyễn Sĩ Trí - Bí thư Huyện uỷ huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã chủ trì cuộc họp xử lý công trình xây dựng trái phép trong vùng lõi khu danh thắng Tràng An tại núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. 

Di sản Tràng An bị xâm phạm: Phải kiên quyết phá dỡ công trình trái phép

BÍCH ĐÀO |

2.000 bậc cầu thang với hơn 1 cây số đường bêtông bỗng dưng mọc lên giữa di sản Tràng An, Ninh Bình, nơi nhiều năm nay vẫn được xem là di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chủ đầu tư xin tự tháo dỡ công trình sai phạm trong di sản Tràng An

Trần Lâm - Hữu Trường |

Ngày 27.3,UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã gửi đơn đề nghị tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ (thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). 

Nếu không tự nguyện, sẽ cưỡng chế tháo dỡ công trình "khủng" trái phép ở Tràng An

Trần Lâm - Nguyễn Trường |

Sáng nay (26.3), ông Nguyễn Sĩ Trí - Bí thư Huyện uỷ huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã chủ trì cuộc họp xử lý công trình xây dựng trái phép trong vùng lõi khu danh thắng Tràng An tại núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. 

Di sản Tràng An bị xâm phạm: Phải kiên quyết phá dỡ công trình trái phép

BÍCH ĐÀO |

2.000 bậc cầu thang với hơn 1 cây số đường bêtông bỗng dưng mọc lên giữa di sản Tràng An, Ninh Bình, nơi nhiều năm nay vẫn được xem là di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận.