ISMS: Hiểu về nghệ thuật hiện đại

Huy Minh (tổng hợp) |

“...isms: Hiểu về nghệ thuật hiện đại” (tên tiếng Anh: “...ISMS: Understanding Modern Art”) là tác phẩm nổi bật của Sam Phillips - biên tập viên chuyên về lĩnh vực nghệ thuật của Tạp chí RA Magazine, được xuất bản bởi Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Cuốn sách hiện đã có mặt tại Việt Nam.

Phillips đã mang đến một cuốn cẩm nang hấp dẫn với nội dung đa dạng về các chủ nghĩa cũng như trào lưu nghệ thuật nổi bật đã định hình nghệ thuật hiện đại và đương đại từ thời kỳ bình minh hé sáng của nghệ thuật hiện đại cuối thế kỷ 19 cho đến nay, nhằm giúp bạn đọc làm quen và tiếp cận được một nhánh của dòng chảy lịch sử nghệ thuật.

1. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, trường phái Ấn tượng đã mang đến cuộc tranh cãi lớn trong lịch sử nghệ thuật nói chung và cách định nghĩa nghệ thuật nói riêng trong giới nghệ sĩ. Từ đó đến nay, chúng ta đã chứng kiến vô số trào lưu nghệ thuật được hình thành, những trường phái được thực hành, thậm chí cả những chủ nghĩa nhân văn ăn sâu vào đời sống nghệ thuật, văn hóa và tinh thần của giới văn nghệ sĩ nói chung.

Cái đầu của Orpheus (Orpheus), k. 1903-1910, ODILON REDON.  Redon đã minh họa các tác phẩm của các nhà văn Biểu tượng và cũng đã được soi rọi bởi huyền thoại và truyền thuyết. Câu chuyện Hy Lạp cổ đại kể về người chơi đàn tài ba tên Orpheus, có cái đầu bị cắt lìa khi nó trôi xuống dòng sông, đã truyền cảm hứng cho tâm trạng thơ mộng của bức tranh màu phấn này. Những sắc màu ảo giác với sự hòa quyện giữa tím và vàng kim loại là đặc trưng của Redon.  Ảnh: Omega Plus cung cấp
Cái đầu của Orpheus (Orpheus), k. 1903-1910, ODILON REDON. Redon đã minh họa các tác phẩm của các nhà văn Biểu tượng và cũng đã được soi rọi bởi huyền thoại và truyền thuyết. Câu chuyện Hy Lạp cổ đại kể về người chơi đàn tài ba tên Orpheus, có cái đầu bị cắt lìa khi nó trôi xuống dòng sông, đã truyền cảm hứng cho tâm trạng thơ mộng của bức tranh màu phấn này. Những sắc màu ảo giác với sự hòa quyện giữa tím và vàng kim loại là đặc trưng của Redon. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Với “...isms”, tác giả đã sắp xếp các nội dung nghệ thuật theo trình tự phát triển của hơn 55 trào lưu và trường phái nghệ thuật, hay còn gọi là "isms". Bắt đầu với trường phái Ấn tượng, Tân Ấn tượng và Chủ nghĩa Tượng trưng, cuốn sách đưa người đọc theo dòng thời gian, khám phá tất cả các phong trào nghệ thuật lớn và nhỏ của thế kỷ XX (Chủ nghĩa Phù phiếm, Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, Chủ nghĩa Vị lai, Chủ nghĩa Dada và Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội...) qua thời hậu chiến cho đến thời điểm hiện tại. Được minh họa bởi 110 bản sao chuẩn màu sắc của các tác phẩm tiêu biểu cho các khái niệm quan trọng của từng trào lưu nghệ thuật, cuốn sách giống như một phòng trưng bày ảo của những bậc thầy hàng đầu trong phong trào nghệ thuật hiện đại.

Kênh Gravelines, ở Petit Fort Philippe  (The Channel of Gravelines, Petit Fort Philippe),  1890, GEORGES SEURAT.  Họa sĩ người Pháp đã sử dụng tất cả các kỹ thuật thuộc phương pháp của trường phái Tân Ấn tượng trong bức tranh vẽ phong cảnh bến cảng đầy hài hòa này. Ông dùng sắc tố màu theo các chấm nhỏ, tinh tế trong sự điều biến màu sắc, các kết hợp sắc điệu được nghiên cứu từ trước để đảm bảo chúng có thể tạo ra hiệu ứng thị giác về độ sáng. Bầu không khí yên bình được củng cố bởi một cảm giác dễ chịu về cấu trúc, được kích hoạt bởi đường cong uốn chéo góc của lối đi dạo và hàng thuyền được bố trí đều dọc theo đường chân trời.  Ảnh: Omega Plus cung cấp
Kênh Gravelines, ở Petit Fort Philippe (The Channel of Gravelines, Petit Fort Philippe), 1890, GEORGES SEURAT. Họa sĩ người Pháp đã sử dụng tất cả các kỹ thuật thuộc phương pháp của trường phái Tân Ấn tượng trong bức tranh vẽ phong cảnh bến cảng đầy hài hòa này. Ông dùng sắc tố màu theo các chấm nhỏ, tinh tế trong sự điều biến màu sắc, các kết hợp sắc điệu được nghiên cứu từ trước để đảm bảo chúng có thể tạo ra hiệu ứng thị giác về độ sáng. Bầu không khí yên bình được củng cố bởi một cảm giác dễ chịu về cấu trúc, được kích hoạt bởi đường cong uốn chéo góc của lối đi dạo và hàng thuyền được bố trí đều dọc theo đường chân trời. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Bên cạnh đó, tác giả cũng bổ sung bảng chú giải thuật ngữ, danh sách những tên tuổi tiêu biểu (nghệ sĩ, nhà sưu tập, nhà bảo trợ nghệ thuật), niên biểu của các trường phái, danh sách các bảo tàng tham quan, tạo nên một cuốn sách nhập môn về nghệ thuật hiện đại dành cho người mới bắt đầu đồng thời cũng là một cách tiếp cận mới hấp dẫn để hình thành khái niệm nghệ thuật hiện đại cho những người đam mê và sưu tập.

Huffington Post nhận xét: “Giống như một lời giới thiệu về một đất nước xa lạ - với lịch sử, thời kỳ và văn hóa của riêng nó. Như một hướng dẫn viên du lịch chỉ ra những điểm nổi bật của một thành phố chưa từng được biết đến trước đây, Phillips đưa chúng ta đi qua những trào lưu lớn và nhỏ của dòng chảy nghệ thuật, bối cảnh hóa chúng thành một lịch sử trải dài từ đầu thế kỷ 19 đến ngày nay”.

2. Trường phái Ấn tượng ra đời vào cuối thế kỷ 19 với một nhóm các nghệ sĩ Pháp dần tiến hành loại bỏ những quy ước truyền thống mà họ được học tại các viện nghệ thuật. Thay vì nhắm đến một sự phác họa khách quan về thế giới, họ lại tập trung vào những nhận thức chủ quan của mình.

Thị kiến sau bài thuyết giảng (Jacob vật lộn với Thiên thần)  (Vision of the Sermon [Jacob Wrestling with the Angel]),  1888, PAUL GAUGUIN. Họa sĩ người Pháp miêu tả những người phụ nữ Breton đang tưởng tượng ra bài thuyết giáo mà họ được nghe giảng: Câu chuyện về Jacob, người đã vật lộn với một thiên thần bí ẩn. Một nhánh đường chéo phân chia họ ra khỏi ảo cảnh, nhưng phần nền màu đỏ lại thống nhất chúng. Sự phẳng dẹt của phần màu đỏ cùng những chiếc mũ trắng này ở tiền cảnh là nét đặc trưng của trường phái Tổng hòa. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Thị kiến sau bài thuyết giảng (Jacob vật lộn với Thiên thần) (Vision of the Sermon [Jacob Wrestling with the Angel]), 1888, PAUL GAUGUIN. Họa sĩ người Pháp miêu tả những người phụ nữ Breton đang tưởng tượng ra bài thuyết giáo mà họ được nghe giảng: Câu chuyện về Jacob, người đã vật lộn với một thiên thần bí ẩn. Một nhánh đường chéo phân chia họ ra khỏi ảo cảnh, nhưng phần nền màu đỏ lại thống nhất chúng. Sự phẳng dẹt của phần màu đỏ cùng những chiếc mũ trắng này ở tiền cảnh là nét đặc trưng của trường phái Tổng hòa. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Phong cách của họ được đặc trưng bởi những nét vẽ thô và lối thể nghiệm màu sắc, sau đó chúng nhanh chóng lan sang các nước khác. Từ “trường phái Ấn tượng” lần đầu tiên được nhà phê bình Louis Leroy đưa ra trong bài đánh giá về một cuộc triển lãm nhóm mà ông đến dự tại một studio ở Paris vào tháng 4 năm 1874. Ông lấy từ này từ tiêu đề bức tranh “Ấn tượng, Mặt Trời mọc” (Impression, Sunrise, 1873) của họa sĩ Claude Monet. Cái tên này dường như tổng kết lại về nhiều bức tranh đặt trong triển lãm: Phong cảnh thiên nhiên, cảnh quan thành phố và những chân dung hiện ra như những bức phác thảo nhanh chứ chưa hẳn là các tác phẩm đã hoàn chỉnh.

Các nghệ sĩ tham gia buổi triển lãm này gồm có Paul Cézanne, Edgar Degas, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre-Auguste Renoir và Alfred Sisley, với một điểm chung là cảm thức tức thời. Họ tiến hành vẽ các phong cảnh ở ngoài trời (en plein air), qua đó phản ánh những nhận thức tri giác trực tiếp của họ về chính phong cảnh ấy, đồng thời nắm bắt trạng thái rung mờ ngay từ khoảnh khắc đầu tiên họ nhìn thấy các hình khối bên ngoài đang trong chuyển động và bất định. Họ cố gắng thể hiện sự biến hóa của ánh sáng và sử dụng bảng màu chưa qua pha trộn nhằm làm cho các màu được hợp nhất trong mắt người xem. Nếu họ làm việc trong xưởng vẽ, như Degas, thì ấn tượng ban đầu sẽ là một yếu tố được thêm vào, thay vì là một sự tái hiện theo lối hiện thực kiểu cổ điển.

Thị trấn giữa cây xanh (Thành phố cổ III)  (Town among Greenery [The Old City III]),  1917, EGON SCHIELE.  Là người được Klimt bảo trợ, Schiele qua đời trong lúc còn trẻ nhưng đã để lại một lượng tác phẩm lớn tạo hiệu ứng mạnh mẽ, đặc trưng bởi những bức chân dung và những cảnh quan khô héo, bán kỳ dị được vẽ từ điểm nhìn vặn ngang, với bức tranh trên đây là một ví dụ điển hình. Tác phẩm mang đầy tâm trạng của ông đánh dấu sự chuyển tiếp từ trường phái Ly khai sang trường phái Biểu hiện Đức. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Thị trấn giữa cây xanh (Thành phố cổ III) (Town among Greenery [The Old City III]), 1917, EGON SCHIELE. Là người được Klimt bảo trợ, Schiele qua đời trong lúc còn trẻ nhưng đã để lại một lượng tác phẩm lớn tạo hiệu ứng mạnh mẽ, đặc trưng bởi những bức chân dung và những cảnh quan khô héo, bán kỳ dị được vẽ từ điểm nhìn vặn ngang, với bức tranh trên đây là một ví dụ điển hình. Tác phẩm mang đầy tâm trạng của ông đánh dấu sự chuyển tiếp từ trường phái Ly khai sang trường phái Biểu hiện Đức. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Những kỹ thuật này xung đột sâu sắc với Viện Hàn lâm thành phố, những người chỉ ủng hộ các tác phẩm nghệ thuật, theo phong cách Cổ điển và Phục Hưng, càng tương đồng với thế giới tự nhiên, với các vật thể được tạo thành theo một tỉ lệ và phối cảnh nhất định càng tốt. Đối tượng của những người theo trường phái Ấn tượng cũng chệch hướng rõ rệt với những đề tài lịch sử và phúng dụ được ưa thích bởi Viện Hàn lâm; các tấm toan của họ thường in dấu những hình ảnh ngẫu nhiên đặc trưng của đời sống đương đại. Một sự thay đổi lớn khác nữa là họ đã tự tổ chức các cuộc triển lãm của riêng mình, tách khỏi sự chi phối của Triển lãm Salon của Viện Hàn lâm, đồng thời khuyến khích người khác trưng bày tác phẩm của họ một cách độc lập.

Con đường này đã tạo ra bởi Édouard Manet, một thành viên của nhóm có các tác phẩm hội họa được vẽ một cách không trau chuốt và đầy thách thức đã gây ra một sự xúc phạm lớn vào năm 1860. Nghệ thuật Nhật Bản là một nguồn ảnh hưởng khác đến trường phái này qua việc cung cấp các kỹ thuật bố cục thay thế cho truyền thống phương Tây.

Tác phẩm nổi bật của biên tập viên tạp chí Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Ảnh: Omega Plus cung cấp
Tác phẩm nổi bật của biên tập viên tạp chí Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Tương tự, thông qua phương tiện mới của kỹ thuật nhiếp ảnh, các vật thể đôi khi bị phân cắt ở mép toan vẽ như thể được tạo thành qua thấu kính. Và nhà điêu khắc Auguste Rodin là người tiên phong vận dụng sự tức thì [của khoảnh khắc] đó trong tác phẩm ba chiều của mình và đã được tôn vinh ở trên khắp thế giới.

Các biến thể của trường phái Ấn tượng lan truyền đến Mỹ, trong các bức tranh của Mary Cassatt và Winslow Homer, và đến Anh, trong các tác phẩm của Walter Sickert và nghệ sĩ Mỹ lưu trú James Abbott McNeill Whistler.

Tuy nhiên, vào đầu những năm 1880, các nghệ sĩ gốc Pháp đã làm việc độc lập với nhau và đa dạng hóa các kỹ thuật của họ, từ đó dẫn đến các phong trào tiếp theo hoặc phản ứng chống lại hoặc đẩy trường phái Ấn tượng đi xa hơn.

Xin giới thiệu một số tác phẩm điển hình của nghệ thuật hiện đại.

Huy Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Chuyện của những bức tường nghệ thuật được làm từ rác thải

Thanh Nga - Minh Hòa |

"Mảnh vỡ phế liệu từ chai lọ, bát đĩa hay là rác thải bỏ đi bằng gốm sứ, đó là các nguyên liệu chính để chúng tôi làm nên các bức tường nghệ thuật này", bà Nguyễn Thị Hiên, thành viên dự án chia sẻ.

Hà Nội: Mảnh vỡ chai lọ, phế thải sinh hoạt hoá thành tác phẩm nghệ thuật

Trần Kiều |

Tận dụng những mảnh vỡ của chai lọ, gạch, bát đĩa... người dân sinh sống tại làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã làm nên những con đường nghệ thuật đa sắc màu.

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc gốc tre kiếm tiền triệu ở Quảng Nam

Thanh Chung |

Từ những gốc tre khô sần sùi, anh Huỳnh Phương Đỏ ở TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam đã điêu khắc thành nhiều sản phẩm độc đáo, sống động thu hút nhiều du khách.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ quả dừa bày trên mâm ngũ quả ngày Tết

NGUYÊN ANH |

Những hình, chữ được vẽ trang trí trên quả dừa chưng tết đã làm cho quả dừa trở nên sinh động, truyền tải nhiều lời chúc hay, ý nghĩa đến gia chủ ngày Tết.

Nghệ thuật cắm hoa Tết của nữ nghệ nhân theo phong cách Ikebana

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ những chất liệu truyền thống của người Việt như cành mai, hoa đào, hoa thủy tiên... nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1979, Hà Nội) đã biến tấu thành những bình hoa hoa độc đáo mang phong cách hoa Đạo - Ikebana, thu hút sự quan tâm của nhiều chị em trong những ngày cận Tết cổ truyền của dân tộc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chuyện của những bức tường nghệ thuật được làm từ rác thải

Thanh Nga - Minh Hòa |

"Mảnh vỡ phế liệu từ chai lọ, bát đĩa hay là rác thải bỏ đi bằng gốm sứ, đó là các nguyên liệu chính để chúng tôi làm nên các bức tường nghệ thuật này", bà Nguyễn Thị Hiên, thành viên dự án chia sẻ.

Hà Nội: Mảnh vỡ chai lọ, phế thải sinh hoạt hoá thành tác phẩm nghệ thuật

Trần Kiều |

Tận dụng những mảnh vỡ của chai lọ, gạch, bát đĩa... người dân sinh sống tại làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã làm nên những con đường nghệ thuật đa sắc màu.

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc gốc tre kiếm tiền triệu ở Quảng Nam

Thanh Chung |

Từ những gốc tre khô sần sùi, anh Huỳnh Phương Đỏ ở TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam đã điêu khắc thành nhiều sản phẩm độc đáo, sống động thu hút nhiều du khách.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ quả dừa bày trên mâm ngũ quả ngày Tết

NGUYÊN ANH |

Những hình, chữ được vẽ trang trí trên quả dừa chưng tết đã làm cho quả dừa trở nên sinh động, truyền tải nhiều lời chúc hay, ý nghĩa đến gia chủ ngày Tết.

Nghệ thuật cắm hoa Tết của nữ nghệ nhân theo phong cách Ikebana

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ những chất liệu truyền thống của người Việt như cành mai, hoa đào, hoa thủy tiên... nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1979, Hà Nội) đã biến tấu thành những bình hoa hoa độc đáo mang phong cách hoa Đạo - Ikebana, thu hút sự quan tâm của nhiều chị em trong những ngày cận Tết cổ truyền của dân tộc.