Huế tím và Huế xanh

Hoàng Văn Minh |

Huế đã có một màu tím – “vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được”. Và giờ Huế còn có thêm một mảng màu mới là Huế xanh đến từ công cuộc dọn rác trồng hoa trường kỳ giờ đã thành thương hiệu, cũng không nơi nào có được.

Huế tím

Có nhiều sắc tím trong bảng màu của nhân loại, nhưng một gam màu gọi là “tím Huế” thì không lẫn được với ai. Nó không phải là màu hoa lục bình trong Nam hay tím hoa cà ngoài Bắc, cũng không giống màu tím đậm của nước quả mồng tơi như nhiều người lầm tưởng.

Tím Huế không ngả qua đen, không tía qua đỏ mà chỉ đủ đậm như màu mực học trò trên giấy trắng. Và nó mang đến cho người ngắm bao nỗi niềm sâu kín cùng những tâm sự ngổn ngang, ngơ ngẩn… Nhất là khi “tím Huế” theo hoàng hôn phủ xuống hoàng thành rêu cũ hay trên dòng Hương man mác…

Hoa bốn mùa trên sông An Cựu 3 (Lợi Nông). Ảnh: JUNE TRỊNH
Hoa bốn mùa trên sông An Cựu 3 (Lợi Nông). Ảnh: JUNE TRỊNH

Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí - cựu sinh viên khóa cuối của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương  - là người tìm ra bảng màu ngũ sắc của Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện, ở đình chùa miếu vũ...

Ông từng nói: “Đối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím… Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục… Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng…”.

Có lúc, từ những vị khách ở phương xa đến, với con mắt tinh đời và con tim nhạy cảm, bằng sự so sánh văn hoá, họ cảm nhận được ngay những nét lạ trong yếu tính của Huế. Ví như, một người Pháp sống ở Huế thời thực dân đã đưa ra một nhận định thú vị: “Huế là nơi cái chết mỉm cười, vui tươi thổn thức” (Le deil sourit, la joie soupire). Ý tưởng ngộ nghĩnh này nhằm diễn đạt lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn không hề gợi lên cảnh tang tóc, mà đó là nơi chốn dạo chơi thanh thản của người đời. Trái lại, thú vui chơi độc đáo của người Huế - thưởng thức ca Huế trên sông Hương - lại luôn luôn vang vọng những điệu buồn thổn thức, da diết.

Hoa mùa xuân bên bờ sông Hương. Ảnh: JUNE TRỊNH
Hoa mùa xuân bên bờ sông Hương. Ảnh: JUNE TRỊNH

Hay từ cuối thế kỷ XVII (1695), Thích Đại Sán - một nhà sư Trung Hoa đến Huế theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu - khi vừa đến mảnh đất này đã đưa ra nhận định khá kỳ lạ “Nước Đại Việt (mà ông chỉ biết qua Huế) phong thổ khí hậu, đại ước khí âm thịnh, khí dương suy. Nghiệm chứng... con trai thông minh không bằng con gái”.

Và Huế xanh

Là khi Huế bắt đầu nhưng thật ra là tiếp nối truyền thống bằng cuộc vận động và ý tưởng xây dựng "Thành phố bốn mùa hoa" với mong ước hoa sẽ được trồng trên khắp đường phố, công viên, công sở, trường học, bệnh viện, công ty, nhà máy, lăng tẩm, chùa chiền, nhà dân... Mỗi phường xây dựng ít nhất một vườn hoa hoặc đường hoa. Và toàn bộ cầu qua sông ở thành phố được trang trí hoa. Sông Hương sẽ thành sông hoa với các mô hình bến hoa, thuyền hoa, cầu hoa, bờ hoa, đảo hoa... Phố có phố hoa, ngõ hoa, quê có làng hoa, xóm hoa...

Huế xây dựng chốn “phồn hoa” nhưng không phải “phồn hoa đô hội”, mà như ông Phan Thiên Định – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế - mới đây viết trên trang cá nhân của mình: “Mỗi sáng ở Châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói. Còn mỗi sáng ở Huế, bạn nên dậy thật sớm, đi thật nhẹ, hít thở thật chậm, thật sâu để lĩnh hội cho mình một sinh khí dịu dàng đến độ từ bi...”.

Sen trong lăng vua Thiệu Trị. Ảnh: JUNE TRỊNH
Sen trong lăng vua Thiệu Trị. Ảnh: JUNE TRỊNH

Huế hiện nay là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với hơn 64.000 cây xanh đường phố với hàng trăm chủng loại, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1. Huế cũng là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với hơn 750ha trong tổng số 7.100ha diện tích đất công cộng, đạt 18,5m2/người (chưa tính cây xanh trong vườn nhà dân, đất vườn ươm, cây công sở, cây xanh trong hệ thống di tích, rừng cảnh quan). Huế cũng đã được Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) công nhận là “Thành phố xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam vào năm 2016 trong một cuộc thi.

125 thành phố của 21 quốc gia trên thế giới dự thi với rất nhiều tiêu chí khắt khe. Trong cuộc thi này, Huế cam kết đến 2020 sẽ giảm 20% mức phát thải khí gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính so với mức phát thải của năm 2011. Theo đó, 7 kế hoạch hành động cụ thể sẽ được triển khai, trong đó chú trọng vào xanh hoá đô thị, phát triển du lịch xanh, xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Cây rợp bóng mát trên đường Bạch Đằng. Ảnh: JUNE TRỊNH
Cây rợp bóng mát trên đường Bạch Đằng. Ảnh: JUNE TRỊNH

Những cam kết và kế hoạch đó gần đây còn được cụ thể hiệu quả bằng những hoạt động mang tên “Chủ nhật xanh”, “Huế - thành phố 4 mùa hoa”, “Huế - thành phố xanh, sạch, sáng”… nhằm hướng đến xây dựng một hệ sinh thái rừng trong phố nhằm tạo sự khác biệt. Nói như ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế - trong một bức thư gửi người dân mới đây: "Có thể một thời gian nữa, nền kinh tế của tỉnh nhà mới theo kịp các địa phương bạn. Nhưng điều mà chúng ta có thể tự hào và sánh vai với bất cứ đô thị nào về những giá trị văn hóa, lịch sử, con người và SẠCH, tại sao không?".

Và ông Phan Ngọc Thọ còn có một giấc mơ lớn hơn: “Một đô thị phát triển với nhà cao tầng có thể là một điểm nhấn trong thời đại này và nó như là một thước đo cho sự văn minh, hiện đại của một địa phương. Nhưng, một đô thị xanh, sạch sẽ là một sự khác biệt, sự đặc biệt trong chuỗi hành trình phát triển. Nếu lựa chọn sự khác biệt, nếu biết thích ứng với môi trường, Huế sẽ để lại được di sản tốt cho mai sau: Di sản xanh”.

Nhưng ước mơ về những khu rừng trong phố, một di sản xanh cho hậu thế không chỉ có mỗi dọn rác và trồng hoa như Huế đã và đang tiếp tục. Sự khác biệt và độc đáo sẽ tăng lên nếu Huế khôi phục lại những tuyến đường, “vùng trời” và loài cây đã hợp thổ nghi trong quá khứ đã đi vào thơ ca như mù u, ngô đồng, liễu rủ… Và “di sản xanh” cho Huế thì phải là chuyện truyền đời chứ không chỉ là quyết tâm của một vài người trong một nhiệm kỳ lãnh đạo…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Festival Huế 2020 hút khách bởi độc lạ

Hải Minh |

Sau 10 kỳ tổ chức thành công, Festival Huế 2020 tiếp tục mang lại những trải nghiệm mới lạ và độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

Pháp lam Huế hồi sinh

Ghi chép của thái hoàng |

Nhắc tới pháp lam Huế, giới nghiên cứu ngày nay đều thống nhất cho rằng đây là một di sản có giá trị đặc biệt không hề thua kém bất kì di sản nào mà triều Nguyễn (1802-1945) để lại cho Huế như lăng tẩm, đền đài, thành quách, miếu mạo, thơ văn, nhạc họa...

Đưa ca Huế vào trường học: Thế hệ trẻ cần trân trọng di sản

PHÚC ĐẠT |

Việc đưa ca Huế vào trường học là một việc làm hết sức có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Đây chính là hướng đi phù hợp nhất để đưa ca Huế đến với thế hệ trẻ của vùng đất cố đô - cái nôi sinh ra ca Huế, giúp thế hệ trẻ hiểu biết hơn về di sản này, từ đó nuôi dưỡng, phát triển lòng tự hào về các di sản truyền thống và tình yêu quê hương đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Festival Huế 2020 hút khách bởi độc lạ

Hải Minh |

Sau 10 kỳ tổ chức thành công, Festival Huế 2020 tiếp tục mang lại những trải nghiệm mới lạ và độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

Pháp lam Huế hồi sinh

Ghi chép của thái hoàng |

Nhắc tới pháp lam Huế, giới nghiên cứu ngày nay đều thống nhất cho rằng đây là một di sản có giá trị đặc biệt không hề thua kém bất kì di sản nào mà triều Nguyễn (1802-1945) để lại cho Huế như lăng tẩm, đền đài, thành quách, miếu mạo, thơ văn, nhạc họa...

Đưa ca Huế vào trường học: Thế hệ trẻ cần trân trọng di sản

PHÚC ĐẠT |

Việc đưa ca Huế vào trường học là một việc làm hết sức có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Đây chính là hướng đi phù hợp nhất để đưa ca Huế đến với thế hệ trẻ của vùng đất cố đô - cái nôi sinh ra ca Huế, giúp thế hệ trẻ hiểu biết hơn về di sản này, từ đó nuôi dưỡng, phát triển lòng tự hào về các di sản truyền thống và tình yêu quê hương đất nước.