Hội xuân Cúc Phương tái hiện nghi thức dựng cây nêu của người Mường

Vũ Long |

Lần đầu tiên Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ tái hiện nghi thức dựng cây nêu truyền thống của cộng đồng người Mường bản địa tại hội xuân 2021.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu truyền thống

Sáng 4.2.2021 (23 tháng Chạp), trong khuôn khổ ngày “Nhóm Xuân” thuộc chuỗi hoạt động “Hội xuân Cúc Phương – Thêm xanh cho cánh rừng già”, lần đầu tiên Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ tái hiện nghi thức dựng cây nêu truyền thống của cộng đồng người Mường bản địa.

Tại công trường đang hối hả thi công các hạng mục của chuỗi hoạt động, khoảng không gian chính giữa phía trước sân khấu có một chiếc cọc định vị. Đây chính là nơi trang trọng nhất dành để thực hiện nghi thức thiêng.

Trước đó, êkíp thực hiện sự kiện đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, phỏng vấn tại cộng đồng một cách nghiêm túc nhằm tôn trọng tối đa những nguyên tắc, cách thức chuẩn bị và thực hành di sản theo tập quán của bà con. Ban tổ chức Hội xuân đã chọn ông Đinh Xuân Minh (người Mường ở thôn Sấm 3, xã Cúc Phương) thực hiện nghi lễ quan trọng này.

Theo chia sẻ của ông Minh, ngoài việc phải xanh tốt, cành lá tự nhiên, thân cao cao và không bị “dị tật” suốt từ gốc lên ngọn thì cây nêu của người Mường ở khu vực Cúc Phương có những đặc điểm riêng.

Khẩn trương hoàn tất khâu hậu cần cho hội xuân. Ảnh: Hương Quỳnh
Khẩn trương hoàn tất khâu hậu cần cho hội xuân. Ảnh: Hương Quỳnh

“Ngọn nêu phải để lùm lá tự nhiên và dứt khoát không được trang trí bất cứ thứ gì trên đó. Phía dưới lùm nêu, chỉ được gắn một lá cờ nhỏ. Đặc biệt, dù cây nêu cao đến mấy thì cũng không được gia cố thêm gì (như cọc phụ cột vào gốc) khi dựng và chôn gốc nêu. Sau nghi thức cúng theo tập quán, thầy cúng là người chỉ đạo việc dựng nêu. Giúp dựng nêu là các chàng trai Mường, gia đình không có bụi; nếu có vợ rồi thì phải có đầy đủ vợ chồng con cái” - ông Minh cho biết.

Phó trưởng Ban tổ chức Hội xuân - ông Vũ Văn Dũng (Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương) phấn khởi cho biết, dù là lần đầu tiên tổ chức một chuỗi sự kiện nhưng Cúc Phương quyết tâm thực hiện tốt nhất, để mang tới cho khách du xuân những trải nghiệm khó quên.

“Riêng về nghi thức thiêng – dựng cây nêu – chúng tôi tôn trọng tối đa cộng đồng từ cách thức chọn cây, chuẩn bị cây, đồ lễ và cả thời gian thực hiện. Chắc chắn tham gia chứng kiến nghi thức, du khách sẽ có một trải nghiệm khó quên” - ông Lập chia sẻ.

Chúng tôi ngó mãi xung quanh để tìm và chụp vài bức ảnh về cây nêu nhưng không thấy. “Chúng em đã tìm, chọn được cây làm cây nêu rồi, đúng như yêu cầu. Nhưng theo quy định, chỉ đến sát ngày Hội mới được chặt mang về. Thời gian cách thức chặt cây, đào hố chúng em còn phải làm theo lời dặn của thầy Minh. Thầy còn dặn, khi mang về, phải dựng đứng chứ không được để nằm và dựng hướng mặt trời mọc" - Bùi Văn Luân - một chàng trai Mường đang khéo léo đan những phê lá bên mê cung “Cúc Phương Kỳ Thú” cho biết .

Lưu giữ một phong tục đẹp

Cây nêu - một biểu tượng thiêng gắn với ngày Tết trong tâm thức của các sắc tộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường. Gắn với nó, mỗi cộng đồng lại có quan niệm và cách thức thực hành khác nhau.

Chuẩn bị đu tiên và cột ném còn cho hội xuân. Ảnh: Hương Quỳnh
Chuẩn bị đu tiên và cột ném còn cho hội xuân. Ảnh: Hương Quỳnh

Với sự bài bản như thế, trong lần đầu tái hiện này, Vườn quốc gia Cúc Phương đã thể hiện sự nghiêm túc, khoa học trong chuẩn bị và tổ chức. Đó thực sự là những ứng xử văn hóa sâu sắc, tôn vinh một thành tố quan trọng làm nên giá trị của cánh rừng nguyên sinh này.

Cộng đồng người Mường ở khu vực Cúc Phương và các di sản văn hóa của họ đã và đang thực sự được tôn trọng, đúng như lời ông Đinh Văn Bợ (thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương) chia sẻ với chúng tôi bên bìa rừng: “Bà con chúng tôi vui mừng lắm. Mọi người đang háo hức đến ngày Vườn quốc gia mở hộ để vui xuân”.

Trong hơi xuân sớm bảng lảng giữa đại ngàn Cúc Phương, hãy tham dự và chứng kiến một nghi thức thiêng như thế, cùng với cộng đồng người Mường bản địa. "Hội xuân Thêm xanh cho cánh rừng già sẽ kéo dài tới hết rằm tháng giêng (26.2.2021) với nhiều sự kiện ấn tượng và mang thông điệp giáo dục môi trường sâu sắc.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Các lễ hội Xuân 2021 sẵn sàng dừng lại khi dịch COVID-19 bùng phát

Hải Ngọc |

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát bất ngờ khiến nhiều địa phương phải thay đổi kế hoạch tổ chức lễ hội Xuân 2021.

Lễ hội Xuân Yên Tử 2020

Nguyễn Hùng |

Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2020 sẽ được tổ chức vào 8 giờ ngày mùng 10 tháng Giêng năm Canh Tý (tức ngày 3.2.2020), tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - ông Lê Tiến Dũng - Trưởng ban Quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cho biết.

Khai hội Xuân chùa Keo - Thái Bình 2020

Khánh Linh |

Hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham dự lễ khai mạc lễ hội xuân chùa Keo 2020 tại quần thể di tích chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Các lễ hội Xuân 2021 sẵn sàng dừng lại khi dịch COVID-19 bùng phát

Hải Ngọc |

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát bất ngờ khiến nhiều địa phương phải thay đổi kế hoạch tổ chức lễ hội Xuân 2021.

Lễ hội Xuân Yên Tử 2020

Nguyễn Hùng |

Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2020 sẽ được tổ chức vào 8 giờ ngày mùng 10 tháng Giêng năm Canh Tý (tức ngày 3.2.2020), tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - ông Lê Tiến Dũng - Trưởng ban Quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cho biết.

Khai hội Xuân chùa Keo - Thái Bình 2020

Khánh Linh |

Hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham dự lễ khai mạc lễ hội xuân chùa Keo 2020 tại quần thể di tích chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).