Hoạt động tín ngưỡng đang trở thành thị trường?

Đào Bích |

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, việc tùy tiện quy định giá cả hay ồ ạt dâng sao giải hạn đều là biến tướng của tín ngưỡng. Những hoạt động này đang biến tôn giáo trở thành thị trường, trong đó “sới lễ” trở thành một “món hàng” được “mua – bán”.

Câu chuyện Chùa Phúc Khánh, Hà Nội từ chối làm lễ dâng sao giải hạn cho một người dân chỉ vì họ thiếu 50 nghìn đồng đang làm nóng dư luận.

Nhiều câu hỏi đặt ra, việc một cơ sở thờ tự như Chùa Phúc Khánh tự đưa ra mức tiền về lễ dâng sao giải hạn đã đúng với quy định của pháp luật? Cửa chùa là nơi cầu an, việc dâng sao giải hạn được “làm giá” đã vô tình biến chốn linh thiêng thành nơi “mua bán” tầm thường?

Về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - cho rằng, Phật giáo có triết lý “Phật tại tâm”. Không có quy định cụ thể nào về việc đi lễ bao nhiêu tiền mà tùy từng người, từng hoàn cảnh điều kiện của họ.

“Chuyện Chùa Phúc Khánh có quy định như thế có thể không vi phạm quy định của pháp luật nhưng về tinh thần Phật giáo là không nên, không đúng tinh thần Phật giáo. Mọi sinh hoạt tín ngưỡng đều phải duy trì đúng tinh thần”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

 
Mới đây, một người dân đã bị từ chối giải hạn vì thiếu 50.000 đồng. Ảnh: Tuấn Trần

Thực tế, việc chùa Phúc Khánh và nhiều cơ sở thờ tự khác ở Hà Nội hay nhiều địa phương khác trên cả nước quy định các mức giá về dâng sao giải hạn đã tồn tại nhiều năm nay. Đã có những phản ánh bức xúc từ người dân, tuy nhiên gần như chưa có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Đây có phải là thực trạng buông lỏng quản lý?

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, lâu nay, cơ quan quản lý vẫn có những quy định. Tuy nhiên, quy định chung đó lại chưa phù hợp với từng cơ sở thờ tự, vì thế giải pháp hiện tại là họ để cho các cơ sở thờ tự tự đưa ra quy định riêng.

“Tuy nhiên, kể cả những quy định của pháp luật đôi khi cũng không rõ ràng, dẫn đến câu chuyện là một số cơ sở thờ tự phải tự đặt ra quy định riêng. Họ phải tự đặt ra chế tài xử lý và cơ quan quản lý rất khó để xác định xem chế tài đó có trái với quy định của pháp luật hay không”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.

Theo ông, dâng sao giải hạn là nhu cầu rất lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ở nhiều cửa chùa, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh dâng sao giải hạn. Thế nhưng, thực tế, đây không phải là hoạt động tín ngưỡng của Phật giáo. Đạo phật chỉ có lễ cầu an.

Vì thế, hiện tượng dâng sao giải hạn đang bị đẩy đi quá xa, biến tướng sang mê tín dị đoan gây bức xúc xã hội. Một số người nhân danh tín ngưỡng để kiếm tiền, trục lợi.

Thực trạng này khá phổ biến hiện nay. Vì thế, xã hội cần có sự chung tay của nhiều lực lượng, từ cơ quan quản lý đến báo chí truyền thông, người dân phải cùng nâng cao ý thức để đẩy lùi những biến tướng lễ hội.

 
Cảnh chen chúc trước cổng chùa Phúc Khánh, Hà Nội vào những ngày dâng sao giải hạn đầu năm.

Cần trả lại đúng bản chất tinh thần phật giáo, nghĩa là dâng sao giải hạn chỉ để cầu bình an, có thêm niềm tin vào cuộc sống. Không có thánh thần hay thế lực siêu nhiên nào có thể giúp người ta mà tất cả đều phải do con người tạo ra.

Ra giá dâng sao giải hạn hay “làm tiền” dưới bất kỳ một hình thức nào trước cửa chùa đều là những biến tướng nguy hiểm, biến tôn giáo trở thành một thị trường, trong đó mọi nghi lễ đều được quy ra tiền.

Tất cả những điều này đều mâu thuẫn và đi ngược với tinh thần của bất cứ một tôn giáo nào chứ không chỉ riêng Phật giáo.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ngày 16.2, (tức 12 tháng Giêng), Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức Lễ hội Xuân Tam Chúc năm 2019. Phó Thủ tướng  Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tới dự và đánh trống khai hội.

Hơn 123 tỉ đồng phục hồi và tôn tạo cung điện vua Bảo Đại từng ở

PHÚC ĐẠT |

Sáng 16.2, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ khởi công dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”, đến dự có Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện.

Lễ hội biến tướng, giành giật cướp lộc: Sự dung tục ý niệm dân gian

Linh Chi |

Những năm trở lại đây, những hình ảnh hàng nghìn người chen lấn, giẫm đạp nhau để "cướp lộc" đã trở nên quen thuộc tại các lễ hội đầu xuân năm mới. Đây là một hiện tượng đáng buồn, theo T.S Nguyễn Viết Chức - chuyên gia văn hoá, đây là hiện tượng dung tục lễ hội, dung tục ý niệm dân gian.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ngày 16.2, (tức 12 tháng Giêng), Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức Lễ hội Xuân Tam Chúc năm 2019. Phó Thủ tướng  Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tới dự và đánh trống khai hội.

Hơn 123 tỉ đồng phục hồi và tôn tạo cung điện vua Bảo Đại từng ở

PHÚC ĐẠT |

Sáng 16.2, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ khởi công dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”, đến dự có Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện.

Lễ hội biến tướng, giành giật cướp lộc: Sự dung tục ý niệm dân gian

Linh Chi |

Những năm trở lại đây, những hình ảnh hàng nghìn người chen lấn, giẫm đạp nhau để "cướp lộc" đã trở nên quen thuộc tại các lễ hội đầu xuân năm mới. Đây là một hiện tượng đáng buồn, theo T.S Nguyễn Viết Chức - chuyên gia văn hoá, đây là hiện tượng dung tục lễ hội, dung tục ý niệm dân gian.