Họa sĩ mua tranh sao chép rồi vô tư ký tên lên tranh có vi phạm bản quyền?

ĐÔNG DU |

Họa sĩ Phạm Hồng Minh cho rằng anh mua bức tranh sao chép của họa sĩ Lê Thế Anh và được quyền ký tên, viết, vẽ... lên tác phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này đã vi phạm quyền nhân thân.

Giới hội họa Việt Nam đang xôn xao chuyện họa sĩ Lê Thế Anh tố cáo họa sĩ Phạm Hồng Minh sao chép tranh của mình.

Cụ thể, họa sĩ Thế Anh nói vài ngày trước, anh được học trò thông báo Phạm Hồng Minh có bức tranh chép tác phẩm "Lì xì nhé" do anh sáng tác. Sau đó, họa sĩ phát hiện thêm bức "Cô gái Dao đỏ" của anh cũng bị tương tự.

Tuy nhiên, theo họa sĩ Thế Anh việc tranh của anh bị sao chép không đáng nói bằng việc họa sĩ Hồng Minh đã tự ký tên mình vào bức tranh.

Lê Thế Anh nói thêm từ trước đến nay, anh chưa gặp trường hợp nào mua tranh và ký tên lên đó cả. Họa sĩ Thế Anh khẳng định việc họa sĩ Hồng Minh mua tranh sao chép không quan trọng, nhưng khi đã ký tên lên bức tranh sẽ gây hiểu lầm rằng anh là tác giả. Trong khi đó, tác phẩm "Lì xì nhé" đã được anh đăng ký bản quyền, tổ chức triển lãm và bán cho nhà sưu tập.

Phóng viên Lao Động đã liên hệ với họa sĩ Phạm Hồng Minh, anh khẳng định không sao chép tranh mà mua bức tranh tại Hà Nội và sau đó đã ký tên.

Theo lý giải của Hồng Minh, nam họa sĩ cho rằng vì tranh anh đã mua nên nó thuộc quyền sở hữu của anh. Vậy nên, anh có quyền viết, vẽ hay ký tên lên...

Sau đó, phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi về việc "ký tên sẽ vi phạm quyền nhân thân" của tác phẩm, nam họa sĩ nói thêm anh không muốn phân trần thêm vì ở thời điểm nhạy cảm hiện tại thì dù có nhận lỗi hay đính chính phản bác thì cũng vô nghĩa. Nam họa sĩ khẳng định nếu bản thân vi phạm pháp luật thì có pháp luật chế tài.

Nam họa sĩ Hồng Minh nói thêm sẽ liên hệ và gặp họa sĩ Thế Anh để giải quyết sự việc này.

Sự việc này khiến giới làm tranh xôn xao. Nhiều chuyên gia cho rằng họ không đồng tình với cách giải thích của Phạm Hồng Minh. Bởi việc ký tên lên bức tranh không phải tác phẩm mình tạo ra là sai trái.

Trong khi đó, trao đổi với báo Lao Động về ồn ào này, một nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật có tiếng ở TPHCM đưa ra phân tích: "Họa sĩ Phạm Hồng Minh khi mua một bức tranh, anh ta đều có quyền xoá, đốt nó vì nó là tài sản thuộc quyền sở hữu của anh ta. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây họa sĩ Minh không có quyền nhân thân của bức tranh, mà chữ ký là nhân thân.

Như ca dao là ví dụ, bạn có thể dùng vô tư nhưng nếu ký tên lên ca dao là sai phạm. Chẳng hạn, bạn lấy tập ca dao ký tên mình lên và cho đây là sản phẩm mình tạo ra vì ca dao dùng chung, không có tác giả thì đang sai phạm.

Còn xét trong trường hợp họa sĩ Lê Thế Anh, anh là cha đẻ của bức tranh. Tuy nhiên, có một người sao chép bức tranh đó và bán lại mà không có sự đồng ý của tác giả cũng là sai phạm, nhưng họ không ký tên lên tranh thì gọi là "tranh sao chép" chứ không phải "tranh giả". Nếu tranh giả thì phải ký tên của Lê Thế Anh vào để giả mạo.

Còn riêng Phạm Hồng Minh, anh ta mua bức tranh sao chép và ký tên của mình thì gọi là tranh nhái. Đó là 3 khái niệm khác nhau: Tranh sao chép, tranh giả và tranh nhái.

Xét riêng trường hợp Phạm Hồng Minh, anh ta đã mua bức tranh sao chép của tranh Lê Thế Anh sau đó lại ký tên mình lên vì một mục đích thương mại hay quảng bá, PR thương hiệu cá nhân thì điều đó vi phạm quyền nhân thân rất rõ ràng.

Hơn nữa, Phạm Hồng Minh còn vi phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Tôi lấy ví dụ như bạn lên mạng và tải một album của một ca sĩ và thiết kế lại bìa để bán, điều này vi phạm rất rõ ràng.

Có thể bạn nói, họa sĩ Phạm Hồng Minh dù nói không biết tác giả trước đó là ai, chỉ mua về nhưng lại ký tên của bạn thì đã sai phạm. Bởi tôi thấy chữ ký đó không khác gì chữ ký bạn đã dùng trong các tác phẩm của mình được triển lãm trước đó.

Tôi thấy họa sĩ Phạm Hồng Minh rất ý thức về danh tiếng và quyền lợi, bởi bạn từng xác lập kỷ lục, từng biểu diễn vẽ tranh, triển lãm tranh. Tuy nhiên, cách bạn trả lời như vậy là sai hoàn toàn".

ĐÔNG DU
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm nghệ thuật điêu khắc lấy chủ đề lao động của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Trang Ngọc |

Cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc, hội họa với chủ đề “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội ngày 18.11 tới.

"Tôi chỉ là chàng họa sĩ đi ngang cánh đồng bất tận của đồ họa"

Việt Văn (thực hiện) |

Họa sĩ trẻ Minh “Phố” là một người trẻ năng động, luôn đầy ắp những dự định, kế hoạch cá nhân cho sáng tác hội họa của mình. Sau 10 năm, kể từ năm 2012 khi Minh cho ra mắt những bức tranh vẽ phố đầu tiên của mình đến nay anh mới quyết định làm triển lãm cá nhân lần thứ hai. 10 năm là một quãng thời gian đủ cho những trải nghiệm, những trăn trở, tìm tòi, phá cách và cả những lúc tự phủ định để làm mới bản thân. 17h chiều 10.12.2022 tại Trung tâm triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội), khai mạc triển lãm cá nhân lần thứ hai - một chân dung Minh “Phố” bởi dù vẽ cái gì thì cuối cùng họa sĩ cũng thông qua đó để vẽ lên gương mặt đích thực của mình.

Vì sao tranh của họa sĩ Việt ngày một có giá trị trên thị trường quốc tế?

ĐÔNG DU |

Việc loạt tranh của Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá khủng khiến nhiều người đặt ra  câu hỏi: "Liệu tranh Việt có đang thăng hạng trên thị trường quốc tế?".

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Triển lãm nghệ thuật điêu khắc lấy chủ đề lao động của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Trang Ngọc |

Cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc, hội họa với chủ đề “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội ngày 18.11 tới.

"Tôi chỉ là chàng họa sĩ đi ngang cánh đồng bất tận của đồ họa"

Việt Văn (thực hiện) |

Họa sĩ trẻ Minh “Phố” là một người trẻ năng động, luôn đầy ắp những dự định, kế hoạch cá nhân cho sáng tác hội họa của mình. Sau 10 năm, kể từ năm 2012 khi Minh cho ra mắt những bức tranh vẽ phố đầu tiên của mình đến nay anh mới quyết định làm triển lãm cá nhân lần thứ hai. 10 năm là một quãng thời gian đủ cho những trải nghiệm, những trăn trở, tìm tòi, phá cách và cả những lúc tự phủ định để làm mới bản thân. 17h chiều 10.12.2022 tại Trung tâm triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội), khai mạc triển lãm cá nhân lần thứ hai - một chân dung Minh “Phố” bởi dù vẽ cái gì thì cuối cùng họa sĩ cũng thông qua đó để vẽ lên gương mặt đích thực của mình.

Vì sao tranh của họa sĩ Việt ngày một có giá trị trên thị trường quốc tế?

ĐÔNG DU |

Việc loạt tranh của Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá khủng khiến nhiều người đặt ra  câu hỏi: "Liệu tranh Việt có đang thăng hạng trên thị trường quốc tế?".