Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Ngày 9.11.2020, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn đã tổ chức khánh thành Bảo tàng Hoa Cương do tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh được cấp phép hoạt động, và là một trong những bảo tàng có quy mô lớn nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Nặng lòng với truyền thống văn hóa dân tộc

Hoa Cương, theo sự cắt nghĩa của Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, là trăm hoa vẫn đua nở bất chấp đông lạnh, giá rét. Bảo tàng Hoa Cương là tâm huyết cả cuộc đời của Tiến sĩ Cương và vợ là bà Trần Thị Nguyệt, khi dành trọn gần 50 năm đời người để đi tìm kiếm, sưu tầm những hiện vật của người Việt qua từng giai đoạn thăng trầm khác nhau của lịch sử.

Hiện nay, bảo tàng đang trưng bày hơn 4.000 hiện vật và 3.700 tài liệu, hình ảnh, bút tích về con người, thiên nhiên của người Việt. Trong đó, có nhiều hiện vật quý, hiếm, mà theo nhận định của các chuyên gia, thì có tiền tỉ chưa chắc đã tìm mua được.

Đơn cử, hiện vật mộc hóa thạch với niên đại hàng triệu năm được tìm thấy dưới chân núi Chư Sê - Gia Lai; rùa đá cổ có nguồn gốc ở khe Hao, núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) với niên đại hàng ngàn năm; hay bộ dụng cụ bằng đá thời tiền sử có niên đại trên 3.000 năm...

Các tài liệu, hiện vật này được sắp xếp theo 13 chủ đề, bao quát nhiều mặt đời sống, lịch sử dân tộc, phản ánh đa diện về đời sống, văn hóa truyền thống của người Việt. Các sản phẩm này gồm nông - ngư cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài, cho đến các hiện vật chống Pháp, chống Mỹ và cả hiện vật thời bao cấp

Bên cạnh đó còn có sách, tài liệu, hình ảnh, một số hiện vật như chum, ché, hũ, vại sành, cối đá... tất cả đều là đồ cổ, có niên đại hàng trăm năm tuổi. Cùng với đó, là hiện vật biển đảo Việt Nam, được sắp xếp tại một vị trí riêng biệt, với tên gọi “Bảo tàng Trường Sa - Hoàng Sa”.

Theo Tiến sĩ Cương, Bảo tàng là nơi tái sinh hồn quá khứ, phục sinh những giá trị truyền thống; lưu giữ, truyền trao những di sản, giá trị văn hoá cho muôn sau. Đồng thời là trường học truyền thống, thức tỉnh, giáo dục tình yêu cội nguồn, quá khứ cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Ẩn đằng sau mỗi hiện vật là những câu chuyện văn hoá lịch sử giàu giá trị, phong tục tập quán mang đậm tính nhân văn sâu sắc của người dân Việt Nam. Giá trị tinh thần ấy, là dòng chảy xuyên suốt mà người con Hà Tĩnh nặng lòng với văn hóa Việt cổ muốn lưu dấu, gửi gắm lại cho hôm nay và muôn đời sau.

Đó cũng chính là động lực thôi thúc ông dành trọn gần 50 năm để tìm kiếm, sưu tầm, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những hiện vật quý, ghi dấu từng vùng miền, từng thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc.

Cầm những món cổ vật, Tiến sĩ Cương cho biết, ý tưởng thành lập bảo tàng Hoa Cương có từ khi ông còn học phổ thông. Nhưng phải đến năm 2017, ông mới có điều kiện để xây dựng bảo tàng.

Trước đó, vào năm 2004, chính ông Cương đã chi hàng tỉ đồng để lập nên Nhà khuyến học Hoa Cương, với gần 2 vạn đầu sách. Nhà Khuyến học này là tiền thân của bảo tàng bây giờ.

Nhà khuyến học không đơn thuần là không gian văn hoá cho cả vùng quê, mà còn là không gian khơi gợi, làm dấy lên phong trào khuyến học, khuyến tài. Công trình này cũng được Bộ VHTTDL đánh giá là Thư viện tốt nhất, trong số 47 thư viện tư nhân của cả nước lúc bấy giờ.

Hoa Cương- bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh lưu giữ  những hiện vật quý hiếm về văn hóa dân tộc. Ảnh: Trần Tuấn
Hoa Cương- bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh lưu giữ những hiện vật quý hiếm về văn hóa dân tộc. Ảnh: Trần Tuấn

Tình cảm người con xa quê

Việc chọn Lộc Hà - quê hương của mình để xây dựng Bảo tàng Hoa Cương, như là một lời tri ân, dấu gạch nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.

Tiến sĩ Cương kể, làng ông tự ngày xưa là một vùng quê nghèo. Bản thân ông sinh ra trong gia đình nông dân có 9 người con, cuộc tồn sinh vắt qua xoáy lốc chiến tranh và bỏng rát thời bao cấp.

Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, cậu trai trẻ Nguyễn Quang Cương đã phải nỗ lực rất nhiều để tìm đến con chữ, thoát ly khỏi cuộc sống của người nông dân, bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Nhưng khi càng đi nhiều, càng đọc nhiều, cậu trai trẻ Nguyễn Quang Cương lại càng thêm thương quê hương cằn cỗi của mình. Do vậy, khi đã trưởng thành, hễ có dịp là lại tìm đủ mọi cách để giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Việc giúp đỡ này, đơn cử như lập nhà Khuyến học, hay đưa những cây dừa Bình Định chống chọi tốt với môi trường sát biển về phủ xanh làng, đến gửi những đồng tiền lương ít ỏi của người giáo viên ở thập niên 90 thế kỷ trước về giúp các nhà nghèo trong làng.

Ngoài ra, vị tiến sĩ văn học này còn được nhắc đến như là người đã đứng ra khôi phục văn hóa cho làng khi đã xây dựng lại 3 công trình tâm linh bị mai một là Chùa làng, Lăng mộ Thành hoàng và di tích Cách mạng đặc biệt thờ 2 nhà Cách mạng Trần Xu và Trần Hoặc (Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh và Xứ uỷ Trung kỳ giai đoạn 1930 - 1936).

“Cuộc tái sinh chùa, là một quá trình gian khó, có công sức của nhiều người. Cha tôi (ông Nguyễn Quang Bường - PV) là người khởi xướng, quá trình kêu gọi xây lại chùa đã hai lần bị quy tội mê tín, dị đoan” - Tiến sĩ Cương cho biết thêm.

Đặc biệt hơn cả, với cương vị là một người thầy, giảng viên Đại học, từ năm 2002, Tiến sĩ Cương đã đưa hàng trăm học sinh của xã Bình An và các xã lân cận trên địa bàn huyện Lộc Hà, và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, vào TP.Quy Nhơn trọ học, ôn thi đại học miễn phí. Nhờ đó, hàng trăm em học sinh vùng khó của Hà Tĩnh đã đỗ đạt, thành tài và quay về giúp đỡ quê hương, như lòng mong mỏi của Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương.

Chia sẻ về những việc làm của mình, Tiến sĩ Cương cho rằng, bản thân ông thường tự nghĩ, những bậc thiên tài, đại trí có thể giúp nhân loại, hay một quốc gia, dân tộc phát triển. Còn ông, một trí thức chân quê, nếu không giúp được nhiều cho đất nước, thì ít ra cũng giúp được chút gì đó cho quê hương mình.

Nhưng cái ông tự hào, không phải là giúp đỡ về tiền bạc vật chất mà “Đã kích hoạt, dấy lên được sự học, đạo học ở làng quê. Qua đó, góp phần quan trọng, phục sinh được những giá trị văn hoá làng, cao hơn là cho quê hương, đất nước”, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương chia sẻ.

Quỳnh Trang
TIN LIÊN QUAN

Đầu Xuân thăm bảo tàng mỹ thuật tư nhân độc đáo xứ Đoài

Minh Bằng |

Bảo tàng nghệ thuật của hoạ sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ ở thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, Hà Nội là một trong những bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ hàng trăm bức tranh, phù điêu quý hiếm của các hoạ sĩ thế hệ trước như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí…Đầu xuân Tân Sửu 2021, hãy cùng báo Lao Động đến thăm bảo tàng độc đáo này.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức "Vui Xuân Tân Sửu"

Thái An |

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức hoạt động "Vui Xuân Tân Sửu" khám phá những giá trị văn hóa thông qua nhiều hoạt động đặc sắc.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.

Ngắm 4000 hiện vật quý của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

Trần Quốc Tuấn |

Bảo tàng Hoa Cương - Một bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh đã chính thức khai trương, đưa vào hoạt động được hơn 2 tuần nay. Với hơn 4000 hiện vật trưng bày cùng 3.700 đầu sách, tài liệu, bút tích, hình ảnh quý hiếm đã trở thành điểm đến tham quan, chiêm ngưỡng của nhiều người, nhất là giới trẻ.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2020

Thuỳ Trang |

Ngày 23.11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2020 - sự kiện chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, với mục đích động viên, khuyến khích người dân tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cũng như tri ân những nghệ nhân đã hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trong năm qua.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Đầu Xuân thăm bảo tàng mỹ thuật tư nhân độc đáo xứ Đoài

Minh Bằng |

Bảo tàng nghệ thuật của hoạ sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ ở thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, Hà Nội là một trong những bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ hàng trăm bức tranh, phù điêu quý hiếm của các hoạ sĩ thế hệ trước như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí…Đầu xuân Tân Sửu 2021, hãy cùng báo Lao Động đến thăm bảo tàng độc đáo này.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức "Vui Xuân Tân Sửu"

Thái An |

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức hoạt động "Vui Xuân Tân Sửu" khám phá những giá trị văn hóa thông qua nhiều hoạt động đặc sắc.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.

Ngắm 4000 hiện vật quý của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

Trần Quốc Tuấn |

Bảo tàng Hoa Cương - Một bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh đã chính thức khai trương, đưa vào hoạt động được hơn 2 tuần nay. Với hơn 4000 hiện vật trưng bày cùng 3.700 đầu sách, tài liệu, bút tích, hình ảnh quý hiếm đã trở thành điểm đến tham quan, chiêm ngưỡng của nhiều người, nhất là giới trẻ.

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2020

Thuỳ Trang |

Ngày 23.11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2020 - sự kiện chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, với mục đích động viên, khuyến khích người dân tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cũng như tri ân những nghệ nhân đã hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trong năm qua.