Hà Nội như một bức khảm văn hóa

Lý Viết Trường |

Hà Nội - Theo UNESCO, đa dạng văn hoá là cách thức ở đó văn hoá khác nhau của các nhóm người hay xã hội được biểu thị. Những biểu thị văn hóa này được truyền tải trong và giữa các nhóm và xã hội, và từ thế hệ này sang thế hệ khác.

TS Đinh Thị Thanh Huyền – Khoa Nhân học từng có tham luận “Đa dạng văn hóa như là nguồn nhân lực phát triển đô thị” tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Nhân học và thành phố ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (12.2022), trong đó khẳng định Hà Nội như một bức khảm đa sắc màu.

Làng và phố trong không gian đô thị

Hà Nội không chỉ có phố mà trong phố có làng, có lối sống và mối liên hệ giữa phố và làng, đây là tác động của quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố theo phương thức áp đặt từ trên xuống đã biến nhiều làng ven đô thành các phường mà không có sự chuyển hóa về lối sống, nghề nghiệp để thành thị dân. Cư dân tứ phía đổ về mua đất, sinh sống, phá vỡ truyền thống khép kín của làng truyền thống, tạo nên không gian đô thị có làng ở lõi và có phố bao quanh.

TS Đinh Thị Thanh Huyền cho biết hiện nay ở Hà Nội nhiều nơi cư dân làng gốc vẫn giữ gìn lề thói cũ như thờ cúng Thành hoàng, duy trì mỗi quan hệ họ hàng, hàng xóm láng giềng… trong khi cư dân mới đến lại mang theo những truyền thống văn hóa riêng.

Đa dạng nhìn từ hàng rong, chợ mở

Theo TS Đinh Thị Thanh Huyền thì trước đây khi chưa có hệ thống siêu thị, chợ mở là phương thức trao đổi hàng hóa chủ yếu cho thành phố, hiện nay ở Hà Nội có khoảng 456 chợ mở, trong đó số chợ tạm lên đến 116 chợ.

Đặc điểm của chợ mở là nguồn hàng và người bán hàng đến từ các tỉnh ngoại vi, họ cung cấp cho thành phố nguồn hàng đa dạng, đồng thời tạo nên mối quan hệ thường xuyên giữa làng quên và thành phố.

TS Đinh Thị Thanh Huyền cho rằng trong lịch sử các phố phường của Hà Nội cũng được hình thành từ những người thợ thủ công và thương nhân đến từ các làng khác nhau vùng châu thổ sông Hồng. Tính đa dạng trong văn hóa các làng gốc còn được lưu giữ ở tất cả các phố trong khu 36 phố phường. Ngoài hệ thống chợ và phố, hàng rong cũng là một đặc sản của thành phố làm cho hệ thống cung cấp hàng hóa, văn hóa ẩm thực, đồ dùng sinh hoạt và lối sống của thị dân đa dạng hơn rất nhiều.

Khách du lịch quốc tế tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Khách du lịch quốc tế tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Thành phố đa tộc người

Qua biến thiên của lịch sử hàng nghìn năm, hiện nay trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến tồn tại nhiều tộc người khác nhau. Bên cạnh người Kinh là tộc người chủ thể còn có người Hoa, Mường, Tày, Nùng, Thái, Khmer, Chăm, H’mông, Sán Dìu… Bên cạnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong lòng Hà Nội còn có thêm các tộc người trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

TS Đinh Thị Thanh Huyền cho biết quá trình đô thị hóa gần đây ghi nhận những làn sóng di cư mới từ vùng núi vào các đô thị, bên cạnh các nhóm tộc người cũ xuất hiện các nhóm mới như người H’mông. Các tộc người đến với Hà Nội với nhiều lý do, có thể là nhu cầu việc làm, nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo.

Thành phố đa tôn giáo

Hà Nội là đô thị được tạo dựng và phát triển dựa trên nền tư tưởng Phật giáo, tuy nhiên trong quá trình biến đổi của lịch sử Đạo Nho dần dần chiếm lĩnh, lan tỏa và hòa nhập vào các lĩnh vực của đời sống Thăng Long – Hà Nội. Những dấu ấn để lại là kiến trúc chùa chiền, đền miếu, lăng tẩm trong lối sống và tư tưởng.

Cùng với làn sóng bành trướng của thực dân Châu Âu, các giáo sỹ Cơ Đốc giáo phương Tây cũng vào Hà Nội từ sớm. Năm 1627, giáo sỹ đầu tiên đến truyền đạo tại đất Thăng Long, từ đấy Công Giáo dần dần trở thành một cộng đồng trong đời sống kinh kỳ với kiến trúc nhà thờ, niềm tin vào chúa và văn hóa ứng xử theo Kinh thánh. Hiện nay Hà Nội có hơn 30 kiến trúc nhà thờ.

Nhà thờ lớn Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Nga
Nhà thờ lớn Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Nga

Về Đạo Tin Lành, theo TS Đinh Thị Thanh Huyền mặc dù tôn giáo này du nhập vào Hà Nội khá muộn, nhưng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, âm thầm thâm nhập vào các cộng đồng dân cư. Hồi Giáo cũng như Tin Lành đã theo chân những người lính viễn chinh du nhập vào Thủ đô khá muộn, nhưng để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân.

Bên cạnh những tôn giáo lớn thì sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng ở Hà Nội cũng vô cùng đa dạng, với những tín ngưỡng bản địa như thờ cúng Thành hoàng, Đạo Mẫu, thờ cúng tổ tiên…

Như vậy với những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội chúng ta thấy rõ Thăng Long – Hà Nội là Thủ đô đa sắc màu như một bức khảm.

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Di sản Hà Nội ở một góc nhìn khác

Lý Viết Trường |

Khu tập thể cũ hay còn gọi là nhà tập thể cũ ở Hà Nội được hình thành và mở rộng từ khoảng năm 1960 đến 1986, phản ánh mô hình nhà ở của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Di sản khu tập thể cũ ngoài chức năng để ở, còn chứa đựng trong mình rất nhiều giá trị văn hóa - xã hội khác.

Trưng bày áo dài di sản của nhà thiết kế người Ý ở Hà Nội

Huyền Chi |

Dự án “Di sản áo dài - Văn hoá của Tình thương” trình diễn các thiết kế áo dài mới nhất đến từ NTK người Ý, Maria Elena Di Terlizzi và bộ sưu tập mới “Hoa cúc và mặt trời” của NTK Lasen Vũ.

Thu hút du khách tới Bảo tàng Hà Nội

QUỳnh Anh |

Mặc dù đang trong giai đoạn thi công, hoàn thiện các nội dung trưng bày chính, nhưng thời gian qua, Bảo tàng Hà Nội vẫn thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Không những thế, Bảo tàng Hà Nội còn là điểm đến hấp dẫn với giới trẻ. Do đó, ngay từ bây giờ, Bảo tàng Hà Nội đã tính đến những giải pháp, định hướng thu hút công chúng trong giai đoạn từ nay đến năm 2028.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Di sản Hà Nội ở một góc nhìn khác

Lý Viết Trường |

Khu tập thể cũ hay còn gọi là nhà tập thể cũ ở Hà Nội được hình thành và mở rộng từ khoảng năm 1960 đến 1986, phản ánh mô hình nhà ở của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Di sản khu tập thể cũ ngoài chức năng để ở, còn chứa đựng trong mình rất nhiều giá trị văn hóa - xã hội khác.

Trưng bày áo dài di sản của nhà thiết kế người Ý ở Hà Nội

Huyền Chi |

Dự án “Di sản áo dài - Văn hoá của Tình thương” trình diễn các thiết kế áo dài mới nhất đến từ NTK người Ý, Maria Elena Di Terlizzi và bộ sưu tập mới “Hoa cúc và mặt trời” của NTK Lasen Vũ.

Thu hút du khách tới Bảo tàng Hà Nội

QUỳnh Anh |

Mặc dù đang trong giai đoạn thi công, hoàn thiện các nội dung trưng bày chính, nhưng thời gian qua, Bảo tàng Hà Nội vẫn thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Không những thế, Bảo tàng Hà Nội còn là điểm đến hấp dẫn với giới trẻ. Do đó, ngay từ bây giờ, Bảo tàng Hà Nội đã tính đến những giải pháp, định hướng thu hút công chúng trong giai đoạn từ nay đến năm 2028.