Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.

Được thành lập tháng 1.2019 với diện tích khoảng 150m2, “bảo tàng làng” phản ánh nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của quê hương Yên Mỹ. Hầu hết các hiện vật đều gắn bó với cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của người dân trong vùng.

Theo bà Trần Thị Huệ (68 tuổi) - người được tín nhiệm giao quản lý bảo tàng nhỏ này từ những ngày đầu thành lập - công việc quét dọn, tiếp nhận hiện vật người dân mang đến hay tiếp các đoàn khách đến tham quan, từ lâu đã trở thành niềm vui tuổi già đối với bà.

Bà Trần Thị Huệ - người được tín nhiệm giao trọng trách quản lý nhà truyền thống
Bà Trần Thị Huệ - người được tín nhiệm giao trọng trách quản lý nhà truyền thống. Ảnh: Lan Như

“Tôi cảm thấy vui với những điều mình đang làm. Tiếp xúc và bảo quản ký ức của cả làng hằng ngày khiến tôi nhớ lại nhiều câu chuyện, cũng nhìn thấy cả khoảng trời ký ức tuổi thơ của mình trong đó. Do vậy, dẫu có vất vả đến mấy tôi cũng muốn bám bảo tàng, góp chút sức phục vụ cho làng, cho xã” - bà Huệ nói.

Cũng theo bà Huệ, ý tưởng thành lập Nhà truyền thống có từ chục năm trước. Người đóng vai trò quan trọng khi đó là ông Nguyễn Viết Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ. Đến nay, ông Hùng đã chuyển công tác nhưng vẫn tích cực tham gia vận động bà con quyên góp cho bảo tàng.

Kỷ vật quân ngũ của những người con quê hương Yên Mỹ. Ảnh: Lan Như
Kỷ vật quân ngũ của những người con quê hương Yên Mỹ. Ảnh: Lan Như

Chỉ sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Nhà truyền thống đã thu nhận về trên 300 hiện vật. Trong đó có hàng chục hiện vật trên 100 tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn xã quyên góp.

Đấu đong lương thực được sử dụng từ thế kỷ XIX. Ảnh: Lan Như
Đấu đong lương thực được sử dụng từ thế kỷ XIX. Ảnh: Lan Như
Dụng cụ bắt cá gắn liền với tuổi thơ của người dân làng Yên Mỹ. Ảnh: Lan Như
Dụng cụ bắt cá gắn liền với tuổi thơ của người dân làng Yên Mỹ. Ảnh: Lan Như

Theo bà Huệ, trong ký ức của người dân Yên Mỹ, mỗi hiện vật lại gắn liền với một câu chuyện cụ thể. Trước làn sóng đô thị hóa nhanh chóng, “bảo tàng làng” không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử, mà còn là nơi để nghiên cứu, học tập và lưu giữ cảm xúc của du khách.

Bà Huệ bên chiếc cối xay ngô. Ảnh: Lan Như
Bà Huệ bên chiếc cối xay ngô. Ảnh: Lan Như

Nhiều kỷ vật chiến tranh được người dân mang tặng lại giúp thế hệ hôm nay hiểu thêm về một thời hào hùng nhưng đầy bi tráng của dân tộc; sự gian lao, mất mát, hy sinh nhưng cũng đầy lạc quan của cả dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Dừng lại bên một chiếc xe đạp cũ kỹ, bà Huệ cho biết đây là chiếc xe đạp “Hữu Nghị” được nhà nước bán phân phối cho ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ năm 1957 – 1960. Trong thời chiến tranh, chiếc xe đạp này được dùng làm xe thồ tải gạo vào chiến trường.

Chiếc xe đạp Hữu Nghị của đồng chí Nguyễn Văn Năm (Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ thời kỳ 1957 – 1960)
Chiếc xe đạp Hữu Nghị của ông Nguyễn Văn Năm (Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ thời kỳ 1957 – 1960). Ảnh: Lan Như
Không chỉ hiện vật 100 tuổi, nhiều hiện vật mới mẻ, hiện đại vẫn được xã tiếp nhận. Ảnh: Lan Như
Bát, đĩa thời bao cấp cũng được trưng bày tại "bảo tàng làng". Ảnh: Lan Như
Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Lan Như
Các hiện vật được trưng bày đa dạng tại bảo tàng. Ảnh: Lan Như

Nói về thành quả này, ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ, cho hay: “Là người con của miền quê giàu nét đẹp văn hóa truyền thống, với bản thân tôi những kỷ vật này đều in đậm dấu ấn về một làng quê Bắc Bộ trong tiềm thức. Sau khi nhà truyền thống hoàn thiện và đi vào hoạt động, thấy người dân ủng hộ nồng nhiệt nên chúng tôi rất phấn khởi”.

Cũng theo ông Khánh, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kêu gọi, sưu tập thêm để bảo tàng được phong phú. Đồng thời, đơn vị cũng mong muốn biến nơi này thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương. Tất cả việc này nhằm để thế hệ trẻ tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của cha ông đi trước.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

"Bảo tàng" dân góp, dân trông

Minh Ánh - Lê Nam |

Được thành lập từ năm 2019, nhà truyền thống xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội lưu giữ những cổ vật hàng trăm năm tuổi. Điều đáng nói, tất cả các kỷ vật trong "bảo tàng nhỏ" này đều do người dân quyên góp.

Bảo tàng “sống sót” qua mùa dịch

Hải Minh |

Hứng chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thế nhưng các bảo tàng trên địa bàn Thủ đô như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... vẫn nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Bảo tàng" dân góp, dân trông

Minh Ánh - Lê Nam |

Được thành lập từ năm 2019, nhà truyền thống xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội lưu giữ những cổ vật hàng trăm năm tuổi. Điều đáng nói, tất cả các kỷ vật trong "bảo tàng nhỏ" này đều do người dân quyên góp.

Bảo tàng “sống sót” qua mùa dịch

Hải Minh |

Hứng chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thế nhưng các bảo tàng trên địa bàn Thủ đô như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam... vẫn nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn.

Ngắm bộ sưu tập hiện vật cổ của Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh một bảo tàng tư nhân đầu tiên mang tên Bảo tàng Hoa Cương vừa được cấp phép đi vào hoạt động, trưng bày hơn 4000 hiện vật quý hiếm.