Gốm Chăm - Những bí ẩn cuối cùng

TRẦN ĐĂNG |

Những ngọn tháp sừng sững bên trời chạy dọc miền Trung như thách thức cùng mưa nắng suốt 9 thế kỷ qua là minh chứng cho sự bí ẩn của người Chăm. Vẫn còn một bí ẩn khác, đang hiện hữu ở Ninh Thuận - mảnh đất cuối cùng của một vương triều từng rực rỡ trong quá khứ.

Đàng Năng Tự nhìn tôi ngờ ngợ sau khi tôi chào hai mẹ con anh. Chàng trai 40 tuổi thuần Chăm này, buột miệng hỏi: “Anh có họ hàng gì với… Chăm không vậy?”. Có lẽ thấy da tôi đen, tóc lại xoăn chăng? Tôi nước đôi: “Cũng đâu đó thôi”. Chúng tôi cùng cười vui. Mẹ Tự, bà Đàng Thị Phan nhìn khách không nói gì. Bà chỉ gửi cho tôi một nụ cười bí ẩn. Cả hai mẹ con bà luôn bí ẩn với tôi, ngay cả khi tôi “thuộc” họ như chính những người thân của mình sau không biết bao nhiêu lần ghé xưởng gốm của mẹ con bà. Hình như cả hai đang cất giữ những bí ẩn cuối cùng của một dân tộc từng có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ vậy.

Đất mọc

Nói cây mọc thì tin chứ đất mọc ai tin? Nhưng có đấy. Và đó là một bí ẩn. Ở cánh đồng sông Quao, cách làng gốm nổi tiếng Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận chừng 4 cây số về phía tây có khoảng 2 hécta đất dùng để làm nguyên liệu cho làng gốm Bàu Trúc. Hàng vạn chiếc lu bằng đất và trùng điệp lọ, bình, tượng voi, tượng khỉ các kiểu được sản xuất từ làng gốm này đều lấy đất từ cánh đồng sông Quao, nhưng cũng chỉ gói gọn trong phạm vi 2 hécta nằm ở vị trí cao nhất. Điều kỳ lạ là, đất chỗ vừa khai thác ấy cứ “mọc” lên, hết lớp tới lớp. Theo lẽ thông thường, sau mỗi lần khai thác thì đất chỗ đó phải lõm xuống, còn ở đây thì chỉ lõm trong một thời gian ngắn, năm sau lại trồi lên, dân làm gốm ra đó tiếp tục khai thác.
Đàng Năng Tự với tháp Chăm mini. Ảnh: TRẦN ĐĂNG
Đàng Năng Tự với tháp Chăm mini. Ảnh: TRẦN ĐĂNG

Rất khó để giải thích vì sao có hiện tượng kỳ lạ này. Cũng chính sự kỳ lạ đó lại kéo theo một chuyện kỳ lạ khác: Chỉ có đất sông Quao mới làm nguyên liệu để làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng cả Châu Á. Bằng chứng là, mỗi khi có dịp lễ hội gốm ở Đông Nam Á, hoặc Châu Á, những công dân ưu tú của làng gốm Bàu Trúc đều được mời tham dự và biểu diễn cách làm gốm cho dân chơi gốm trong khu vực cùng thưởng lãm.

Năm 2006, bà Phan là nghệ nhân duy nhất của Việt Nam đặt chân lên đất Malaysia để thi thố tài năng với nghệ nhân các nước có nền sản xuất gốm lâu đời như Ấn Độ, Nhật Bản và bà đã đoạt giải nhất. Bà Phan kể rằng, lúc đến lượt bà thi triển cách làm gốm, cả ban tổ chức lẫn khán giả rất ngỡ ngàng khi thấy bà lấy “đồ nghề” của mình là đất của cánh đồng sông Quao quê nhà ra nhồi bằng tay cùng chiếc lược sứt răng để trang trí họa tiết, trong khi đồng nghiệp đến từ các nước thì họ mang cả máy móc sang để… trộn đất.

Cũng như cái đận bà sang Nhật biểu diễn cách làm gốm cách đây mấy năm, hành trang mang theo vẫn là… đất sét sông Quao và chiếc lược sứt răng năm nào. Không phải bà không đủ tiền mua chiếc lược mới mà nét độc đáo của họa tiết hoa văn khi bà vẽ lên sản phẩm gốm chính là chỗ sứt ấy.

Chỉ có đất “mọc” ở sông Quao mới giúp cho các nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc sản xuất ra những sản phẩm độc đáo về gốm Chăm. Những nghệ nhân của làng này cũng đã từng thử thay đổi nguyên liệu nhưng bất thành. Nếu như làng gốm các nơi như Phù Lãng, Bát Tràng người thợ phải dùng đến máy để trộn đất cho nhuyễn đều thì cách làm gốm ở Bàu Trúc lại hoàn toàn bằng tay. Bà Phan vừa thị phạm cho khách, vừa thuyết minh về chiếc ảng bà đang thực hành: “Đất lấy từ sông Quao về, đổ nước vào theo tỉ lệ nhất định, sau đó là dùng tay trộn và nặn sao cho đến khi cảm thấy được thì bắt đầu… xoay mông như thế này này”. Vừa nói bà vừa đi lùi, xoay quanh chiếc ảng, tay vẫn không quên đặt lên thành của sản phẩm và “lái” làm sao đó để nó tròn đều. Chỉ có người trực tiếp làm ra sản phẩm ấy như bà Phan mới cảm nhận bằng bàn tay của mình khi nào thì đất ấy “chín”, tức có thể tiến hành “đúc” các sản phẩm mà mình muốn. Câu “nặn bằng tay xoay bằng mông” chỉ tồn tại ở làng gốm Bàu Trúc này mang ý nghĩa như thế.

Khi nào thì xây được tháp Chăm?

Đang dở dang câu chuyện về gốm thì Đàng Năng Tự bỏ đi đâu đó một đỗi. Lúc trở lại, trên tay anh xách một cái can nhựa khoảng 3 lít, bên trong là một thứ nước màu đen sóng sánh. “Nó đấy!”, Tự nói chỉ hai từ vậy thôi nhưng tôi thì biết “nó” là cái gì. “Nó” mà Tự muốn khoe với tôi chính là loại nguyên liệu mà anh mày mò cả chục năm nay, giờ mới “có kết quả”. Là cũng anh tự nói chứ chưa có một cơ quan nào thẩm định cả. Loại nước sóng sánh kia, theo Tự, là một thứ “vôi vữa” để gắn hai viên gạch Chăm lại với nhau mà nhìn vào không thể biết được! Anh không giải thích gì thêm cho khách về “bí mật” của thứ “nước thánh nước thần” kia.

Bí ẩn lớn nhất, làm đau đầu các nhà nghiên cứu hôm nay về các đền đài còn lại của người Chăm chính là không giải mã được vì sao giữa các viên gạch xây tháp không thấy bóng dáng nào của vôi vữa nhưng chúng vẫn gắn kết với nhau để tồn tại giữa trời cả ngàn năm như thế? Có nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm dùng nước nhớt của dây tơ hồng (một dạng tầm gửi rất nhiều ở miền Trung) để làm vữa khi xây tháp. Cũng có người đưa giả thiết là vữa ấy được làm bằng dầu ô dước. Lại có một thuyết khác bảo người Chăm chất gạch tươi lên thành ngọn tháp rồi “nung” đến khi gạch chín thì thôi. Nhưng “nung” lửa giữa trời như vậy, gạch viên chín viên sống, tháp sẽ đổ ngay nếu qua dăm bảy mùa mưa “thối đất” ở miền Trung này! Vì vậy, bí ẩn ấy luôn thách thức các nhà nghiên cứu về tháp Chăm hôm nay.

Tự quả quyết: “Anh tin em đi. Đây là thứ mà bao nhiêu năm nay chúng ta đi tìm!”. Tôi thì chỉ tin vào độ “quái” của Tự qua sự tinh xảo trong mỗi cái tháp Chăm mini mà anh đặt đầy vườn, vừa bán cho các khu du lịch vừa để ngắm chơi. Bởi vì, để xây một cái tháp Chăm như chúng ta đang thấy, hoàn toàn không đơn giản dù “bí ẩn” có thể đã lóe lên.

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Những bí quyết truyền nghề, người mẹ chỉ dành riêng cho con gái. Thế nhưng, có thể đây là trường hợp phá lệ vì Tự mang họ Đàng của mẹ. Lại được mẹ anh coi như là truyền nhân nghề gốm của bà.

Những kiến trúc sư Chăm xưa, sau khi xây xong tháp, họ nhanh chóng tan vào hư vô cùng những bí mật của mình để con cháu Chăm suốt mấy trăm năm qua lao tâm khổ tứ kiếm tìm cách xây tháp của tiền nhân.

Có thể Đàng Năng Tự, một hậu duệ của người Chăm đã được tổ tiên phó thác cho sứ mệnh ấy chăng?

TRẦN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Lò gốm cuối cùng ở TPHCM tất bật với nghề làm "ông Táo"

HỮU HUY |

Cận ngày 23 tháng chạp Âm lịch, không khí tại cơ sở làm bếp lò, còn gọi là ông lò hay "ông Táo" thủ công duy nhất ở TPHCM lại tất bật hơn ngày thường để phục vụ thị trường mua sắm cuối năm.

Làng gốm Hội An 500 tuổi "đỏ lửa" nặn tượng ông Táo bán dịp Tết

Hữu Long - Phước Lâm |

Làng gốm Thanh Hà, Hội An đang tất bật hoàn thiện những mẻ tượng ông Công, ông Táo cuối cùng để cung cấp cho thị trường cả nước dịp cuối năm.

Làng gốm cổ Bát Tràng cũng có những ngày phải nguội lò

Trần Kiều - Văn Đức |

Lao động được tạm nghỉ dài ngày, lò nung nguội lửa, cửa hàng vắng bóng khách... là thực trạng đang diễn ra hơn nửa tháng qua tại làng gốm cổ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Lò gốm cuối cùng ở TPHCM tất bật với nghề làm "ông Táo"

HỮU HUY |

Cận ngày 23 tháng chạp Âm lịch, không khí tại cơ sở làm bếp lò, còn gọi là ông lò hay "ông Táo" thủ công duy nhất ở TPHCM lại tất bật hơn ngày thường để phục vụ thị trường mua sắm cuối năm.

Làng gốm Hội An 500 tuổi "đỏ lửa" nặn tượng ông Táo bán dịp Tết

Hữu Long - Phước Lâm |

Làng gốm Thanh Hà, Hội An đang tất bật hoàn thiện những mẻ tượng ông Công, ông Táo cuối cùng để cung cấp cho thị trường cả nước dịp cuối năm.

Làng gốm cổ Bát Tràng cũng có những ngày phải nguội lò

Trần Kiều - Văn Đức |

Lao động được tạm nghỉ dài ngày, lò nung nguội lửa, cửa hàng vắng bóng khách... là thực trạng đang diễn ra hơn nửa tháng qua tại làng gốm cổ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).