Giải mã “Đám cưới chuột”

Việt Dũng |

Có một dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng và có một bức tranh khắc sâu vào tiềm thức của số đông công chúng yêu tranh, mang tên “Đám cưới chuột”. Xuất xứ của bức tranh này từ đâu, nó có liên quan gì tới truyện dân gian Trung Quốc và có quan hệ gì tới văn hóa Ấn Độ, cũng như ý nghĩa thâm sâu ẩn tàng của nó vẫn là chủ đề còn nhiều tranh luận khác biệt.

Từ bài báo của giáo sư Kiều Thu Hoạch

Phân tích sâu sắc của giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Kiều Thu Hoạch được thể hiện rõ trong một bài viết mang tiêu đề “Tranh Đám cưới chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử - văn hóa” đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cách đây nhiều năm. Ông dẫn ra một số cuốn sách nghiên cứu về phong tục Trung Hoa của các tác giả trong và ngoài nước, để nói rằng tục đêm đám cưới chuột là một phong tục dân gian còn lưu truyền phổ biến ở hầu khắp các vùng của Trung Quốc.

Theo sách xưa, truyền thuyết về đám cưới chuột, tóm tắt như sau: Vợ chồng nhà chuột đã luống tuổi mà không có con trai, chỉ sinh được mụn con gái đã đến tuổi gả chồng. Hai vợ chồng bàn nhau, phải tìm nơi có quyền thế gả con. Sau khi tìm gặp mặt trời, đám mây, gió, bức tường đều không thành, cuối cùng lại trở về họ hàng nhà chuột, Mà  chuột lại sợ mèo, do đó hai vợ chồng chuột đành gả con gái cho mèo. Mèo vui vẻ nhận lời và chọn ngày lành đón dâu. Nhưng hôm họ hàng nhà chuột tưng bừng thổi kèn đánh trống, rước kiệu cô dâu đến nhà mèo thì liền bị chú rể mèo đớp luôn một miếng, nuốt sạch cả bọn vào bụng.

Hai bức tranh  dân gian “Đám cưới chuột”, một của Trung Quốc, một của Việt Nam, thoáng nhìn qua trông như là một,  nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Cùng với truyền thuyết dân gian và lễ tục về đám cưới chuột, nghệ thuật tạo hình dân gian Trung Quốc cũng hướng về đề tài này và không có công trình nghiên cứu dân gian Trung Quốc nào khi nói về lễ tục đám cưới mà lại không nói đến tranh dân gian “Đám cưới chuột”. Tranh dân gian với đề tài đám cưới chuột cũng đã đi vào kho tàng tranh Tết của Trung Quốc. Tranh Tết của Trung Quốc về đề tài đám cưới chuột gồm có hai loại: Một loại là tranh khắc gỗ in màu và một loại là tranh trổ/ cắt giấy.

Nội dung tranh khá đa dạng, hoặc vẽ riêng cảnh đưa dâu hoặc vẽ đầy đủ cả cảnh mèo đớp chuột như kết thúc của câu chuyện kể dân gian. Về số lượng chuột trong tranh cùng tùy theo từng loại. Có tranh chỉ vài ba chú, bốn năm chú. Còn loại nhiều tình tiết như tranh trổ, cắt giấy ở Ký Nam (Quảng Châu, Quảng Đông) thì có tới 68 chú chuột. Có nhóm chuột vác nghi tượng; có những chú chuột cầm cờ đuôi nheo, cầm biểu đề chữ hỷ; có chú giương cao lá cờ đại in chữ vương; có nhóm nhã nhạc thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... Cô dâu chủ rể thì ngồi kiệu hoa do bốn phu kiệu khiêng. Có nhóm chuột cưỡi ngựa hộ tống. Có nhóm khiêng hòm thức ăn. Có nhóm đẩy xe, đeo gánh các đồ tư trang, chứng tỏ cô dâu chuột vào loại cực kỳ giàu có... Sau cùng là đoàn chuột đi xem cuộc vui, gồm mười lăm chú, có kẻ dắt tay nhau, có kẻ lớn cõng bé...

Toàn cảnh bức tranh dường như muốn tái hiện phong tục và nghi thức của đám cưới Trung Hoa cổ xưa. Nhiều ý kiến nhận xét rằng, ngoại trừ một số chi tiết chẳng hạn như chú chuột trên lưng ngựa là chàng rể, còn thì tranh dân gian Việt Nam về đám cưới chuột cũng na ná như tranh cùng loại của Trung Quốc.

Tuy nhiên theo GS Kiều Thu Hoạch, xem xét kỹ thì lại không hẳn như vậy. Tranh “Đám cưới chuột” của Trung Quốc do nhiều vùng, nhiều địa phương thực hiện, nên nhiều dị bản hơn tranh cùng đề tài của Việt Nam, do đó mà cũng nhiều tình tiết hơn. Ở Trung Quốc ngoài loại tranh khắc gỗ còn có tranh trổ/ cắt giấy và khắc cả đám cưới chuột trên khuôn đất nung...

Đi sâu vào nội dung tranh, tranh Việt Nam không có chi tiết chuột khiêng hòm tư trang của cô dâu, cũng không có hình ảnh mèo nhe nanh giơ móng vồ chuột...

Trái lại, tranh cùng loại của Trung Quốc không có hình ảnh chuột biếu đồ lễ cho mèo - một chuột hai tay bê con gà, một chuột hai tay bê con cá to bự, trong tranh còn khắc in cả hai chữ Hán “tống lễ” nghĩa là biếu đồ lễ. Và khác biệt lớn nhất, là tranh của Trung Quốc thường ghi là “lão  thủ thú thân” (chuột lấy vợ - ta thường quen gọi là đám cưới chuột), thì ở tranh Đông Hồ của Việt Nam lại ghi là “lão thử thủ thân” (chuột giữ mình). Đây không phải là sự nhầm lẫn về chữ nghĩa, mà là một quan niệm triết lý nhân sinh của dân gian, được nghệ nhân thể hiện trong tranh. Mèo là đại diện cho thế lực cường hào gian ác ở nông thôn xưa. Con chuột là đại diện cho lớp người cùng khổ, là kẻ bị áp bức, bóc lột; vì vậy mà ngay trong ngày vui của mình, vẫn phải lo lót, biếu xén cho bọn hương lý cường hào để “giữ mình”, để được yên thân...

“Đám cưới chuột” không chỉ là bức tranh biếm họa phản ánh phong tục hôn lễ, mà còn là bức tranh phản ánh hiện thực lịch sử, phản ánh cái trật tự của xã hội phong kiến của nông thôn Việt Nam thời xưa.

Đến phát hiện của nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

Trong cuộc nói chuyện cuối năm với họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, tôi lại biết thêm nhiều thú vị mới về tranh “Đám cưới chuột”.

Trần Hậu Yên Thế hào hứng hẳn lên khi tôi hỏi về yếu tố văn hóa Ấn Độ trong tranh như một phát hiện của riêng anh.

Trần Hậu Yên Thế nhấn mạnh: Khi nói tới bức tranh “Đám cưới chuột”, nhiều người đã nói tới yếu tố Trung Hoa trong bức tranh này. Tôi xin được lưu ý rằng ở trong bức tranh “Đám cưới chuột” còn có một tầng lớp văn hóa Ấn Độ cũng rất nên tìm hiểu.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: Tác giả cung cấp
Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: Tác giả cung cấp
Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, nhiều học giả Trung Hoa đã say mê đi tìm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, phát hiện những cống hiến to lớn của văn hóa Ấn Độ cho văn hóa Trung Hoa. Gần đây, xu hướng nghiên cứu so sánh này tiếp tục phát triển trở lại. Việc cho động vật có  thể đi đứng, cười nói có hành vi như con người được đưa tới đỉnh cao nghệ thuật chính là bộ tranh “Bản sinh kinh” (JATAKA). Những câu chuyện tiền kiếp này vốn đã có từ rất sớm trong văn hóa Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo ra đời, nó đã tiếp thu, hoàn thiện và nâng lên một tầm cao mới. Vô số tranh tượng trong nghệ thuật Phật giáo đã lấy cảm hứng từ bộ kinh này.

Trong các bộ tranh của “Bản sinh kinh”, rất nhiều con vật đã được nhân cách hóa.

Mặc dù bức tranh “Đám cưới chuột” không liên quan tới Phật giáo, nhưng nghệ thuật tạo hình nhân vật của “Bản sinh kinh” đã gián tiếp tạo nên cung cách hành xử, trang phục, nhạc cụ... cho những chú chuột như của con người. Lớp văn hóa Ấn Độ dù không dễ thấy nhưng không thể không nói tới trong bức tranh này. Cũng như nói về truyện Kiều của Nguyễn Du mà chỉ nhắc đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm tài nhân là chưa đủ, còn phải nói tới tư tưởng Phật giáo, các phạm trù Duyên, Nghiệp, Quả báo…

Bài học của cha ông

Về sự khác nhau giữa hai bức tranh “Đám cưới chuột” của Việt Nam và Trung Quốc, Trần Hậu Yên Thế bảo, như nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài sớm nhận ra là ở nhân vật mèo. Với tranh Đông Hồ của Việt Nam thì mèo chỉ là mèo, không phải là chú rể như trong tranh dân gian Trung Quốc: Con chuột bố vì hám quyền thế nên đã dẫn đến đại họa cho nhà chuột khi bị chú rể mèo lao vào xâu xé. Ở Trung Quốc cũng rất phổ biến tranh “Đám cưới chuột” miêu tả khoảnh khắc này.

Như thế, trong tranh dân gian Trung Quốc, con chuột bố là đối tượng bị phê phán, châm biếm. Đây là khác biệt quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt nữa: Tranh Đông  Hồ có chữ thủ thân (giữ mình) mà không phải là thú thân (cưới vợ).

Đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ cũng lanh lẹ, láu lỉnh, tinh anh, nhưng quan trọng nhất là biết mình, biết người, biết thời biết thế nên giữ được tính mạng.

Hai bức tranh, mới thoáng nhìn qua trông như là một, nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Bài học ông cha ta gửi gắm qua bức tranh “Đám cưới chuột”: Để giữ được mạng sống của mình để thủ thân, bảo toàn tính mạng, phải khôn khéo, láu lỉnh, linh hoạt, quyền biến, hết sức tỉnh táo với kẻ thù.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

“Giải mã” lợn trong tranh dân gian

Sơn Trường |

Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.

Kỳ công thiết kế lợn Đông Hồ đầy tinh xảo trên bàn thờ ngày Tết

CUNG HUYỀN - TẠ QUANG |

Hình ảnh lợn Đông Hồ với xoáy âm dương đã quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt. Còn gì ý nghĩa hơn khi người nghệ nhân hiện đại hóa hình ảnh dân gian vào cuộc sống đương đại, các mẫu nến thờ cúng bỗng chốc có hồn hơn sinh động đến lạ kì.

Ngắm cách làm tranh Đông Hồ trên đất cải lương

NHẬT HỒ |

Chiều tối 21.1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thông tin và Du lịch Bạc Liêu khai mạc triển lãm tranh dân gian Việt Nam. Điều khá thú vị là người xem được trải nghiệm cách làm tranh Đông Hồ, một nét văn hóa đẹp của cha ông ta ngày xưa.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

“Giải mã” lợn trong tranh dân gian

Sơn Trường |

Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.

Kỳ công thiết kế lợn Đông Hồ đầy tinh xảo trên bàn thờ ngày Tết

CUNG HUYỀN - TẠ QUANG |

Hình ảnh lợn Đông Hồ với xoáy âm dương đã quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt. Còn gì ý nghĩa hơn khi người nghệ nhân hiện đại hóa hình ảnh dân gian vào cuộc sống đương đại, các mẫu nến thờ cúng bỗng chốc có hồn hơn sinh động đến lạ kì.

Ngắm cách làm tranh Đông Hồ trên đất cải lương

NHẬT HỒ |

Chiều tối 21.1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thông tin và Du lịch Bạc Liêu khai mạc triển lãm tranh dân gian Việt Nam. Điều khá thú vị là người xem được trải nghiệm cách làm tranh Đông Hồ, một nét văn hóa đẹp của cha ông ta ngày xưa.