Gặp nữ giám khảo Grammy gốc Việt

THỦY NGUYÊN |

Nghệ sĩ Việt mang quốc tịch Mỹ - chị Võ Vân Ánh bảo rằng, thoạt tiên, chị chọn đàn tranh vì mê cái dáng ngồi đẹp của người trình tấu. Nhưng với những dấu ấn đã tạo dựng được trên đất Mỹ trong 16 năm định cư tại đây theo diện hôn thê, điều mà chị đã tạc được, đó là một dáng đứng Việt mang đậm tâm hồn Việt.

Khi mèo... lai hổ

Võ Vân Ánh không mấy giống một nghệ sĩ đàn tranh như chúng ta vẫn thường mường tượng hay như từng thấy. Trông chị gần giống một người... chơi rock hơn, ở vẻ mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhưng khi vào chuyện và bắt gặp ánh mắt ấm áp cùng nét cười chất phác của chị, lại thấy hẵng còn luẩn quẩn đâu đó sự mộc mạc, giản dị thường thấy ở những người chơi nhạc cụ truyền thống.

Nghệ sĩ Việt mang quốc tịch Mỹ (với nghệ danh quốc tế là Vanessa Vo), theo chồng sang Mỹ định cư từ năm 2001, ngay sau đó đã nhanh chóng bắt rễ được vào đời sống Mỹ và tìm được chỗ đứng riêng cho mình một cách ngoạn mục, trong lĩnh vực sở trường. 

Minh chứng là bộ sưu tập giải thưởng riêng có mà khó có một nghệ sĩ Việt nào có được: Đề cử giải Oscar 2003 ở hạng mục nhạc phim cho bộ phim “Daughter From Danang” do chị sáng tác; giải Emmy Awards 2009 (được xem là giải Oscar của phim truyền hình) với soundtrack phim tài liệu “Bolinao 52”; Top 10 những CD hay nhất thể loại world music tại Mỹ và Top 50 những CD hay nhất của tất cả các thể loại âm nhạc tại Mỹ năm 2013 cho CD “Three Moutain Pass”; từng có cơ hội cộng tác với nhiều tên tuổi danh tiếng như nghệ sĩ cello bậc thầy Yo - Yo Ma, nhà làm phim tài liệu Ken Burns, nhóm tứ tấu Kronos Quartet... và đặc biệt, là lời mời ngồi ghế giám khảo giải thưởng âm nhạc danh giá nhất thế giới - GRAMMY (2014), hạng mục world music.

Hay gần đây nhất là được mời làm nhạc và chơi nhạc cho chương trình nhạc nước Disneyland vào cuối năm 2016, trong đội hình 12 nghệ sĩ danh tiếng đến từ nhiều nước trên thế giới...

Nhìn lại những cột mốc đáng giá mà mình đã chạm được, Võ Vân Ánh nói giản dị: “Tôi cầm tinh con mèo, lẽ ra là nhàn, nhưng lại sinh vào tháng 12.1975, nên tính ra là... mèo lai hổ, thành thử không an phận nhàn tản được (cười). Gắn bó với nhạc dân tộc từ năm lên 6 tuổi, tôi từng bị ám ảnh bởi lời hát ru: “Ầu ơ..., con đi trường học, mẹ đi trường đời”.

Làm người phụ nữ, phải trải qua bao nhiêu là thử thách và cột mốc, biết tới bao giờ mới “tốt nghiệp” được! Nếu chỉ cam phận ở nhà làm một bà nội trợ trong khi có đủ điều kiện, khả năng đóng góp cho xã hội và nói lên tiếng nói cá nhân của mình, thì như thế sẽ rất uổng phí.

Một cá nhân có ý nghĩa trong xã hội sẽ không chỉ là một người giúp tiêu thụ sản phẩm mà còn phải là người làm ra sản phẩm, dù là một sản phẩm bé nhất. Thời gian có thể là hữu hạn nhưng khả năng con người là vô hạn. Một đời người sẽ tẻ nhạt biết bao nếu để bong tróc dần đi những ước vọng chỉ bởi sự an phận thủ thường. Đối với tôi, một ngày và một đời hạnh phúc là mỗi sáng ra khi mở mắt, thấy mục đích sống của mình hiện ra trước mặt một cách rõ ràng và mạch lạc nhất có thể.

Lại trót mang cái nghiệp “cầm kỳ” này, mỗi lần đi về lại chứng kiến từng sự ra đi của những nghệ nhân lớn tuổi, có những thứ “vàng ròng” các bác ấy mang đi hết, không kịp giữ lại, cứ như những lớp vảy cá cứ dần tróc đi, tới một lúc nào đó, liệu cá còn bơi được, thở được; nhạc dân tộc liệu còn lại gì cho con cháu chúng ta về sau...

Trước nay vì thế, tất cả những nỗ lực của tôi, từ biểu diễn, sáng tác, cho tới gây quỹ, giảng dạy, tổ chức các work shop..., tại Mỹ hay tại Việt Nam cũng đều là nhằm cố gắng giữ lại những lớp vảy đó, để cho “con cá” được thở, được bơi trong nước - như nó vốn dĩ thuộc về...”.

“Cứ thế nhé, Vanessa Vo!”

Để đặt một chân vào thị trường Mỹ, lại là một lãnh địa vốn không dễ gì mở lòng với các tài năng gốc Á như Hollywood, hẳn nhiên là cả một câu chuyện không đơn giản, nếu như bạn không hội đủ thực lực, tâm huyết và cả cơ may.

Sang Mỹ từ năm 2001, khi đã nổi tiếng trong nước với giải Nhất cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc năm 1995 và giải Nhất độc tấu nhạc dân tộc hiện đại, Vân Ánh đã từng nghĩ không khéo từ giờ sẽ đành phải “theo chồng bỏ cuộc chơi” vì chưa mường tượng được tiếng đàn tranh của mình sẽ đi về đâu trên đất Mỹ.

“Đang lúc nghe ngóng tìm hiểu thì một ngày nọ, tôi bỗng nhận được một cuộc điện thoại trong mơ: Mời đến phim trường Hollywood để thử chơi nhạc phim cho bộ phim “Daughter From Danang” (Người con gái Đà Nẵng).

May cho tôi là nhờ những lần qua Mỹ biểu diễn trước đó mà tôi đã được người đứng đầu cộng đồng người Việt tại vịnh San Francisco biết đến và giới thiệu tôi cho nhà sản xuất của bộ phim, khi họ đánh tiếng cần tìm một nghệ sĩ có thể chơi được các nhạc cụ Việt Nam, trùng lúc tôi vừa sang.

Tới lúc vào việc thì tôi không những được mời chơi nhạc mà còn đồng thời là người sáng tác luôn bản nhạc phim đó. Bộ phim sau đó may mắn giành được đề cử Oscar cho phần nhạc phim và tên tuổi của tôi bắt đầu được lưu tại kho dữ liệu của Hollywood từ đó, để đưa tới những lời mời trong mơ khác...”.

“Đành rằng ở Mỹ, âm nhạc truyền thống Việt Nam luôn được cho là một món ăn lạ, nhất là vào thời điểm nhiều người Mỹ hầu như chỉ biết tới Việt Nam qua mấy chữ “chiến tranh Việt Nam”.

Nhưng một mặt, đất nước hợp chủng quốc cũng không lạ gì những tiếng nói đến từ những nơi xa xôi nhất. Nên, nếu như sự chia sẻ không đủ chân thành và tha thiết, chắc chắn bạn cũng sẽ khó tìm được bãi đáp để chạm vào trái tim của cộng sự, cũng như khán giả” - nữ giám khảo Grammy gốc Việt nói.

Làm sao để có đủ sự chân thành? “Cái gì biết, tôi sẽ bảo biết. Cái gì không biết, tôi cũng sẽ thú nhận là không biết. Đúng là tôi đã từng không xa lạ gì với công việc làm nhạc phim ở Việt Nam, nhưng trong điều kiện chuẩn của Hollywood, thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Tôi không cố chứng minh mình phi thường, mà chỉ chứng tỏ rằng tôi yêu cơ hội đó, bằng vào những gì tôi từng sâu nặng. Nhưng chân thành không thôi chưa đủ, một nghệ sĩ để kết giao và kết nối được với bên ngoài, còn cần đến sự thông minh và mẫn cảm nữa.

Chẳng hạn như khi bạn trình diễn một bản hát ru, bạn hãy đừng chỉ chơi với tâm thế của một người mẹ đang được ôm một đứa con ấm áp trong lòng, mà đôi khi còn cần phải nghĩ đến cả những người mẹ bị mất con hoặc khao khát có con nữa. Phải thật giàu tưởng tượng, bạn mới có thể chạm được thật sâu vào nhiều người.

Bạn lại cũng phải luôn không ngừng hỏi, kể cả những câu hỏi tưởng chừng như trẻ con nhất: Tại sao lại là “Lý cây đa” mà không phải là Lý cây ổi, Lý cây tre?..., vì sau đó là cả một bức tranh phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt xưa, là hồn Việt...”.

Để hướng sự chú ý của công chúng Mỹ tới đàn tranh hay các nhạc cụ truyền thống khác của Việt Nam, nghệ sĩ Võ Vân Ánh nhiều lúc đã chọn cách đi đường vòng của một người chơi world music: Tạo ra những cuộc “hôn phối” giữa nhạc cụ này và nhạc cụ kia, chuyển soạn các bản nhạc rock, jazz... cho đàn tranh hoặc t’rưng; hay hòa âm phối khí các ca khúc nổi tiếng thế giới như “Rolling in the deep”, “Colors of the wind” bằng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam...

5 năm trở lại đây, Vân Ánh còn đổ thêm tâm huyết vào “Music Bridge” - nhóm nhạc thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt và học sinh tại Việt Nam do chị giảng dạy và dẫn dắt, cũng đồng thời là quỹ học bổng dành cho những bạn trẻ có lòng với âm nhạc truyền thống Việt...

Cùng có duyên với world music và nặng lòng với âm nhạc truyền thống Việt Nam, nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh có một tình thân với nghệ sĩ nhạc jazz Nguyên Lê. Trong những chuyến qua Mỹ biểu diễn, nghệ sĩ người Pháp gốc Việt tài danh này thường lưu tại nhà chị thay vì ở khách sạn để có dịp đàm đạo nhiều hơn về âm nhạc cùng người đồng hương của mình.

Hai người cũng thường đi biểu diễn tại nhiều thành phố lớn của Mỹ và Vân Ánh thường chơi các tác phẩm của Nguyên Lê sau khi tự tay chuyển soạn, vì ông chưa bao giờ viết riêng cho đàn tranh, đàn bầu hay t’rưng. Vân Ánh bảo có một câu nói nhận được từ bậc đàn anh khiến chị rất xúc động và luôn ghi nhớ nằm lòng, mà theo chị hiểu thì đó hẳn là một lời khen. Nó, thật ra, chỉ vẻn vẹn mấy chữ: “Cứ thế nhé, Vanessa Vo!”.

“Gắn bó với nhạc dân tộc từ năm lên 6 tuổi, tôi từng bị ám ảnh bởi lời hát ru: “Ầu ơ..., con đi trường học, mẹ đi trường đời”. Làm người phụ nữ, phải trải qua bao nhiêu là thử thách và cột mốc, biết tới bao giờ mới “tốt nghiệp” được! Nếu chỉ cam phận ở nhà làm một bà nội trợ trong khi có đủ điều kiện, khả năng đóng góp cho xã hội và nói lên tiếng nói cá nhân của mình, thì như thế sẽ rất uổng phí. Một đời người sẽ tẻ nhạt biết bao nếu để bong tróc dần đi những ước vọng chỉ bởi sự an phận thủ thường...”.

THỦY NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.