CHUYÊN ĐỀ: CHIÊU TRÒ GÂY BÃO VÀ “VĂN HÓA... THẢM THƯƠNG” - Kỳ cuối

Game show bị phản ứng, tẩy chay: Chưa thấy ai bị khiển trách

MINH THI |

Nhiều chương trình game show bị phản ứng, tẩy chay, nhiều nhà sản xuất liên tục nói lời xin lỗi, hứa “siết” nội dung chương trình… song cho đến nay, chưa thấy ai liên đới bị khiển trách, chịu trách nhiệm, chỉ cần vài lời xin lỗi chiếu lệ là cho qua.

Gánh nặng doanh thu

Trong các nhà đài, duy nhất có Đài truyền hình Vĩnh Long từ chối Trấn Thành làm giám khảo trong một chương trình thiếu nhi, và chuyện này đã gây ồn ào dư luận. Nam MC Trấn Thành cũng có lời xin lỗi chung chung trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, sau đó cũng không thấy một động thái tích cực nào làm giảm bớt các chương trình game show trên truyền hình.

Ngược lại, chưa bao giờ các chương trình truyền hình thực tế, game show giải trí trên truyền hình lại dễ dãi tràn ra khỏi khung giờ 20-22h và không chỉ phát vào những ngày cuối tuần mà trải dài từ thứ hai đến chủ nhật. Kinh ngạc hơn, hiện có hơn 70 chương trình giải trí đang phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình TPHCM (HTV) và Đài Truyền hình Vĩnh Long (THVL). Trong đó, cụ thể Đài Truyền hình TPHCM (chỉ tính HTV7, HTV9 và HTV2) có ít nhất 36 chương trình là game show, truyền hình thực tế, thi ca hát và diễn hài, trong đó 80% chương trình phát trên kênh HTV7.

Trên Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tính VTV3, VTV6 và VTV9 cũng đang có ít nhất 26 chương trình giải trí kiểu trên, trong đó khoảng 70% trên VTV3. Các chương trình trên VTV có chiến dịch truyền thông lớn hơn, rất hiếm chương trình thầm lặng sản xuất. Và đài địa phương như Truyền hình Vĩnh Long, chỉ riêng kênh THVL cũng có chục game show, truyền hình thực tế.

Với 70 chương trình lớn nhỏ, diễn viên, nghệ sĩ chạy show không kịp thì hỏi làm sao đầu tư cho kịch bản? Còn nhà sản xuất thì trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, buộc phải sống còn bằng cách kiếm quảng cáo để tồn tại. Mà bảng giá thì không hề dễ chịu với những nhà sản xuất tay ngang.

Theo đó, tại Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình Việt Nam (TVAd), một spot quảng cáo 10 giây trong chương trình The Face (Gương mặt thương hiệu) có giá 125 triệu đồng; chương trình Gương mặt thân quen nhí có giá 175 triệu đồng/spot; Ơn giời, cậu đây rồi! là 185 triệu đồng/spot. Tuy nhiên, đây chỉ là con số công bố, giá quảng cáo trong, trước và sau các chương trình truyền hình thực tế, game show trên các đài phụ thuộc rất lớn vào rating và việc thương lượng đằng sau… bảng giá.

Cuộc chiến giành nhãn hàng

Như đã nói, game show trở thành cuộc chiến giành khách hàng quảng cáo dài hơi của các ông trùm quảng cáo trên truyền hình. Những nhà sản xuất nhỏ thì chịu cảnh bị o ép, nằm chờ lên sóng, cho dù chương trình mang tính nhân văn và có chất lượng. Trong khi đó, các “ông lớn” thường nắm quảng cáo của đài thì họ sẽ “chèn ép” các nhà sản xuất nhỏ bằng các lệnh miệng, khiến các nhãn hàng không dám quảng cáo với nhà sản xuất nhỏ, nếu không sẽ bị mất lòng “ông lớn”.

Và dĩ nhiên, việc tạo chiêu trò để gây chú ý là không tránh khỏi trong “chiến dịch” truyền thông. Thường thì chương trình “sạch” lại không mấy ai xem. Bên cạnh đó là chuyện tố dàn xếp kết quả, tố thí sinh mua giải, giám khảo thiên vị…

Nhiều người cho rằng, ngoài trách nhiệm của truyền thông, vai trò của các nhà sản xuất, còn có cả trách nhiệm của nghệ sĩ. Bởi văn hóa ứng xử của nghệ sĩ trên truyền hình đang rơi vào tình trạng báo động. Nhiều ca sĩ, người nổi tiếng ngồi ghế nóng với giá cátsê cao ngất, nhưng lại chỉ phô diễn hình ảnh và “đóng vai” giám khảo, mà không có chuyên môn.

Các nghệ sĩ tham gia với vai trò người chơi thì làm mất uy tín của mình với những trò lố, những câu nói phản cảm. Thế nhưng, cho đến nay, không cơ quan quản lý nào tuýt còi, cấm sóng các đơn vị sản xuất thích dùng chiêu trò, cũng như phạt nghệ sĩ nào diễn hài nhảm trên truyền hình.

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.