Ép khách Tây mua túi bánh rán giá 700.000 đồng: Hành động xấu xí của người Việt

Bích Hà |

Phải mua túi bánh rán giá 700.000 đồng, trả tới 7 triệu đồng cho một con mực, 900.000 đồng cho một lần đánh giày hay 300.000 đồng/bát phở… là những sự việc khiến du khách nước ngoài có ấn tượng chưa đẹp khi đến với Việt Nam. Vì lợi trước mắt, những hành động xấu xí này có thể làm du khách “một đi không trở lại”.

Xấu hổ với hành động của người bán hàng!

Chia sẻ với phóng viên, chị Thu Anh (làm việc tại một cửa hàng trên phố Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, rất bất ngờ khi câu chuyện “khách tây bị ép mua bánh rán với giá cắt cổ” của mình lại nhận được sự quan tâm của dư luận như vậy. Theo chị, sự việc xảy ra vào ngày 1.6 trên phố Lý Quốc Sư (Hà Nội).

“Người khách bước vào cửa hàng tôi với thái độ rất tức giận, trên tay còn cầm túi bánh rán. Tôi bán hàng ở khu vực phố cổ đã lâu và chứng kiến rất nhiều trường hợp khách nước ngoài bị chặt chém giá trên trời. Bởi vậy, khi thấy thái độ của vị khách, tôi và các nhân viên khác trong cửa hàng biết ngay là bà ấy vừa bị ép mua bánh rán” – chị Thu Anh chia sẻ.

Khi chị hỏi vị khách mua chỗ bánh đó với giá bao nhiêu, như được cởi lòng, vị khách đã kể lại đầu đuôi sự việc, với sự bức xúc, giận dữ.

Cũng theo chị Thu Anh, vị khách đó nói bà không hề có ý định mua bánh rán, nhưng người bán hàng cứ đi theo, dí túi bánh rán vào mặt bà. Khi bà lấy ví ra thì người bán hàng đã tự thò tay vào ví để rút 2 tờ tiền (mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng), rồi đưa cho bà túi bánh rán, sau đó bỏ đi trong sự ngỡ ngàng của vị khách.

“Sau khi nghe câu chuyện túi bánh rán của vị khách Tây, là một người Việt, tôi thấy rất xấu hổ, hổ thẹn thay cho người bán hàng. Hành động đó như là ăn cướp vậy. Không biết nói gì, tôi chỉ biết khuyên vị khách rằng, ở Việt Nam khi bạn đi ra đường, có mua hàng gì cũng phải hỏi giá tiền trước và phải hết sức cẩn thận với mấy bà bán tăm, hoa quả, kẹp tóc, bánh rán ven đường", chị Thu Anh kể lại.

Hàng rong đeo bám du khách - cảnh rất hay gặp tại Hà Nội. Ảnh Kỳ Anh

Mong cơ quan chức năng rốt ráo xử lý

Chị Thu Anh cũng cho biết thêm, trường hợp “vị khách Tây bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đồng” chỉ là điển hình trong nhiều sự việc chị đã chứng kiến.

Cách đây không lâu, chị cũng bối rối khi biết một vị khách người Hàn Quốc phải trả số tiền 600.000 đồng khi cho việc di chuyển khoảng 5km ở Hà Nội. Đặc biệt, hôm đó là ngày đầu tiên ông đến Việt Nam nên việc đã bị “chặt chém” như vậy đã khiến ông từ kinh ngạc chuyển sang giận dữ.

Thỉnh thoảng, những câu chuyện về việc ăn bát phở giá vài trăm nghìn, mua con mực giá vài triệu... lại làm nóng dư luận. “Hãy trả lại văn minh cho Hà Nội” – chị Thu Anh kêu gọi mỗi người dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ý thức hơn trong mỗi hành động của mình.

Việc bán hàng kiểu này chỉ là lợi trước mắt, còn hệ lụy của nó rất lớn. Nếu một vị khách có ấn tượng không tốt, họ sẽ kể cho nhiều người, người nọ kể cho người kia.

“Khi thấy người bán hàng rong chèo kéo khách, chúng tôi đều chạy từ cửa hàng ra để nói những người bán hàng đó không được làm vậy. Có người bỏ đi, có người thì mắng chửi lại chúng tôi. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý nghiêm hành vi này, tránh ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế", chị Thu Anh nhấn mạnh.

Thời gian qua, nhiều câu chuyện về hình ảnh xấu xí của người Việt Nam được các khách Tây chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Người nước ngoài thậm chí còn rỉ tai nhau rằng, du lịch ở phố cổ Hà Nội, hay đến Việt Nam, nên tránh xa mấy người bán hàng rong, để không phải mua đồ giá cắt cổ, cũng như tránh bị móc túi. Cảnh giác hơn, thay vì đeo sau lưng, họ lại đeo balô về phía trước ngực để tránh bị mất đồ.

Đọc những lời chia sẻ đó, là người dân Việt Nam ai nấy đều thấy buồn và xấu hổ. Trong khi chúng ta đổ rất nhiều tiền của để quảng bá du lịch thì chỉ một hành động không đẹp đã đổ đi công sức của rất nhiều người.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Khách Tây bị “chặt chém” ở phố cổ: Mua túi bánh rán giá 700.000 đồng

Bích Hà |

Ăn tô phở giá “cắt cổ”, không có nhu cầu vẫn bị đeo bám và bị buộc phải đánh giày với mức giá trên trời… Mới đây, thêm một câu chuyện về nạn “chặt chém” ở Hà Nội khiến dân mạng bức xúc, khi một vị khách Tây bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đồng.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Mất việc cận Tết, công nhân ngậm ngùi: "Tết năm sau con về!"

Chân Phúc - Phương Ngân |

Mất việc làm vào những ngày cận Tết, đồng nghĩa với việc mất đi thu nhập, không ít công nhân đã phải ngậm ngùi ở lại TPHCM trong dịp Tết Nguyên đán này. Buồn, tủi thân,... nhưng họ buộc phải chấp nhận điều đó, và chỉ có thể hẹn với bố mẹ,... Tết năm sau con về!

Vẻ đẹp kỳ vĩ của moong than sâu nhất Đông Nam Á tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Mỏ than lộ thiên Cọc 6, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những mỏ than lâu đời và xuống sâu nhất của TKV, thậm chí được coi là mỏ than lộ thiên sâu nhất của Đông Nam Á hiện vẫn đang được khai thác.

"Phượt" bằng xe máy về quê đón Tết: Cần đặt sự an toàn lên hàng đầu

HỮU CHÁNH |

Dù hành trình vượt hàng trăm cây số về nhà đón Tết bằng xe máy mang đến nhiều trải nghiệm, nhưng mỗi người vẫn luôn phải đặt sự an toàn lên hàng đầu để tránh những vấn đề nan giải trên suốt quãng đường đi.

Trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài: Dù ở đâu cũng luôn hướng về đất nước

Vương Trần |

Dù ở xa quê hương, làm việc ở nhiều nơi trên thế giới song những trí thức trẻ vẫn luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước qua những hoạt động của mình. Tết đến, xuân về, những người con xa quê lại thổn thức hương vị Tết quê.

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Khách Tây bị “chặt chém” ở phố cổ: Mua túi bánh rán giá 700.000 đồng

Bích Hà |

Ăn tô phở giá “cắt cổ”, không có nhu cầu vẫn bị đeo bám và bị buộc phải đánh giày với mức giá trên trời… Mới đây, thêm một câu chuyện về nạn “chặt chém” ở Hà Nội khiến dân mạng bức xúc, khi một vị khách Tây bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đồng.