Dừng tổ chức cướp phết ở Hiền Quan là đúng thẩm quyền!

Đặng Chung |

Trước cảnh tượng hỗn loạn, hàng trăm thanh niên xé rào, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng an ninh lao vào tranh cướp phết ở hội Hiền Quan (Phú Thọ), Ban tổ chức lễ hội đã quyết định tạm dừng màn tranh cướp phết.

Việc đưa ra mệnh lệnh hành chính như trên đang gây ra nhiều tranh cãi. Liệu đây có phải cách ứng xử phù hợp với một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, chứa đựng ý nghĩa tinh thần với người dân ở địa phương? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch - về vấn đề này.

Ngày 17.2, Ban tổ chức lễ hội cướp phết Hiền Quan năm 2019 đã dừng tổ chức màn cướp phết do vẫn xảy ra tình trạng hỗn loạn. Bộ VHTTDL có quan điểm ra sao về sự việc này?

- Theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29.8.2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, thẩm quyền cho phép tổ chức Lễ hội cướp phết Hiền Quan là do chính quyền địa phương quyết định, sau khi có hồ sơ thông báo hoặc đăng ký.

Việc quyết định cho tạm dừng của chính quyền địa phương do không đảm bảo trật tự an toàn cho người dân, không thực hiện được quy chế của lễ hội là đúng thẩm quyền và tuân thủ Nghị định của Chính phủ.

Bộ đánh giá cao sự kiên quyết và trách nhiệm quản lý hoạt động lễ hội của địa phương. Trong tình huống này, khi cân nhắc và quyết định thì yếu tố phải đảm bảo sự an toàn cho người dân đã được chính quyền địa phương coi trọng hàng đầu.

Tuy nhiên, việc dừng màn cướp phết khiến người dân làng Hiền Quan không đồng tình, thậm chí bức xúc. Họ cho rằng không còn màn cướp phết thì mất hết ý nghĩa của lễ hội. Theo ông, nên làm gì để hài hòa giữa ý nguyện của người dân với mong muốn tổ chức lễ hội văn minh, không còn bạo lực?

- Trên thực tế, chỉ một nhóm thanh niên quá khích gây rối tại trước cửa Đền sau khi phần nghi lễ linh thiêng được thực hiện. Người dân làng Hiền Quan cũng đã cơ bản thống nhất và ủng hộ với quyết định của chính quyền là tạm dừng phần đánh phết để đảm bảo trật tự, an toàn tính mạng cho người dân.

Ý nghĩa của lễ hội cướp phết Hiền Quan thể hiện cơ bản ở phần tế lễ và các nghi lễ truyền thống. Đánh phết là một phần trong phần hội, vì vậy nếu tổ chức không an toàn cho người dân thì sẽ mất ý nghĩa của lễ hội.

 
Người phát ngôn Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch  Nguyễn Thái Bình.

Tôi nghĩ, muốn có một lễ hội văn minh, không bạo lực cần phải có giải pháp nhằm khắc phục những hiện tượng phản cảm đó.

Cụ thể, địa phương phải đổi mới phương thức đánh phết, có các phương án để đảm bảo trật tự an toàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về giá trị truyền thống của lễ hội.

Theo ghi nhận của địa phương, việc đánh phết là ý nghĩa rèn quân, thể hiện sức mạnh của quân binh chứ không phải như ngày nay cho rằng ai lấy được quả phết là may mắn.

Có ý kiến cho rằng, việc yêu cầu dừng cướp phết tại lễ hội ở làng Hiền Quan là cách quản lý theo kiểu “không quản được thì cấm”. Theo ông, cách ứng xử như thế với một lễ hội truyền thống đã phù hợp chưa?

- Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm nào quy định cấm tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, còn có nhiều chủ trương yêu cầu phải có giải pháp để cho người dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ những lễ hội, để qua đó hun đúc lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc.

Bên cạnh việc tạo ra những hành lang pháp lý cho các hoạt động lễ hội phát triển, thì còn có những chính sách bảo tồn các lễ hội truyền thống, khuyến khích người dân tham gia lễ hội với cách hành xử văn minh, lịch sự, qua đó góp phần xây dựng nhân cách hướng thiện của con người.

Đồng thời, công tác tuyên truyền về lễ hội cũng cần thông tin đầy đủ, đúng mực, khách quan - sẽ là một trong những giải pháp thiết thực, góp phần giúp người dân hiểu đúng bản chất, giá trị, ý nghĩa nhân văn của các lễ hội truyền thống.

Chúng tôi cho rằng, dù bất cứ một hoạt động nào mang tính chất cộng đồng thì luôn phải có sự định hướng, quản lý để tạo điều kiện cho hoạt động đó phát triển theo chiều hướng tích cực, mang lại giá trị tốt đẹp cho xã hội và con người.

-  Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Dừng hội cướp phết Hiền Quan, trai làng đánh trống phản đối kịch liệt

Duy Hiệu - Thạch Thảo |

Hội cướp phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) bị dừng ngay trước thời điểm diễn ra, hàng trăm thanh niên đánh trống, hò hét để phản đối quyết định dừng.

Chính thức dừng cướp phết Hiền Quan do để xảy ra hỗn loạn

Tô Thế - Hà Phương |

Trước ngày tổ chức lễ chính (13 tháng giêng), lễ hội cướp Phết Hiền Quan đã bị dừng bởi trong quá trình cướp phết vào chiều 16.2, hàng trăm thanh niên đã làm mất an ninh trật tự, náo loạn khu vực tổ chức lễ hội.

Thánh thần nào giúp giải hạn?

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các cơ sở thờ tự, chịu ngồi dưới lòng đường, vỉa hè, khấn vái và đốt cả đống vàng mã để mong xóa bỏ vận hạn, cầu may mắn, tài lộc... Vậy nhưng, thần thánh nào giúp giải hạn, khi công chức bỏ bê công việc để đi lễ, con người không sống và làm việc theo pháp luật mà trông chờ vào sự ban phát từ thế giới tâm linh?

Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Đặng Chung |

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Cúng sao giải hạn: Trốn tránh tai họa do chính mình gây nên?

Đặng Chung |

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Dừng hội cướp phết Hiền Quan, trai làng đánh trống phản đối kịch liệt

Duy Hiệu - Thạch Thảo |

Hội cướp phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) bị dừng ngay trước thời điểm diễn ra, hàng trăm thanh niên đánh trống, hò hét để phản đối quyết định dừng.

Chính thức dừng cướp phết Hiền Quan do để xảy ra hỗn loạn

Tô Thế - Hà Phương |

Trước ngày tổ chức lễ chính (13 tháng giêng), lễ hội cướp Phết Hiền Quan đã bị dừng bởi trong quá trình cướp phết vào chiều 16.2, hàng trăm thanh niên đã làm mất an ninh trật tự, náo loạn khu vực tổ chức lễ hội.

Thánh thần nào giúp giải hạn?

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các cơ sở thờ tự, chịu ngồi dưới lòng đường, vỉa hè, khấn vái và đốt cả đống vàng mã để mong xóa bỏ vận hạn, cầu may mắn, tài lộc... Vậy nhưng, thần thánh nào giúp giải hạn, khi công chức bỏ bê công việc để đi lễ, con người không sống và làm việc theo pháp luật mà trông chờ vào sự ban phát từ thế giới tâm linh?

Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Đặng Chung |

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Cúng sao giải hạn: Trốn tránh tai họa do chính mình gây nên?

Đặng Chung |

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.