"Dùng nhạc để phục vụ kinh doanh mà không chịu trả tiền là hết sức vô lý"

Bích Hà (thực hiện) |

Sau khi Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đề nghị tạm dừng việc thu tiền bản quyền âm nhạc trên tivi trong phòng khách sạn, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) lại bị phản ứng khi thu tiền với quán càphê. Trao đổi với Lao Động về sự việc, nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC - khẳng định: Trung tâm luôn đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật với các nguyên tắc nghiêm minh, công khai, minh bạch trong hoạt động.

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh có mong muốn phía VCPMC phải trưng giấy ủy quyền tác giả, tại sao trung tâm không làm điều này, thưa ông?

- Hiện VCPMC đại diện cho gần 4.000 tác giả trong nước và khoảng 4 triệu tác giả trên thế giới nhờ ký hợp đồng hợp tác song phương. Mỗi lần đi thương lượng, trung tâm không thể đưa hợp đồng của từng người ra cho các đơn vị kinh doanh được vì có khi phải cả xe tải mới chở hết.

Về nguyên tắc, những ai muốn dùng nhạc của chúng tôi để phục vụ cho việc kinh doanh thì phải xin phép. Anh phải có nghĩa vụ thông báo cho chúng tôi, để thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền. Giờ anh đã không xin phép lại còn không chịu trả tiền, điều đó hết sức vô lý.

Phía trung tâm chỉ được thu hộ những tác giả đã ủy quyền cho mình, nếu không cung cấp giấy ủy quyền, các cơ sở kinh doanh sẽ nghi ngờ việc thu –chi không minh bạch?

- Chúng tôi chỉ thu tiền cho những tác giả đã ủy quyền cho trung tâm. Các cơ sở kinh doanh muốn biết danh sách đấy thì phải đến trung tâm khai báo, cung cấp danh mục ca khúc sử dụng, rồi ký hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc. Sau khi ký hợp đồng, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Đầu tiên, trung tâm sẽ đối chiếu danh mục các ca khúc mà cơ sở kinh doanh sử dụng với danh mục ca khúc được ủy quyền cho trung tâm. Nếu chúng tôi thu sai, nhận vơ, chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nhưng phía đơn vị kinh doanh, trước khi trả tiền, họ cũng có quyền được minh bạch thông tin, trung tâm làm thế nào để thuyết phục họ?

- Luật pháp đã quy định rõ về quyền tài sản của các tác giả có quyền biểu diễn, sao chép và truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện khác nhau… Cụ thể là căn cứ về “quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng” tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 100/NĐ-CP. Theo đó, “quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng” bao gồm việc biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà  công chúng có thể tiếp cận được, ngoại trừ tại gia đình.

Trong trường hợp các chủ cơ sở kinh doanh không chấp hành việc đóng tiền tác quyền, trung tâm sẽ làm thế nào?

Nếu chúng tôi gửi văn bản nhiều lần mà chủ các cơ sở kinh doanh vẫn trì hoãn việc đóng tiền tác quyền, thì chúng tôi buộc phải báo cáo với các cơ quan Nhà nước để tiến hành xử phạt. Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16.10.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng. Nếu các chủ cơ sở kinh doanh tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ thì chúng tôi phải kiện họ ra tòa.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của VCPMC diễn ra sáng 7.7. Ảnh: B.H

Ở những quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, sẽ rất khó để biết ở nơi đó nghe ca khúc của những ai, nghe nhiều ít ra sao. Sau khi thu, trung tâm sẽ chi trả cho các tác giả như nào để đảm bảo công bằng?

Do điều kiện của Việt Nam, về mặt kỹ thuật, chúng ta chưa có cách nào để biết chắc được rằng trong 1.000 bài mà nhà hàng đó sử dụng, ca khúc nào được dùng nhiều, dùng ít, ca khúc nào không dùng. Chúng tôi đành chia theo bình quân, chia đều cho các tác giả. Đáng lẽ phải chính xác là theo đúng lượt nghe, đúng tần suất sử dụng. Thôi thì lọt sàng xuống nia!

Trong tương lai, chúng tôi sẽ đầu tư công nghệ, phần mềm, để trả tiền cho các hội viên theo đúng lượt nghe. Ngoài ra, trung tâm sẽ làm lại trang web, để đăng tải toàn bộ những ca khúc của các tác giả là hội viên để dư luận, cơ sở kinh doanh được biết.

Hiện nay, khi việc thu tiền tác quyền âm nhạc trên tivi trong phòng khách sạn bị yêu cầu tạm dừng, các quán càphê cũng có mong muốn này, Trung tâm có đáp ứng không?

Tôi khẳng định luôn là không có chuyện dừng thu tiền tác quyền âm nhạc trong quán càphê. Thực tế, VCPMC bắt đầu thu tiền tác quyền đối với các quán cà phê từ năm 2002. Năm 2016, số tiền tác quyền thu được ở các quán càphê là 2.865 tỉ đồng của 607 đơn vị kinh doanh; 5 tháng đầu năm 2017, trung tâm thu được 1.070 tỉ đồng của 123 đơn vị kinh doanh.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ có lộ trình thu phí tác quyền trong từng lĩnh vực, như trên taxi, phương tiện giao thông chuyên chở, cơ sở massage…, nếu dùng nhạc để phục vụ khách hàng của mình. Nguyên tắc là, tất cả các tổ chức và cá nhân sử dụng âm nhạc trong hoạt động kinh doanh của mình thì phải xin phép và trả tiền.

- Cảm ơn nhạc sĩ đã chia sẻ!

Bích Hà (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi: Luật sư nói gì?

Bích Hà (thực hiện) |

Dù Cục Bản quyền tác giả đã yêu cầu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMV) tạm dừng việc thu phí âm nhạc trên tivi tại phòng nghỉ khách sạn, nhưng vẫn khẳng định việc thu này là hoàn toàn đúng luật. Trong khi phía chủ khách sạn lại cho rằng đài truyền hình mới là bên phải trả khoản tiền phí này.

Bị “tố” tận thu tiền tác quyền trên TV, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc lên tiếng

B. Hà |

Khi bị các chủ khách sạn ở Đà Nẵng phản ứng về việc thu tác quyền âm nhạc trên tivi tại khách sạn, ông Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC – lên tiếng khẳng định việc mình làm là đúng luật.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi: Luật sư nói gì?

Bích Hà (thực hiện) |

Dù Cục Bản quyền tác giả đã yêu cầu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMV) tạm dừng việc thu phí âm nhạc trên tivi tại phòng nghỉ khách sạn, nhưng vẫn khẳng định việc thu này là hoàn toàn đúng luật. Trong khi phía chủ khách sạn lại cho rằng đài truyền hình mới là bên phải trả khoản tiền phí này.

Bị “tố” tận thu tiền tác quyền trên TV, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc lên tiếng

B. Hà |

Khi bị các chủ khách sạn ở Đà Nẵng phản ứng về việc thu tác quyền âm nhạc trên tivi tại khách sạn, ông Phó Đức Phương - Giám đốc VCPMC – lên tiếng khẳng định việc mình làm là đúng luật.