Du lịch miền Trung thiếu hụt lao động và câu chuyện “con gà, quả trứng"

Hoàng Văn Minh |

Các tỉnh miền Trung đang tái khởi động ngành du lịch, dịch vụ, mở cửa du lịch trở lại để đón khách nội địa và quốc tế trong bối cảnh mất gần hết người lao động do ảnh hưởng dịch bệnh.

Thừa Thiên - Huế chỉ còn 3.000 lao động

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có hơn 14.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và hơn 30.000 lao động gián tiếp liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên qua gần 2 năm chống chọi với dịch bệnh COVID-19, phần lớn lao động trong ngành du lịch đã dịch chuyển, tìm việc làm mới.

Thống kê của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, cuối năm 2020, lao động trong ngành du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên - Huế còn khoảng 7.000 người; cuối năm 2021, số lao động chỉ còn khoảng 3.000 người nhưng không thường xuyên, chủ yếu là các lao động chất lượng cao, được các doanh nghiệp trả lương một phần hằng tháng để giữ người.

Tại thành phố Đà Nẵng, theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, quý I/2020, thành phố có hơn 50.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Cuối năm nay, chỉ còn hơn 11.000 lao động, giảm 80%. Đáng nói là số 20% còn lại cũng chỉ được trả lương “cho có” bởi bản thân các cơ sở dịch vụ, các công ty lữ hành cũng chỉ hoạt động cầm chừng, nhiều cơ sở phải vay ngân hàng để trả lương và các chi phí khác.

Mất nguồn nhân lực cũng là thực trạng chung của các địa phương lấy du lịch làm “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế ở miền Trung như Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hoà... Khi nhiều đơn vị, doanh nghiệp ngành du lịch, dịch vụ ngưng hoạt động vì dịch bệnh thì một bộ phận lớn người lao động phải chuyển sang làm những ngành nghề khác.

“Không biết chờ đến khi nào du lịch mới phục hồi, mở cửa trở lại nên phần lớn lao động như chúng tôi buộc phải chuyển sang làm những ngành nghề mới như chạy taxi, xe ôm, bán hàng online, môi giới bất động sản... để kiếm sống. Tới đây, khi ngành du lịch hoạt động trở lại thì nhiều người, như bản thân tôi đã thích nghi với nghề mới nên chúng tôi phải cân nhắc là có nên quay lại với công việc trước đây?”, anh Nguyễn Duy Biên, hướng dẫn viên du lịch ở Thừa Thiên - Huế tâm sự.

Chuyện quả trứng và con gà

Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế... là các địa phương đã và đang lên kế hoạch mở cửa lại thị trường du lịch nội địa cũng như đón khách quốc tế, bắt đầu từ những tháng cuối năm 2021 trong bối cảnh đầy khó khăn. Ngoài việc dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh trở lại, các địa phương này còn đối diện với việc thiếu hụt nghiêm trọng lao động từ phổ thông cho đến chất lượng cao.

Bà Châu Thị Hoàng Mai - Giám đốc điều hành Alba Spa Hotel Huế - cho biết: Gần đây khi Thừa Thiên - Huế cho phép mở cửa thì các dòng khách từ vùng xanh đã đến. Hiện chúng tôi có thể vận dụng nguồn nhân lực trong hệ thống, từ các khách sạn ở trung tâm thành phố hoặc resort ở huyện Phong Điền. Dù vậy, trong tương lai vẫn phải huy động người trở lại hoặc tuyển dụng mới để khôi phục nguồn nhân lực”, bà Mai nói.

Trên thực tế, trong năm 2021, ngành du lich các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà... đều có các lớp trình tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho hướng dẫn viên, nâng cao tay nghề cho người lao động cả trực tiếp lẫn online. Đồng thời cung cấp kiến thức, định hướng xây dựng sản phẩm du lịch thích ứng với hoàn cảnh mới, giúp cho các doanh nghiệp chuẩn bị cho việc phục hồi hoạt động tới đây.

Một số địa phương như Đà Nẵng còn tạo điều kiện để các lao động mất việc của ngành du lịch được tiếp cận một số nguồn vay không thế chấp, trang trải cuộc sống. Tuy vậy, kết quả mang lại cũng không khả quan.

Đến thời điểm này, câu chuyện về nguồn nhân lực của ngành du lịch và dịch vụ các tỉnh miền Trung bắt đầu loay hoay kiểu câu hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước.

Quả trứng có trước thì tâm trạng sẽ lo lắng kiểu ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng: “Những lao động bị mất của chúng ta khi chuyển qua công việc khác và nếu ổn định, tốt hơn thì khả năng quay lại với ngành du lịch là khó. Và điều này rất nguy hiểm”.

Nếu con gà có trước thì sẽ là: “Tuy nhiên, sự phục hồi không thể một sớm một chiều trong vòng 1 hay 2 năm. Theo kịch bản lạc quan nhất thì đến năm 2024, còn không phải tới năm 2025 thì Đà Nẵng mới quay lại thời điểm đỉnh cao như năm 2019”, cũng theo lời ông Dũng.

Ông Nguyễn Thanh Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng cho biết: Dịch bệnh COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp mà còn tác động rất lớn đến công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tại Đà Nẵng. Số lượng sinh viên theo học chuyên ngành du lịch của trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng trong 2 năm qua giảm liên tục so với trước.

“Thực tế này, trong vài năm tới, lao động bổ sung cho ngành du lịch sẽ thiếu hụt nghiêm trọng”, ông Hảo nói.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động tặng học bổng cho học sinh nghèo miền Trung

Tường Minh |

Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động tặng 60 suất học bổng cho học sinh nghèo là con em công nhân lao động các tỉnh miền Trung.

Dự báo thời tiết 7.12: Miền Bắc tiếp tục rét khô, miền Trung có mưa dông

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 7.12, miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 25 độ C. Đêm và sáng trời rét với nhiệt độ từ 11 - 13 độ C. Nam Trung Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời lạnh.

Lũ lụt ở miền Trung: Cơ quan chức năng đổ lỗi cho nhau về trách nhiệm xả lũ

Hữu Long - Thanh Tuấn |

Quy trình vận hành hồ, công bố, ký lệnh xả lũ thủy lợi, thủy điện, để điều tiết lũ tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên không thống nhất, mỗi địa phương mỗi kiểu. Các tỉnh miền Trung đổ trách nhiệm cho thủy điện Tây Nguyên xả lũ ồ ạt gây ngập diện rộng. Còn các tỉnh Tây Nguyên lại nói trách nhiệm về  phía miền Trung trong việc điều tiết lũ. Tranh cãi giữa các bên chưa có hồi kết. Duy chỉ có người dân dọc khu vực hạ lưu nhiều ngày sống trong cảnh màn trời chiếu đất, mất trắng tài sản do lũ lụt gây ra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động tặng học bổng cho học sinh nghèo miền Trung

Tường Minh |

Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động tặng 60 suất học bổng cho học sinh nghèo là con em công nhân lao động các tỉnh miền Trung.

Dự báo thời tiết 7.12: Miền Bắc tiếp tục rét khô, miền Trung có mưa dông

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 7.12, miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 25 độ C. Đêm và sáng trời rét với nhiệt độ từ 11 - 13 độ C. Nam Trung Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời lạnh.

Lũ lụt ở miền Trung: Cơ quan chức năng đổ lỗi cho nhau về trách nhiệm xả lũ

Hữu Long - Thanh Tuấn |

Quy trình vận hành hồ, công bố, ký lệnh xả lũ thủy lợi, thủy điện, để điều tiết lũ tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên không thống nhất, mỗi địa phương mỗi kiểu. Các tỉnh miền Trung đổ trách nhiệm cho thủy điện Tây Nguyên xả lũ ồ ạt gây ngập diện rộng. Còn các tỉnh Tây Nguyên lại nói trách nhiệm về  phía miền Trung trong việc điều tiết lũ. Tranh cãi giữa các bên chưa có hồi kết. Duy chỉ có người dân dọc khu vực hạ lưu nhiều ngày sống trong cảnh màn trời chiếu đất, mất trắng tài sản do lũ lụt gây ra.