Dòng lịch sử chạy trong lòng đất Việt qua tiểu thuyết "Đất và máu"

Vũ Thảo Ngọc |

Ngay bìa tiểu thuyết, tác giả đã đưa ra thông điệp: "Mỗi thửa đất của tổ tiên để lại, nuôi một gia đình muôn triệu năm. Trên thửa đất này, trồng lúa ra cơm ra rượu, trồng rau quả làm thực phẩm, trồng cây lấy gỗ làm nhà, trồng bông dệt vải mà mặc, chăm nuôi súc vật làm sức kéo, lấy thịt thuộc da... Cứ đời này truyền qua đời khác, vĩnh viễn không bao giờ dứt... Thế mà bao nhiêu cuộc tranh giành diễn ra triền miên..."

Pho tiểu thuyết bộn về tư liệu sống cả thế kỷ

Đó là một cuốn tiểu thuyết dày dặn cả về chữ nghĩa và tư liệu. Một thời đoạn lịch sử tại làng quê Thái Bình được tác giả Đặng Huỳnh Thái khắc họa rất dữ dội. Một thời khắc tranh tối tranh sáng - khoảnh khắc lịch sử đặc biệt của dân tộc- là chế độ xã hội phong kiến và hai kẻ xâm lăng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật đã đặt bước chân kẻ xâm lược vào giữa trái tim làng quê nghèo khó.

Những chân dung của đám chức dịch trong làng, chân dung những kẻ bần cùng, một khoảnh khắc của lịch sử làng được tác giả tái hiện khá chi tiết và bề bộn phận người rẻ rúng, oan khuất, đau thương và cô độc.

Cuốn tiểu thuyết bộn bề tư liệu sống, lại kéo dài thời gian trên dưới cả thế kỷ. Thật sự đọc được cuốn sách này không hề dễ, vì phải hệ thống được tinh thần mà nhà văn gửi gắm.

Tác giả
Tác giả Đặng Huỳnh Thái. Ảnh: NVCC.

Đó là ghi nhận sự lao động chữ nghĩa nghiêm cẩn của ông. Sự lao động bằng trí lực của ông - một trí tuệ ở tuổi 80 mà quá giỏi với tài xử lý tư liệu để cho ra ngần ấy trang sách, ông còn dùng cả tiếng Pháp khi nhân vật là người Pháp, tôi thấy vô cùng ngạc nhiên vì ông có một hàm lượng kiến thức văn hóa khá rộng và sâu sắc. Và tôi nghĩ, nếu bạn đọc ít kiên nhẫn sẽ không thể đọc mà thẩm thấu hết được pho tiểu thuyết 800 trang này...

Qua con mắt của tác giả Đặng Huỳnh Thái lịch sử làng, gắn với lịch sử đất nước là biết bao những trường đoạn như một dòng chảy lịch sử âm thầm chảy trong lòng đất. Là người đàn bà nghèo bị chức dịch thu hai sào ruộng vì chồng làm nghề kéo xe tay đã làm chết quan tây.

Là bọn chức dịch sát phạt nhau trên chiếu bạc và cướp trên tay nhau vài mẫu ruộng như không… và vô vàn những cảnh khốn cùng khác khi đất và máu cứ trộn vào nhau.

Tiểu thuyết “Đất và máu;'
Tiểu thuyết “Đất và máu;'
Tiểu thuyết “Đất và máu" khắc họa đoạn lịch sử tại làng quê Thái Bình. Ảnh: NVCC.

Dựng lại một thân phận con người, thân phận làng

Về tư duy ông có con mắt quan sát khá tinh, sâu sắc và có tư duy vượt ngoài khả năng của một tiểu thuyết gia. Chẳng hạn ông đặc tả về cái cách làm tình của người nông dân hay của gã chức dịch ở vùng đất ấy nó tự nhiên như nhiên, nó không ràng buộc vào những khung, khuôn chuẩn mực, đọc mà không thấy có sự tục tĩu. Khi ông viết về phong tục của người Sán Dìu với lễ Đại Phan, ông lý giải người Sán Dìu hiện diện ở quê hương ông rất giàu bản sắc văn hóa nhân văn. Ông mô tả sự nhân ái, ông lý giải quyền năng của triết lý sống có vay có trả, ác giả, ác báo…của con người Việt Nam thông qua hệ thống hàng trăm nhân vật.

Về ngôn ngữ, ông viết với tâm thế của người viết quá nhuần nhuyễn, là cách viết hiện đại, tiết tấu nhanh, câu chuyện phát triển theo tốc độ của ngôn ngữ. Ông là người làm phim nên ông chuyển cách viết có rất nhiều hình ảnh, mỗi trường đoạn đều như một kịch bản phim rút gọn, sẵn sàng cho nhà làm phim thực hiện những thước phim chính xác và hiệu quả cả về hình ảnh và lời thoại.

Về hệ thống nhân vật, với hàng trăm nhân vật chạy từ đầu đến cuối cuốn sách, nhân vật nào cũng chứa đựng tình cảm của nhà văn. Các tên nhân vật cũng đầy những ẩn ức làng như anh em Lý Khiếu, Lý Khoái, những Y Vân, Y Mai… Rồi hai chú cháu nhà kia chạy trốn làng khi giặc đến nhập vào làng dân tộc đổi thành Á Bung, Á Pàu, rồi Á Còi… Nhân vật chính là cụ Tiên Hách đi suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết để nhà văn có cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề ông đặt ra từ đầu cuốn sách.

Có lẽ với tác giả, “Đất và Máu” như là dựng lại một thân phận con người - thân phận của lịch sử làng gắn liền với lịch sử dân tộc, vô cùng kiêu hãnh sống, và sống chết với điều chính nghĩa, thủ tiêu những sự dã man tàn bạo trong thời điểm xã hội bị giặc xâm chiếm, trong thời buổi xã hội đã có chính phủ mới. Và hơn hết, dòng máu chảy trong đất cứ âm thầm là dòng máu đất - dòng máu của con người trong thế giới chưa bao giờ hết sự tranh giành hơn thua và nhẫn tâm giày xéo lên nhau…

Về tôn giáo, ông chạm đến tất cả các nghi lễ của Phật giáo, của Công giáo và của dân tộc ít người ở vùng mỏ Quảng Ninh. Ông cố gắng tái hiện mọi góc cạnh cuộc sống với những góc quay của máy quay phim - công việc mà cả đời ông gắn bó- vì thế, nhìn - đọc văn của ông là thấy hiện lên hình ảnh ở nơi đó, những hình ảnh sống động và gây ấn tượng mạnh… Về một làng Khánh Hữu quê hương Thái Bình của ông vô cùng đẹp, ông như dành cả tâm huyết của mình để viết về ngôi làng và độc giả sẽ hình dung theo ông mô tả là như hình một con thuyền đang giương buồm ra biển lớn…

"Tất cả những sự kiện và nhân vật được huy động vào cuốn tiểu thuyết là cả cuộc đời tích lũy, là vốn sống và quan sát cuộc sống dồn lại trong quyển sách này... . "Đất và máu" là tác phẩm viết về nơi chôn nhau cắt rốn quê hương Thái Bình, tôi Kính dâng lên Hương hồn cha mẹ và những người nông dân nghèo khổ đã phải trải qua bao đau thương mất mát "sống không có đất ở, chết không có đất chôn, máu nhuộn đất, đất, nước sông, nước biển thấm máu người"...

Cuốn Tiểu thuyết này có bề dầy lịch sử, gần một trăm năm cuộc đời của người nông dân Việt Nam. Không dám nói rộng, nhưng có thể hiểu rằng đây là một bài học tổng kết về đời sống của người nông dân, thông qua câu chuyện của các thế hệ nối tiếp ở một gia đình, một làng nhỏ như bao gia đình khác ở Việt Nam để nhìn về hoàn cảnh lịch sử đất nước, và rộng ra hơn nữa.

Chính vì thời gian trải dài qua bao thăng trầm của lịch sử: Thời kỳ phong kiến, Thực dân Pháp đô hộ , Đế quốc Nhật xâm chiến, Cách mạng dân tộc, Trung Quốc bành trướng, Chiến tranh Đế Quốc Mỹ, Xây dựng CHXH... Đất sẽ dạy cho con người thế nào là lẽ sống và biết sống với ý nghĩa thực của sự sống", tác giả Đặng Huỳnh Thái nói.

Cùng với tiểu thuyết này, năm 2017 ông đã hoàn thành việc chuyển đổi bộ phim tư liệu "Vùng mỏ, con người và lịch sử" từ phim nhựa sang kỹ thuật số. Bộ phim được tặng cho Tỉnh Ủy Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lưu giữ và làm tài liệu học tập cho thế hệ trẻ.

Vũ Thảo Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết "Trong vô tận" của Vĩnh Quyền

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy |

Lời kể, lời tả và lời bình luận trong Trong vô tận được tác giả tạo nên nét riêng biệt. Các kiểu lời đó đậm dấu ấn cảm quan lịch sử lẫn tố chất văn hóa hoàng gia trong ngòi bút Vĩnh Quyền. Ông từng chinh phục người đọc bởi vẻ quý phái trong Qua miền phủ đệ, tập tản văn về cố đô Huế, với tư cách là một người con của Huế, một hậu duệ của hoàng gia. Trong tiểu thuyết cũng vậy, văn phong của Vĩnh Quyền thư thái, ung dung. Lối kể chậm rãi, khoan thai đó phù hợp với kiểu truyện giàu chất hồi cố như Trong vô tận.

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Nobel Văn học 2021 vinh danh tiểu thuyết gia người tị nạn

Thanh Hà |

Giải thưởng Nobel Văn học 2021 được trao cho tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah, sinh ra ở Zanzibar và đang hoạt động ở Anh. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết "Trong vô tận" của Vĩnh Quyền

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy |

Lời kể, lời tả và lời bình luận trong Trong vô tận được tác giả tạo nên nét riêng biệt. Các kiểu lời đó đậm dấu ấn cảm quan lịch sử lẫn tố chất văn hóa hoàng gia trong ngòi bút Vĩnh Quyền. Ông từng chinh phục người đọc bởi vẻ quý phái trong Qua miền phủ đệ, tập tản văn về cố đô Huế, với tư cách là một người con của Huế, một hậu duệ của hoàng gia. Trong tiểu thuyết cũng vậy, văn phong của Vĩnh Quyền thư thái, ung dung. Lối kể chậm rãi, khoan thai đó phù hợp với kiểu truyện giàu chất hồi cố như Trong vô tận.

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Nobel Văn học 2021 vinh danh tiểu thuyết gia người tị nạn

Thanh Hà |

Giải thưởng Nobel Văn học 2021 được trao cho tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah, sinh ra ở Zanzibar và đang hoạt động ở Anh.