Điện ảnh Việt: Không chỉ lao tới Oscar

Việt Văn |

Năm qua, “Hai Phượng” đại diện cho điện ảnh Việt Nam đi dự thi vòng loại Oscar 2020 cho hạng mục Phim truyện quốc tế xuất sắc. Chưa thi đã biết, “Hai Phượng” góp mặt chỉ cho vui,  bởi lẽ “Hai Phượng” làm theo lối phim Hollywood mà đem đi đấu tại kinh đô Hollywood thì thắng làm sao?

Nóng với “Ròm” và “Vợ Ba”

Năm qua, giới làm phim xôn xao với hai câu chuyện của “Ròm” và “Vợ Ba”.

“Ròm” dù phạm luật trong nước khi chưa được phép phổ biến phim đã tự ý gửi đi dự thi hạng mục “New Currents” của LHP quốc tế uy tín Busan (Hàn Quốc) lần thứ 24 và đoạt giải cao nhất cùng một phim khác.

Trước vụ “Ròm” thì dư luận ồn ào quanh chuyện phim  “Vợ Ba” của nữ đạo diễn Ash Mayfair (Nguyễn Phương Anh)  sau khi chinh chiến trời Tây, gặt một số giải tại các Liên hoan phim quốc tế  (LHPQT), về Việt Nam chiếu đã gây-xì-căng đan vì mời diễn viên chính 13 tuổi đóng phim. Cục Bảo vệ trẻ em và nhiều cơ quan khác, nhiều cá nhân, kể cả đại biểu quốc hội cũng lên tiếng, phản ứng, cho đó là vi phạm quyền trẻ em. Nhưng một số không ít cho rằng đó là sự thiển cận, áp đặt vì nghệ thuật không phải là cuộc đời và mẹ cô bé đã đồng ý…

Hai câu chuyện trên chỉ là tiêu biểu gần đây cho xu hướng các đạo diễn trẻ Việt muốn tìm đường ra biển lớn - tham dự các LHP quốc tế và đoạt giải bằng mọi cách.  Hình như, họ luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ “gu Tây khác gu ta”?

Dẫn dụ ngoại quốc bằng sex, bạo lực và lạ

“Vợ Ba” hấp dẫn ngoại quốc vì câu chuyện đưa người xem vào bối cảnh  thôn quê đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến, Mây (Nguyễn Phương Trà My đóng) – thiếu nữ 14 tuổi được gả cho một địa chủ giàu có nhiều tuổi (Lê Vũ Long). “Vợ Ba” dẫn dụ người xem ngoại quốc bằng cảnh cắt tiết gà, cảnh bê con mới sinh, cảnh húp trứng gà trên bụng cô dâu, cảnh đỡ đẻ… và rất nhiều cảnh “nóng” trên giường, dưới suối phô bày sự nõn nà, thanh xuân của phụ nữ Việt.

Và nhiều khi đẩy mọi sự đi đến chỗ cường điệu, thái quá như cảnh phơi tấm khăn “trinh tiết” của cô dâu ngoài sân… Nhưng đến poster phim, con mắt bị lật ngang được cho là để ẩn dụ một bộ phận cơ thể phụ nữ thì mọi thứ đã khó coi. Dù không ai phủ nhận “Vợ Ba” là một phim dòng tác giả có tìm tòi ngôn ngữ điện ảnh ẩn dụ, nhiều  hình ảnh giàu sức biểu cảm từ cảnh phòng the, xoa bụng của hai người đàn bà, cảnh làm món ăn, cảnh đám tang trên sông… cộng với khung cảnh hữu tình, mướt mát vừa có núi vừa có sông của hai địa danh đẹp Ninh Bình, Cao Bằng …

Cảnh phim “Song Lang”.
Cảnh phim “Song Lang”.

Một số phim độc lập khác như “Song Lang” của đạo diễn Leon Quang Lê hay “Thưa mẹ, con đi “ của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh gây ấn tượng tốt. Đặc biệt “Song Lang” của Leon Quang Lê, một đạo diễn từ Mỹ về, làm một phim đậm nét nghệ thuật cải lương Nam Bộ, một phim không cần sex và bạo lực mà vẫn thu hút khán giả và được giới nghề đánh giá cao. Phim được vinh danh Bông sen Vàng tại Liên hoan Phim quốc gia lần thứ XXI là thích đáng.

Cái bóng quá lớn của Trần Anh Hùng và hai mặt của đồng xu

Không thể phủ nhận công lao của đạo diễn Trần Anh Hùng khi ông đã thổi bùng lên ngọn lửa đam mê điện ảnh, dạy cho nhiều bạn trẻ Việt cách làm phim từ A đến Z. Thậm chí cả cách hưởng thụ, thưởng thức một tác phẩm điện ảnh. Và hơn thế, Hùng hướng đạo cho nhiều bạn cách làm phim để hướng ra ngoại quốc, lọt vào và có cơ hội thắng giải tại môt số LHPQT. Trần Anh Hùng cũng dùng ảnh hưởng, uy tín của mình để mời các thày Tây - là tuyển trạch của nhiều LHPQT uy tín như Venice sang chấm dự án cho khóa học “Gặp gỡ mùa thu”.

Bản thân Trần Anh Hùng cũng có  phim mang đậm màu sắc Việt Nam, tâm hồn Việt mà “Mùi đu đủ xanh” (đề cử giải Oscar năm 1993) là một minh chứng hùng hồn. Nó là một bài thơ, một bản nhạc giàu ngôn ngữ điện ảnh sáng tạo. Trần Anh Hùng trở thành đạo diễn gốc Việt đầu tiên có phim nói tiếng Việt được đề cử Oscar danh giá.

Sau đó, ông thành công với “Xích lô” – giải Sư tử Vàng LHP uy tín Venice (Italia), tuy nhiên bộ phim này lại không mang tâm hồn Việt như “Mùi đu đủ xanh”.

Chính ông tuyên ngôn và sau này truyền dạy cho nhiều bạn trẻ Việt làm phim độc lập, có xu hướng làm phim “không quốc tịch” nghĩa là chỉ mượn mảnh đất - không gian sống và nhân vật người Việt để nói những câu chuyện khác, khá xa lạ thậm chí trái ngược hẳn với tâm hồn Việt,  để hy vọng chuyển tải những thông điệp toàn cầu…

Câu hỏi đặt ra là, nếu đạo diễn  không bám vào gốc rễ, cội nguồn văn hóa dân tộc thì bộ phim đó sẽ tiến xa đến đâu?

Bản sắc dân tộc: Trừu tượng nhưng cũng rất cụ thể

Nhìn lại khoảng 5 năm gần đây, số phim Việt Nam đoạt giải ở các LHP quốc tế khá đa dạng và phong phú trải dài các châu lục, nhưng cũng chỉ loanh quanh ở một số cái tên.

Và chúng ta cũng chỉ mới thành công ở một số LHP quốc tế khá và trung bình, chưa phải là những LHP hạng A thế giới.

Cảnh phim “Người bất tử”.  Ảnh do CĐA cung cấp.
Cảnh phim “Người bất tử”. Ảnh do CĐA cung cấp.

Ở đây, điện ảnh Việt với những nhà làm phim trẻ đang mâu thuẫn. Những đạo diễn trẻ năng động, giỏi công nghệ, nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng điện ảnh đương đại thế giới lại thiên về làm phim theo gu Ban giám khảo ngoại quốc, nhiều khi lấn át cả  cái tiếng nói nhỏ bé từ trong nội tâm. Một số khác làm phim khá sạch, thiên về truyền thống lại sa vào cách thể hiện cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí như phim làm những năm 60. Và không có một ai duy trì được trạng thái cân bằng động - hiểu theo nghĩa bóng trong làm phim.

Không ai có quyền ngăn cấm các đạo diễn trẻ đi vào khai thác các góc tối của xã hội, bởi biết đâu chính từ tận cùng cái ác, tính nhân văn lộ ra. Kết thúc bộ phim làm người xem cảm thấy hy vọng, ấm áp hoặc có thể là một tiếng thở dài chua xót hay một nỗi ám ảnh tận cùng. Nhưng nó không nên là  sự bế tắc, bất lực của chính những con người đã vội từ bỏ ước mơ của mình, hoặc giả, đi tới tận cùng sự khốn nạn của con người với một thái độ khoái trá của chính đạo diễn.

Huân tước David Puttnam - nhà sản xuất lừng danh người Anh - từng nói: Khán giả luôn luôn thông minh và đợi những bộ phim làm họ ngạc nhiên về sự đam mê thấu hiểu thế giới của nghệ sĩ. Vấn đề là các nhà làm phim nỗ lực đến đâu để nắm tay dẫn dắt khán giả vào bộ phim.

Trong bản thân mỗi đạo diễn đều có sức mạnh diễn đạt, khán giả cảm nhận được sức mạnh đó. Đừng ẩn giấu dưới vỏ bọc thẩm mỹ, giáo dục để  làm phim khán giả không hiểu. Khán giả chính là hàn thử biểu của phim.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

"Mắt biếc" và loạt phim thanh xuân ấn tượng nhất điện ảnh Việt

Vân Anh |

Những bộ phim về đề tài thanh xuân luôn là đề tài được nhiều đạo diễn chọn lựa để truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Dưới đây những bộ phim chiếu rạp của điện ảnh Việt về đề tài thanh xuân tuổi trẻ được khán giả yêu thích nhất.

Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả liên hoan phim

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Kết thúc Liên hoan phim (LHP) XXI, các giải thưởng đã có chủ nhân, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn gợi mở nhiều vấn đề của điện ảnh Việt. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc gia như Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng - thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh không chỉ về giải thưởng, chất lượng phim năm nay mà xa hơn về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

Lối đi mới dành cho điện ảnh Việt Nam ngoài thể loại hài nhảm

M.T |

Sau năm 2018 với nhiều phim tử tế nhưng doanh thu không như mong đợi, những người làm phim hy vọng rằng điện ảnh Việt sẽ khởi sắc hơn trong năm 2019.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

"Mắt biếc" và loạt phim thanh xuân ấn tượng nhất điện ảnh Việt

Vân Anh |

Những bộ phim về đề tài thanh xuân luôn là đề tài được nhiều đạo diễn chọn lựa để truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Dưới đây những bộ phim chiếu rạp của điện ảnh Việt về đề tài thanh xuân tuổi trẻ được khán giả yêu thích nhất.

Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả liên hoan phim

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Kết thúc Liên hoan phim (LHP) XXI, các giải thưởng đã có chủ nhân, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn gợi mở nhiều vấn đề của điện ảnh Việt. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc gia như Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng - thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh không chỉ về giải thưởng, chất lượng phim năm nay mà xa hơn về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

Lối đi mới dành cho điện ảnh Việt Nam ngoài thể loại hài nhảm

M.T |

Sau năm 2018 với nhiều phim tử tế nhưng doanh thu không như mong đợi, những người làm phim hy vọng rằng điện ảnh Việt sẽ khởi sắc hơn trong năm 2019.