Đi chùa đầu năm nên nằm lòng bài khấn Phật tại chùa

Minh Minh (sưu tầm) |

Theo phong tục tập quán cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn mong được mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua nạn khỏi,... Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn Phật tại chùa.

1. Sắm lễ 

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng Lễ Phật tại Chùa.

- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện… Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn.

Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

2. Văn khấn Phật tại chùa 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày........ tháng........ năm.........

Tín chủ con là ..............................

Ngụ tại...........................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa ........ dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật,  Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ ,nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Minh Minh (sưu tầm)
TIN LIÊN QUAN

Văn khấn Đức Thánh Trần cho cả năm bình an, nhiều phúc lộc

Minh Minh (sưu tầm) |

Từ xưa đến nay, lễ Đức Thánh Trần là một lễ lớn đối với nhiều tỉnh thành, làng xã Việt Nam đặc biệt là những nơi có dấu tích của Hưng Đạo Đại Vương ghé qua  như Hà Nam, Nam Định, Hải Dương.

Tất tật văn khấn Mẫu tại đình, đền dịp năm mới 2019 chuẩn phong tục

Minh Minh (sưu tầm) |

Cùng điểm lại loạt văn khấn Tam Toà Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thượng Thiên chuẩn xác nhất theo phong tục dân gian.

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát khác nhau ra sao?

Minh Minh (sưu tầm) |

Theo quan niệm xa xưa, vào những ngày lễ Tết, rằm,... các gia đình Việt thường đến các ngôi chùa để cầu bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa  văn khấn lễ Quan Thế Âm Bồ Tát và lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Văn khấn Đức Thánh Trần cho cả năm bình an, nhiều phúc lộc

Minh Minh (sưu tầm) |

Từ xưa đến nay, lễ Đức Thánh Trần là một lễ lớn đối với nhiều tỉnh thành, làng xã Việt Nam đặc biệt là những nơi có dấu tích của Hưng Đạo Đại Vương ghé qua  như Hà Nam, Nam Định, Hải Dương.

Tất tật văn khấn Mẫu tại đình, đền dịp năm mới 2019 chuẩn phong tục

Minh Minh (sưu tầm) |

Cùng điểm lại loạt văn khấn Tam Toà Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thượng Thiên chuẩn xác nhất theo phong tục dân gian.

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát khác nhau ra sao?

Minh Minh (sưu tầm) |

Theo quan niệm xa xưa, vào những ngày lễ Tết, rằm,... các gia đình Việt thường đến các ngôi chùa để cầu bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa  văn khấn lễ Quan Thế Âm Bồ Tát và lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.