Đẹp trên người những thổ cẩm gấm hoa

Taraan Truong |

Bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống nói chung và thổ cẩm nói riêng ở châu Á, và Việt Nam cũng là một câu chuyện văn hóa liền mạch. Và thời trang, như một phương tiện để dẫn dắt cho nghề dệt truyền thống phát triển. Thông qua thời trang, người ta thấy rằng, thổ cẩm là một sản phẩm hữu dụng cho đời sống, có hấp lực đặc biệt.

1. Wangcheng Hà, tới mùa xuân Đinh Dậu này, có lẽ vẫn là cô dâu Việt duy nhất  sống trên xứ sở được mệnh danh “Thiên đường hạ giới cuối cùng” - Vương quốc Bhutan. Một trong những biểu hiện của tình yêu dành cho chồng và quê chồng Hà thể hiện bằng cách thi thoảng lựa ra, mặc vào những bộ Kira (trang phục truyền thống của phụ nữ Bhutan) đẹp nhất, đắt nhất, rồi chụp ảnh đưa lên Facebook, khiến nhiều người phải trầm trồ thăm hỏi. “Ở Bhutan, các cơ quan quy định 100% nhân  viên mặc đồ truyền thống đi làm, nếu không thì không được đi giao dịch với các cơ quan khác vì như vậy là thiếu tôn trọng bản thân mình cũng như đối tác. Tới những nơi trang trọng như chùa chiền lại càng phải mặc đồ truyền thống. Cũng cần nói về phụ kiện đi kèm trang phục truyền thống: Những ngày lễ hội, ngày lễ quốc gia, các hoàng hậu, công chúa không bao giờ đeo kim cương hay vàng mà họ đeo dây đá nhìn rất bình thường nhưng trị giá vô cùng cao, có viên đắt cả triệu đô la. Đá này, tên tiếng Phạn là Dzee, tên tiếng Anh là Cat’s eyes (đá mắt mèo)”, Hà nói.

Bhutan là xứ sở Phật giáo, người Bhutan không thờ tổ tiên mà thờ Phật, họ không cho rằng an cư mới lập nghiệp, triết lý sống này thể hiện ở điểm, ví dụ như, ngay ở Thimphu, 70%  người dân thuê nhà ở. “Niềm tự hào của người Bhutan và gia tài lớn nhất cha mẹ để giành cho con cái không phải là đất đai nhà cửa, người Bhutan thường may, tích cóp trang phục để giành cho con sau này mặc, người Bhutan không giàu nhưng họ rất chú trọng việc mặc. Con cái có Gho, Kira đẹp, đắt tiền hay không là đánh giá được ngay cha mẹ có biết thương yêu con, biết giành của cho con hay không. Phụ nữ Bhutan đều có rất nhiều Kira, các màu, các chất liệu. Con gái khi yêu sẽ dệt vải may Gho tặng người mình yêu, có những làng chỉ chuyên dệt vải cho Hoàng gia mặc. Lhuentse - quê chồng em là trung tâm dệt trứ  danh cả nước. Có những chiếc Kira dệt mất 3 năm mới hoàn thành, người ta dệt hoa văn không vẽ trước mà theo trí tưởng tượng của người dệt…”, Hà  nói.

Bộ sưu tập của NTK Minh Hạnh. Ảnh: Jạk Dahbigian.

2. Huế, nhất là A Lưới - những ngày cuối năm luôn mưa gió tê người. Thế nên, để giữ gìn sức khỏe và rất muốn thực thi công văn số 20 của LĐLĐ huyện A Lưới về việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống, thì cán bộ, CNVCLĐ là người dân tộc thiểu số cũng không thể mặc trang phục truyền thống may từ Zèng (tên gọi thổ cẩm của người Tà Ôi), cũng như các chị cán bộ CNVCLĐ là người Kinh cũng không thể mặc áo dài 1 ngày/tuần (vào thứ hai) được.

Việc mặc trang phục truyền thống vào các ngày thứ hai trong tuần bắt đầu thực hiện ở A Lưới từ 4.5.2015 và là một trong những chỉ tiêu thi đua của các CĐCS, thậm chí Thường trực LĐLĐ huyện sẽ tính vào điểm thi đua hàng năm của các đơn vị. “Tất cả đoàn viên đều nhiệt tình tham gia hưởng ứng và duy trì tốt. Tôi cũng là người dân tộc thiểu số, tôi luôn thực hiện đúng chủ trương của huyện đưa ra”, chị Vũ Ngọc Thương - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện A Lưới nói với chúng tôi.

Ở A Lưới, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc được may ngay tại huyện, các xã đã khôi phục nghề dệt Zèng truyền thống, hiện dệt nhiều là A Đớt, A Roàng, A Ngo, Hương Lâm, và thị trấn A Lưới. Ở thị trấn A Lưới có Tổ hợp dệt Zèng của chị Hồ Thị Hợp - nghệ nhân người Cơ Tu, tháng 9.2016 chị Hợp được nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh mời đi cùng sang Paris (Pháp) dự chương trình giới thiệu bộ sưu tập “Hơi thở từ núi rừng Việt Nam” chào mừng sự kiện Tổng thống Pháp sang thăm Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về trang phục may từ Zèng của ai đẹp nhất, đắt nhất, chị Thương mỉm cười “Zèng chỉ được dệt thủ công, một bộ trang phục của phụ nữ tùy chất liệu là len hay sợi, có nhiều hoa văn hoặc ít hoa văn (cườm) có giá từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng/1 bộ. Của nam giới, giá cũng dao động như vậy. Nhìn chung không quá đắt so với thu nhập của CNVCLĐ. Trang phục của tất cả chị em đều đẹp như nhau; chất liệu như nhau, còn kiểu dáng tùy thuộc vào thẩm mỹ mỗi người, trang phục truyền thống mặc có thể cách điệu chứ không nhất thiết phải như thời xưa cha ông mặc: Phụ nữ có thể mặc váy - áo sơ mi, áo dài - váy dài, đàn ông chỉ cần khoác áo Gile bên ngoài áo sơ mi, tất nhiên, chỉ đóng khố khi biểu diễn văn nghệ thôi. Sang xuân ấm áp, chúng tôi lại vinh dự mặc trang phục truyền thống đi làm!” 

Duyên dáng nữ CNVC LĐ huyện A Lưới. Ảnh: Ngọc Thương

 

3. Bốn năm trước, năm 2012, về Huế, lần đầu thấy thổ cẩm người Tà Ôi dệt theo lối đặc biệt, màu sắc mãnh liệt, có nhiều khác biệt với dân tộc khác, NTK Minh Hạnh lập tức lên đường tới A Lưới. Minh Hạnh nhớ lại: “Tôi gặp chị Hồ Thị Hợp dệt Zèng rất giỏi, nhưng chưa biết lối tìm đầu ra cho sản phẩm hữu hiệu nhất. Ở A Lưới tôi thấy có những cô bé 10 tuổi ngồi dệt Zèng rồi, khung dệt nhìn thô sơ dễ sợ, chỉ thấy có mấy cái… que, nhưng người dệt có nghệ thuật đâm xuyên cườm qua vải, tạo hoa văn rất đặc biệt”. Với con mắt nhà nghề của một người 20 năm “lăn lộn” với thổ cẩm, Minh Hạnh bắt tay ngay dùng Zèng làm chất liệu cho những bộ sưu tập của mình, giới thiệu lần lượt tại  Festival Nghề truyền thống Huế (năm 2013, 2015), tiếp đó là một số sự kiện thời trang lớn  trong và ngoài nước năm 2016.

Nghĩ tới việc để Zèng “phổ cập”  trong đời thường theo một cách cơ bản nhất, đồng thời tạo cho người dệt Zèng có nguồn thu ổn định, Minh Hạnh đề xuất với lãnh đạo huyện A Lưới trợ giá sao cho mỗi học sinh dân tộc có 1 áo dệt bằng Zèng, sáng thứ hai mỗi tuần các em mặc áo, chào cờ, như vậy sẽ cảm nhận đặc biệt của trang phục truyền thống, mà tự hào. “A Lưới nằm sát biên giới Việt - Lào, văn hóa, lối dệt của họ chắc chắn cũng có ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Lào? Biết đâu có bộ tộc nào đó ở Lào cũng dệt Zèng?”, chúng tôi đặt câu hỏi với Minh Hạnh. “Chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng thổ cẩm A Lưới hoàn toàn khác thổ cẩm Lào. Tôi qua Lào, tới hầu hết những nơi bán thổ cẩm, không thấy sản phẩm nào như  Zèng của người Tà Ôi. Một lần qua Mỹ, trong một cửa hàng bán đồ Vintage, chợt thấy miếng thổ cẩm rất giống Zèng A Lưới - cách dệt cũng là xuyên cườm hai mặt vải, tôi hỏi thăm, tra nguồn gốc xuất xứ, được biết, đó là thổ cẩm của một bộ lạc ở bắc châu Phi. Lạ quá! Tôi có hỏi chị Hợp, ai dạy dệt, chị cười, cách dệt xa xưa nghề truyền tới nay, ông bà, cha mẹ dệt, mình dệt, con cháu mình dệt, có giấy má, tư liệu nào ghi lại đâu…”

Minh Hạnh bảo thời trang cũng là một phương tiện dẫn đắt thổ cẩm phát triển. Trong thiết kế thời trang, muốn tận dụng tất cả sáng tạo của người dân tộc phải cố giữ, không “biến cái của người ta thành ra cái của mình”, tức là không được thị trường hóa sản phẩm thổ cẩm. Điều này không có nghĩa, khi đưa thổ cẩm vào thời trang lại bỏ qua yếu tố cực kỳ quan trọng - đó là tính xu hướng trong dòng chảy của cuộc sống đương đại. Với một NTK, không thể chấp nhận việc dùng thổ cẩm theo lối phục chế “có sao, dùng vậy”, thiếu sáng tạo. Dùng chất liệu thổ cẩm nói riêng, vải truyền thống  nói chung, NTK phải quy chiếu nó về một yêu cầu của thời đại tức là tính xu hướng, nếu không làm được vậy, mãi mãi không ra được ánh sáng văn minh.                 

Thổ cẩm Việt Nam cần tôn vinh như báu vật quốc gia

Theo NTK Minh Hạnh, để việc bảo tồn, phát triển thổ cẩm hiệu quả, đầu tiên là phải có đầu ra cho sản phẩm. Mà muốn có đầu ra, phải thực hiện một quy trình khoa học, tức là mình phải là một người đặt hàng có trình độ, hiểu biết kiểm soát chất lượng hàng hóa, tập cho họ thói quen giao hàng đúng hẹn rồi chỉ cho họ nên làm mặt hàng thổ cẩm nào để thị trường chấp nhận. Nói chung là người đặt hàng phải rất lọ mọ với thổ cẩm, phải sống cùng đồng bào, để họ thấy là mình toàn tâm toàn ý giúp họ. Phải nói cho họ hiểu làm nghề dệt thổ cẩm phải kiên nhẫn, đặc biệt không được dệt dối, nghĩ tới cái lợi trước mắt… Đầu tư cho thổ cẩm phát triển không phải duyệt cho đồng bào một “cục” tiền để họ làm sản phẩm! Cái chính là khơi dậy ở họ sự tự hào, kiêu hãnh về nghề truyền thống, về bản sắc văn hóa bản địa của họ, và họ có nhiều cơ hội sử dụng những sản phẩm truyền thống đẹp đẽ do chính họ thêu dệt nên.

 

Taraan Truong
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.