Cuộc sống mới đầy ý nghĩa của đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu ở Hà Nội

Phạm Đông - Lan Nhi |

Với sự vận động của chính quyền địa phương, đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã quyết định rời xa quê hương đến Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Những người này mong muốn có cơ hội được giao lưu, bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc đến với du khách thập phương và bạn bè quốc tế.

Cuộc di trú ý nghĩa

Đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở khu vực dọc theo biên giới miền Trung từ huyện Hương Hóa (tỉnh Quảng Trị) đến phía Tây (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Những người này gắn bó với dải rừng Trường Sơn hùng vĩ, hòa mình cùng với thiên nhiên hoang sơ, cuộc sống của họ quanh năm như một vòng tuần hoàn đều đặn.

Việc quyết định về Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sinh sống đối với đồng bào nơi đây được coi là một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời.

Không gian văn hóa của đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu (ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi.
Không gian văn hóa của đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu (ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi.

Lần đầu tiên được ra khỏi cánh rừng, những người này đã được tận mắt chứng kiến Thủ đô sầm uất. Tiếp đó, họ còn có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với các anh em dân tộc khác trên dải đất hình chữ S, đó là những cảm xúc vừa mới mẻ, vừa thú vị mà đến giờ khi nhắc lại họ vẫn cảm thấy bồi hồi, xúc động.

Trao đổi với Lao Động, chị Hồ Thị Nhất (sinh năm 1984, trưởng nhóm nghệ nhân dân tộc Tà Ôi) cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi ở đây tuy có đầy đủ hơn, được gặp gỡ với nhiều người hơn nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương là điều không thể tránh khỏi. Quyết định đến đây sinh sống là một việc hệ trọng không chỉ của riêng tôi mà còn liên quan đến việc bảo tồn văn hóa của cộng đồng mình”.

Chị Hồ Thị Nhất đang dệt hoa văn truyền thống của dân tộc mình.
Chị Hồ Thị Nhất đang dệt hoa văn truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lan Nhi

Theo chị Nhất, hiện tại khu cộng đồng của người Tà Ôi, Pa Cô có 9 nhân khẩu sinh sống. Quanh năm gắn bó trong buôn làng, đã quen với những tập tục địa phương nên khi chuyển chỗ ở, họ phải mất hàng tháng trời mới có thể thích nghi và tham gia các hoạt động gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc mình.

Gian hàng trưng bày truyền thống của đồng bào Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi.
Gian hàng trưng bày truyền thống của đồng bào Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi. Ảnh: Lan Nhi

Khi đất lạ bỗng hóa quê hương

Xa quê hương, nỗi nhớ bản làng là điều không thể tránh khỏi. Để vơi bớt nỗi niềm đó, đồng bào dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Cô đã chủ động làm những công việc hằng ngày như nuôi gà, trồng lúa, dệt vải, đan lát...

Ngoài ra, họ còn chế biến những món ăn truyền thống như cơm lam, cá bọc lá rừng nướng than hoa và món bánh truyền thống không thể thiếu A Quát (bánh tình yêu) giới thiệu với du khách và bạn bè quốc tế.

Món bánh A Quát (bánh tình yêu) đặc sản làm từ gạo nếp than.
Món bánh A Quát (bánh tình yêu) đặc sản làm từ gạo nếp than. Ảnh: Lan Nhi

“Bên cạnh những hoạt động gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu đã bước đầu ý thức được việc truyền dạy cho thế hệ trẻ, từ đó sẽ khơi dậy và lan tỏa tình yêu, lòng tự hào của lớp trẻ đối với những giá trị văn hóa của dân tộc mình” - Già làng Hồ Xuân Lim (sinh năm 1954, dân tộc Cơ Tu) cho hay.

Già làng Hồ Xuân Lim chia sẻ về những nét đẹp văn hóa của dân tộc Cơ Tu.
Già làng Hồ Xuân Lim chia sẻ về những nét đẹp văn hóa của dân tộc Cơ Tu.

Xa bản làng, xa quê hương nhưng đồng bào dân tộc nơi đây vẫn cảm nhận được hơi ấm của tình đoàn kết, cao hơn là trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa bản địa. Họ đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, cùng nhau gìn giữ, giới thiệu bản sắc văn hóa đến với du khách trên mọi miền đất nước.

Nghề dệt Dèng là một trong những nét đẹp văn hóa được đồng bào quan tâm truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Nghề dệt Dèng là một trong những nét đẹp văn hóa được đồng bào quan tâm truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Đi xem “chợ của người đồng bào”

việt văn |

Muốn biết đời sống của người dân ở địa phương ra sao, chả có cách nào hơn là ra chợ. Trung tâm chợ Thương mại Lao Bảo ở Quảng Trị khá nhiều hàng hóa, nhất là hàng Thái, hàng Lào, nhưng khách mua thường chỉ đông vào những ngày cuối tuần. Người bán ở đây cũng nói thách giá nhưng ở mức chấp nhận được.

Cuộc “thiên di” thời mới ở Khuôn Bổ

Lãng Quân |

Bí thư Huyện uỷ Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), ông Nguyễn Thế Phước tâm sự về quyết tâm xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình rằng: Với những xã đặc biệt khó khăn như Hồng Ca, Kiên Thành... đại đa số là người H’Mông, rất khó để xây dựng nông thôn mới trên toàn xã; nên huyện và xã đã “nghĩ ra” cách làm phù hợp với từng thôn, bản. 

Lên rừng tránh nóng và ăn các món ngon của đồng bào dân tộc

ANH ĐỨC |

Với phong cảnh hoang sơ, nhiều điểm du lịch ở các huyện miền tây Nghệ An thu hút lượng lớn du khách vào dịp nghỉ lễ 30.4, 1.5. Tại đây, du khách không chỉ thả mình vào thiên nhiên mà còn được thưởng thức nhiều món ngon của đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đi xem “chợ của người đồng bào”

việt văn |

Muốn biết đời sống của người dân ở địa phương ra sao, chả có cách nào hơn là ra chợ. Trung tâm chợ Thương mại Lao Bảo ở Quảng Trị khá nhiều hàng hóa, nhất là hàng Thái, hàng Lào, nhưng khách mua thường chỉ đông vào những ngày cuối tuần. Người bán ở đây cũng nói thách giá nhưng ở mức chấp nhận được.

Cuộc “thiên di” thời mới ở Khuôn Bổ

Lãng Quân |

Bí thư Huyện uỷ Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), ông Nguyễn Thế Phước tâm sự về quyết tâm xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình rằng: Với những xã đặc biệt khó khăn như Hồng Ca, Kiên Thành... đại đa số là người H’Mông, rất khó để xây dựng nông thôn mới trên toàn xã; nên huyện và xã đã “nghĩ ra” cách làm phù hợp với từng thôn, bản. 

Lên rừng tránh nóng và ăn các món ngon của đồng bào dân tộc

ANH ĐỨC |

Với phong cảnh hoang sơ, nhiều điểm du lịch ở các huyện miền tây Nghệ An thu hút lượng lớn du khách vào dịp nghỉ lễ 30.4, 1.5. Tại đây, du khách không chỉ thả mình vào thiên nhiên mà còn được thưởng thức nhiều món ngon của đồng bào dân tộc thiểu số.