Cuộc phiêu lưu 1.500 năm của ngôn ngữ Anh

Thế Vinh |

Từ khởi đầu là một phương ngữ được khoảng 150.000 người sử dụng, ngôn ngữ Anh đã xoay xở trở thành một ngôn ngữ quốc tế có đến 1,5 tỉ người dùng ngày nay. Hành trình ấy đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố tham gia vào đó là gì?
Cuốn sách được đánh giá là chu du qua thời gian và không gian. Ảnh: Omega Plus cung cấp.
Cuốn sách được đánh giá là chu du qua thời gian và không gian. Ảnh: Omega Plus cung cấp

Với “Cuộc phiêu lưu của ngôn ngữ Anh: Tiểu sử Anh ngữ từ năm 500 đến năm 2000”, tác giả Melvyn Bragg sẽ giúp người đọc giải đáp các câu hỏi xoay quanh lịch sử phát triển của ngôn ngữ này cũng như lý giải việc nó đã chinh phục cả thế giới ra sao. Câu chuyện về cuộc phiêu lưu của tiếng Anh - đi qua những vùng đất, những hòn đảo, những lục địa, trải nghiệm những thăng trầm, khốc liệt của cuộc chiến ngôn ngữ song hành với những cuộc chiến tranh, chinh phạt, để đi đến bức tranh như ngày nay sau hơn 1.500 năm tồn tại.

“Cuốn sách này chu du qua thời gian và không gian từ Friesland thế kỷ V cho đến Singapore thế kỷ XXI, từ Wessex của Vua Alfred đến Miền Tây Hoang Dã của Buffalo Bill, từ những đồng bằng Ấn Độ tới các tu viện trên Đảo Thánh, từ Cung điện Westminster đến ngôn ngữ Gullah của tộc người da đen ở miền Nam xa xôi nước Mỹ.

Dọc hành trình, từ nền móng xây đắp bằng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái và tiếng Phạn, ngôn ngữ Anh còn được bồi đắp bởi tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Hán và hàng chục ngôn ngữ khác... Nó đã giải phóng cảm xúc và tư tưởng trên toàn hành tinh. Nó tiếp tục tái phát minh các biến thể tiếng Anh mới ở bất cứ nơi nào nó có mặt và chưa hề tỏ dấu hiệu giảm tốc” - (trích "Giới thiệu sách"). 

Cuốn sách này nhắm tới quảng đại công chúng chứ không phải là một công trình hàn lâm dành cho những nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo viên hay người học tiếng Anh. Do vậy, ngôn ngữ mà Melvyn Bragg dùng để kể chuyện, dẫn dắt bạn đọc đồng hành trong chuyến phiêu lưu thật dung dị, hấp dẫn. Những ai yêu thích ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ Anh nói riêng; người muốn tìm hiểu về sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của ngôn ngữ Anh trong suốt hơn 1.500 năm qua đều phú hợp với tác phẩm này.

Lược sử ngôn ngữ” và “Cuộc phiêu lưu của ngôn ngữ Anh” là hai cuốn sách đầu tiên trong Tủ sách Ngôn Ngữ của Omega Plus.

Tác giả cuốn sách, Nam tước Melvyn Bragg là thành viên danh dự Hiệp hội Hoàng gia Anh, thành viên Hội Văn học Hoàng gia, Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh. Sự nghiệp của Bragg chủ yếu là trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình với rất nhiều chương trình gắn liền với tên tuổi của ông như The South Bank Show (1978-2010), và loạt phim tài liệu In Our Time (1998-nay). Bên cạnh đó, Bragg sở hữu một gia tài đồ sộ những tác phẩm hư cấu, phi hư cấu cùng kịch bản phim truyền hình và điện ảnh.

Một số tác phẩm nổi bật của ông: Without a City Wall (1968); On Giants' Shoulders (1998); The Soldier's Return (2000); The Adventure of English (2003); William Tyndale: A Very Brief History (2017).

Thế Vinh
TIN LIÊN QUAN

Những lời khuyên về đọc sách của TS Dương Kim Anh

Thế Vinh |

Sáng 18.4 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra hội thảo “Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và bình đẳng giới trong văn hóa đọc của sinh viên”. Đây là một trong số các hoạt động nhằm hướng tới Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26.4, với tinh thần “Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Tại đây, TS Dương Kim Anh đã chia sẻ với các bạn trẻ những kinh nghiệm về đọc sách.

Đưa sách Việt ra nước ngoài bằng đường "chính ngạch"

Việt Văn (thực hiện) |

Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn TPHCM vừa làm lễ ra mắt mới đây nhằm ghi nhận và tôn vinh lao động - sáng tạo của đội ngũ dịch giả, đang sống và làm việc tại TPHCM. Hội đồng Văn học dịch hiện có 3 thành viên ban đầu là dịch giả Hiền Nguyễn - Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ Đại học Văn Lang; dịch giả Nguyễn Lệ Chi - Giám đốc Chibooks và dịch giả Dương Kim Thoa - biên tập viên Ban Quốc tế - Báo Tuổi Trẻ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Sách và giáo dục môi trường

Trần Thế Vinh |

“Tôi không muốn phải bảo vệ thiên nhiên, tôi muốn tạo ra một thế giới mà thiên nhiên không cần phải bảo vệ” - Khuyết danh. Đối với sách cho thiếu nhi, Thiên nhiên – Môi trường luôn là một đề tài lớn được quan tâm sâu sắc. Đây cũng là một trong những xu hướng của ngành xuất bản thế giới trong vài năm trở lại đây.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Những lời khuyên về đọc sách của TS Dương Kim Anh

Thế Vinh |

Sáng 18.4 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra hội thảo “Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và bình đẳng giới trong văn hóa đọc của sinh viên”. Đây là một trong số các hoạt động nhằm hướng tới Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26.4, với tinh thần “Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Tại đây, TS Dương Kim Anh đã chia sẻ với các bạn trẻ những kinh nghiệm về đọc sách.

Đưa sách Việt ra nước ngoài bằng đường "chính ngạch"

Việt Văn (thực hiện) |

Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn TPHCM vừa làm lễ ra mắt mới đây nhằm ghi nhận và tôn vinh lao động - sáng tạo của đội ngũ dịch giả, đang sống và làm việc tại TPHCM. Hội đồng Văn học dịch hiện có 3 thành viên ban đầu là dịch giả Hiền Nguyễn - Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ Đại học Văn Lang; dịch giả Nguyễn Lệ Chi - Giám đốc Chibooks và dịch giả Dương Kim Thoa - biên tập viên Ban Quốc tế - Báo Tuổi Trẻ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Sách và giáo dục môi trường

Trần Thế Vinh |

“Tôi không muốn phải bảo vệ thiên nhiên, tôi muốn tạo ra một thế giới mà thiên nhiên không cần phải bảo vệ” - Khuyết danh. Đối với sách cho thiếu nhi, Thiên nhiên – Môi trường luôn là một đề tài lớn được quan tâm sâu sắc. Đây cũng là một trong những xu hướng của ngành xuất bản thế giới trong vài năm trở lại đây.