Con gái nhà văn Nam Cao: Tôi buồn khi người ta tranh cãi về Chí Phèo

Kỳ Trinh |

Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”... đã có những trải lòng trước ý kiến loại Chí Phèo khỏi sách Ngữ văn 11.

Ở tuổi 80, bà Hồng cho biết, đây là lần đầu tiên gia đình bà nghe được quan điểm trái chiều về tác phẩm.

“Tranh luận trước một tác phẩm văn học cũng là điều bình thường. Quan điểm của tôi là không áp đặt, không phản đối. Còn việc bỏ Chí Phèo ra khỏi chương trình giảng dạy hay không có quyền của Nhà nước, của Bộ Giáo dục Đào tạo. Riêng bản thân tôi thì thấy buồn một chút”, bà nói.

Bà Hồng cho hay, lúc sinh thời nhà văn Nam Cao viết tác phẩm Chí Phèo bằng cách lấy cảm hứng và nguyên mẫu từ những người sống trong làng. Họ đều là những người nông dân chân chất, chân lấm tay bùn.

Nhân vật Chí Phèo được cho là có đến 3 nguyên mẫu. Người thứ nhất là anh Chí, quê gốc ở làng Đại Hoàng, Hà Nam. Cha mẹ mất sớm. Nhà nghèo lại không có ruộng vườn nên Chí phải đi làm thuê cho nhà Trương Pháo (một địa chủ trong làng thời ấy). Chí làm công việc mổ lợn thuê, có tài làm món phèo rất ngon. Mỗi khi làm thịt lợn xong, Chí chỉ xin chai rượu và một đoạn phèo. Sau khi ăn uống no say, anh Chí lại về cái điếm ở chợ để ngủ. Tuy nhiên, Chí rất hiền lành không rạch mặt, ăn vạ hay chửi trời chửi đất như những miêu tả trong sách.

Người thứ hai là em họ bà nội của nhà văn Nam Cao, tên là Đào. Nhưng người ta cũng chỉ nhìn thấy ở ông một phần rất nhỏ hình mẫu của Chí Phèo. Đặc biệt, ông Đào có người vợ tên là Nở, người xưa vẫn hay gọi là Thị Nở. Ông là lực điền làm thuê cho Chánh Bính (nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn). Thế nhưng, ngoài đời thực, ông Đào không tư thông với bà ba. Đấy chỉ là một sự sáng tạo rất riêng của Nam Cao trong tác phẩm.

Người thứ ba tên là Trinh, vốn là dân ngụ cư từ nơi khác đến, mồ côi cha mẹ và có bệnh nghiện rượu. Mỗi lần say khướt, ông lại đi từ đầu đến cuối làng để chửi đổng. Ông cũng có tật ăn vạ mỗi khi ai đó động đến mình. Có lẽ, khi miêu tả Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã liên tưởng đến lão Trinh này nhiều nhất. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Chí Phèo và nguyên mẫu thực, là người này có vợ và một đàn con đông đúc.

Trong 3 nhân vật nguyên mẫu điển hình để xây dựng nên Chí Phèo, lão Trinh và ông Đào là chết ở làng, còn anh Chí thì bỏ làng đi biệt xứ. Nghe đâu anh Chí còn có một đứa con. Qua một vài lần ỡm ờ trêu ghẹo, Chí đã tình ý với bà bán trứng trong chợ làng. Người phụ nữ ấy không xấu, không dở hơi, đã có gia đình và con cái. Người con ấy được sinh ra đặt tên là Rụ. Rụ lớn lên trong sự khinh rẻ của xóm làng rồi cuối cùng cũng đi đâu biệt tăm không ai rõ.

Kỳ Trinh
TIN LIÊN QUAN

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

Con trai nhà văn Kim Lân ủng hộ việc loại "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn 11

Đào Bích |

Họa sĩ Thành Chương cho rằng ý kiến của ông về vấn đề này có thể sẽ gây ngạc nhiên vì ngược lại với số đông về vấn đề bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn 11.

Loại “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa: Chúng ta cần cảm ơn ông Nguyễn Song Hiền?

QUANG ĐẠI |

Dư luận chưa nguội vụ đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền, lại tiếp tục “nóng” với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông, vì lo ngại những tác động tiêu cực của tác phẩm tới nhân cách học sinh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

Con trai nhà văn Kim Lân ủng hộ việc loại "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn 11

Đào Bích |

Họa sĩ Thành Chương cho rằng ý kiến của ông về vấn đề này có thể sẽ gây ngạc nhiên vì ngược lại với số đông về vấn đề bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách Ngữ văn 11.

Loại “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa: Chúng ta cần cảm ơn ông Nguyễn Song Hiền?

QUANG ĐẠI |

Dư luận chưa nguội vụ đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền, lại tiếp tục “nóng” với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông, vì lo ngại những tác động tiêu cực của tác phẩm tới nhân cách học sinh.