“Cô thợ may” miệt mài giữ hồn áo dài Việt

Đặng Chung |

Được công chúng gọi là nhà thiết kế, nhưng Lan Hương khiêm tốn nhận mình chỉ là cô thợ may. 20 năm sống và mơ, kiên trì theo đuổi, Lan Hương cũng không thể ngờ cô thợ may miền sơn cước ngày nào đã vẽ lên cả giấc mơ bằng niềm đam mê cháy bỏng với thời trang và tà áo dài truyền thống. Chị được phong tặng danh hiệu nghệ nhân áo dài, còn ngôi nhà của mình được chọn làm điểm đến “Không gian áo dài Việt”.

Cô đốn củi mơ làm thợ may

Những ngày này Lan Hương tất bật đi về giữa Hà Nội, Thái Nguyên, rồi sang Hòa Bình-quê hương chị, để cùng Sở Du lịch Hà Nội chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa. Làm việc không ngơi nghỉ, nhưng Lan Hương chẳng một câu than phiền. Chị bảo, “làm vì sở thích và đam mê, vất vả mấy cũng không thấy mệt”. Tại nơi sẽ được chọn để trưng bày và giới thiệu về lịch sử áo dài, làng nghề Việt Nam-18 Âu Cơ, cũng là nhà riêng của Lan Hương, chị xúc động kể chuyện đời mình, từ một cô tỉnh lẻ trở thành nhà thiết kế áo dài được mọi người biết đến.

“Sinh ra ở một vùng quê Hoà Bình, tuổi thơ của tôi rất vất vả. 7 tuổi tôi phải vào rừng đốn củi, chăn trâu, cắt cỏ. Hồi đó tôi không biết nhà thiết kế là gì, nhưng rất hay mơ khi lớn sẽ trở thành một cô giáo dạy văn, hay một người biết may quần áo cho mình và mọi người. Tôi lân la đến những nhà hàng xóm có người làm thợ may để học lỏm”- Lan Hương kể.

Nghệ nhân áo dài Lan Hương. Ảnh: Nguyễn Văn Thọ

Đến khi là cô sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, may vá vẫn là sở thích và niềm vui mà Lan Hương tìm đến sau giờ học, để khỏa lấp nỗi nhớ nhà. Chị dành dụm mua được chiếc máy khâu cũ và cứ thế cành cạch suốt 4 năm trời. Tiếng lành đồn xa, khách của Lan Hương ngày một đông, khiến chị có quyết định táo bạo: Vay mượn tiền để mở một cửa hàng may mặc ở Hà Nội vào những năm 90.

Vốn là người tâm linh, Lan Hương bảo trời đã không phụ công mình, khi được Tổ nghề đãi. Đến nay, chẳng qua trường lớp đào tạo, chẳng có bằng cấp hay chứng chỉ gì liên quan đến thời trang, nhưng bằng tinh thần cầu thị và sự khéo léo của đôi bàn tay thiên phú, Lan Hương đã từng bước gây dựng được thương hiệu cho mình. Nhiều bộ sưu tập của chị được ưa chuộng ở trong và ngoài nước. Chị cũng trở thành thần tượng, tấm gương của những người trẻ đam mê thời trang phấn đấu, học hỏi.

Duyên nợ với áo dài

Suốt 10 năm theo nghề may vá, tạo dựng cho mình được tên tuổi trong ngành thời trang, Lan Hương bất ngờ chuyển hướng sang may áo dài. Chị tự nhận mình liều và bảo thủ, khi nhất quyết phải là áo dài truyền thống, từ chất liệu đến kiểu dáng, chứ không “chiều” theo thị hiếu của khách, để giữ lại hồn của áo dài Việt trước xu hướng làm mới, cách tân táo bạo trong ngành thời trang, nhất là với trang phục truyền thống.

“Những ngày đó thật sự khó khăn. Khách hàng đến đặt may áo dài đều từ chối những mẫu thiết kế của tôi. Nghe đến tơ tằm hay thêu tay, họ vội vã lắc đầu vì sợ già, sợ quê. Tôi đi gõ cửa, thuyết phục từng khách một, bằng cách may tặng, hứa may xấu sẽ trả lại tiền” – Lan Hương nhớ lại. Cứ thế, hàng chục năm trời, phải bán nhà, cắm đất, rồi vay tiền ngân hàng để làm nghề, Lan Hương vẫn miệt mài theo đuổi. Chị bảo áo dài là duyên- là nợ của mình.

Bởi với Lan Hương, tà áo dài là món quà quý của cha ông để lại, là quốc hồn của dân tộc nên chị muốn làm cho chúng ngày một đẹp, văn minh, sâu sắc và ý nghĩa hơn. Chị muốn cả thế giới không chỉ biết đến tà áo dài Việt Nam mà còn hiểu được phía sau nó là câu chuyện về sự tần tảo của người phụ nữ Việt, sự kiên trì của các nghệ nhân tâm huyết trong từng sản phẩm.

Mỗi thiết kế của Lan Hương đều tôn vinh nét đẹp của nghệ thuật truyền thống, thông qua chất liệu lụa tơ tằm, thêu tay tỉ mỉ...

Nổi tiếng là người kỹ tính và cầu toàn, với mỗi thiết kế, Lan Hương luôn thể hiện được tài năng riêng, phong cách tinh tế và đẳng cấp. May từ lụa tơ tằm, những đường thêu tay tỉ mỉ, mà trong mỗi thiết kế Lan Hương đều ẩn ý sau đó là một câu chuyện.

Bộ sưu tập Huyền thoại Đông Hồ là sự tiếc nuối về làng tranh. Chị cảm nhận được hồn dân tộc rất độc đáo trong mỗi bức tranh nhưng lại bị nhiều vẻ đẹp khác lấn át. Để lưu giữ những nét đẹp đó, Lan Hương nảy ra ý tưởng khôi phục lại làng tranh đó trên tà áo dài. Bộ sưu tập Tố nữ thể hiện nét đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Tứ bình, Hứng dừa, đánh ghen, đám cưới chuột, mục đồng thổi sáo… là những đề tài được Lan Hương yêu thích và khai thác với mong muốn góp phần lưu giữ và giới thiệu nét văn hóa dân gian xưa. Các thiết kế của chị không chỉ được công chúng trong nước biết tới, mà còn vinh dự được chọn làm quà tặng cho các nhân vật nổi tiếng thế giới khi họ có dịp thăm Việt Nam. Áo dài Lan Hương cũng góp mặt tại nhiều triển lãm, sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam trên khắp thế giới.

Cũng không qúa khi nói chị chính là người thổi hồn cho tà áo dài truyền thống, bởi Lan Hương không chỉ dành cho tà áo dài tình yêu, mà luôn có sự tự hào về trang phục truyền thống này. Áo dài đối với chị không đơn giản là trang phục mà nó là biểu tượng của bản sắc Việt, tinh thần Việt, văn hóa Việt.

Lan Hương (giữa) rạng rỡ trong ngày ra mắt Lanhuong fashion house.

Điều mà mọi người trân trọng nhất ở Lan Hương, là dù mình còn khó khăn, nhưng chị vẫn sẵn sàng làm hết mình để “cứu” nghề truyền thống. Chị đến các làng nghề, động viên bà con giữ gìn nét đẹp văn hóa, khuyến khích họ bám trụ bằng cách tìm đầu ra cho các sản phẩm truyền thống. Không giúp họ bán được, thì chị âm thầm vay tiền thu mua toàn bộ, cốt sao giữ được nghề.

Đáp lại tình cảm đó, các nghệ nhân đã tình nguyện cùng Lan Hương tạo nên một “Không gian áo dài Việt” để trưng bày và lưu giữ nét đẹp của trang phục truyền thống, kết nối với văn hóa dân tộc thông qua các nghề thủ công và loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Ngày 11.12, “Không gian áo dài Việt” chính thức khai trương, Lan Hương tất bật đón khách đến tham quan, say sưa kể, cười rồi lại khóc. Cũng vì chị quá hạnh phúc, khi tâm huyết suốt 20 năm qua của mình đã thành hiện thực.

Với những đóng góp của mình, năm 2016, Lan Hương đã trở thành nhà thiết kế thời trang đầu tiên được Bộ VHTTDL trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa - thể thao - du lịch Việt Nam”. Đó là sự ghi nhận xứng đáng, để Lan Hương thăng hoa hơn trong sáng tạo nghệ thuật, tiếp tục hành trình đưa áo dài Việt trở thành một sản phẩm văn hóa để quảng bá ra thế giới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.