Chùa Phúc Khánh: Lễ cầu an 2020, dân đóng tiền tùy tâm

TRẦN TUẤN |

Đại diện chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng người dân ngồi tràn ra lòng đường trong các khoá lễ cầu an đầu Xuân Canh Tý 2020 và việc đóng tiền cầu an tuỳ tâm chứ không có giá niêm yết như mọi năm.

Chỉ tổ chức cầu an trong khuôn viên chùa

Mới đây, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi văn bản đến Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an phục vụ nhu cầu xã hội trong dịp Tết cổ truyền xuân Canh Tý. Văn bản mang nội dung chấn chỉnh lễ cầu an đầu xuân ở các chùa, tránh những biến tướng để “bảo vệ chính pháp”.

Chiều 14.1 (tức ngày 20 tháng Chạp), phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng đại đức Thích Minh Đức, đại diện chùa Phúc Khánh về vấn đề này. Đại đức Thích Minh Đức cho biết, việc tổ chức lễ cầu an đầu xuân Canh Tý 2020 sắp tới tại chùa Phúc Khánh sẽ có những cải tổ so với mọi năm.

“Thứ nhất, nhà chùa chỉ giới hạn số lượng người nhất định để tuyệt đối không xảy ra việc người tham gia cầu an tại chùa tràn ra lòng lề đường tại khu vực Ngã tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) gây ách tắc giao thông như mọi năm” - đại đức Thích Minh Đức cho biết.

Cũng theo đại đức Thích Minh Đức, để đảm bảo người dân đến cầu an không tràn ra đường, nhà chùa đã tính toán số lượng người cầu an ngồi đủ trong khuôn viên nhà chùa. Theo đó, khuôn viên chùa có thể đáp ứng chỗ ngồi cho 4.000 người thì nhà chùa chỉ nhận sớ cầu an cho khoảng 3.000 người trong một buổi lễ.

Bên cạnh đó, đại diện chùa Phúc Khánh cũng cho biết, năm nay nhà chùa sẽ tổ chức khóa lễ cầu an bắt đầu từ mùng 6 Canh Tý 2020 đến hết tháng Giêng, chứ không giới hạn vào một số ngày như các năm trước.

“Năm nay nhà chùa chỉ tổ chức lễ cầu an đồng thời thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các ban ngành” - đại đức Thích Minh Đức khẳng định.

Về nội dung nghiêm cấm đốt vàng mã được nêu trong văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện chùa Phúc Khánh cho biết, từ nhiều năm nay nhà chùa đã tiến hành việc cấm đốt vàng mã tại chùa.

Tuỳ tâm công đức

Việc cải tổ thứ hai mà đại diện chùa Phúc Khánh cho biết, nhà chùa sẽ không thu tiền cầu an theo “giá niêm yết” như mọi năm, mà “tùy tâm theo tinh thần nhà Phật”.

Những năm trước, như báo Lao Động đã từng phản ánh trong bài viết “Bị từ chối giải hạn vì “thiếu lễ” 50.000 đồng” đăng tải đầu năm 2019, chùa Phúc Khánh thu cố định 150.000 đồng cho lễ cầu an, dâng sao giải hạn thì mỗi “sao xấu” là 150.000 đồng.

“Tùy tâm nhưng về lễ vật và nghi thức nhà chùa vẫn sẽ thực hiện trang nghiêm và thành kính” - đại đức Thích Minh Đức khẳng định.

Dạo một vòng quanh khuôn viên nhà chùa vào chiều 14.1, phóng viên Lao Động cảm nhận rõ sự thay đổi so với cách đây một năm.

Không còn cảnh người nhà chùa thu tiền cầu an và dâng sao giải hạn từ nhân dân và phật tử như những năm trước, thay vào đó là hình ảnh người dân viết sớ cầu an.

Cùng với đó những bảng tra năm sinh, sao chiếu mệnh từng được dán ở khắp địa điểm trong chùa để phục vụ khách thập phương tra cứu đăng ký dâng sao giải hạn thì nay cũng đã bị gỡ bỏ hoặc quét vôi trắng xoá. Trong khuôn viên chùa cũng không còn xảy ra tình trạng đốt vàng mã.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo: Không được trục lợi với lễ cầu an

Huân Cao |

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức ra văn bản xác nhận có sự sai lệch trong cách tổ chức lễ cầu an tại một số chùa như báo chí phản ánh đồng thời yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo giáo hội không được trục lợi với lễ cầu an.

Hiểu đúng về lễ cầu an, dâng sao giải hạn trên tinh thần đạo Phật

Hương Mai |

Đầu năm, mọi người thường kéo nhau đến các ngôi chùa linh thiêng để làm lễ dâng sao giải hạn và cầu an cho cả năm. Thế nhưng, nhiều người chưa hiểu rõ về việc cầu an và dâng sao giải hạn khác nhau ở điểm nào.

Hàng nghìn người ngồi chật kín cổng chùa Phúc Khánh trước giờ làm lễ

Tuấn Anh - Văn Thắng |

Như thường lệ, đại lễ cầu an chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu vào lúc 19h ngày 14 tháng Giêng Âm lịch nhưng ngay từ 18h, cổng chùa đã chật kín người ngồi chờ đến giờ làm lễ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo hội Phật giáo: Không được trục lợi với lễ cầu an

Huân Cao |

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức ra văn bản xác nhận có sự sai lệch trong cách tổ chức lễ cầu an tại một số chùa như báo chí phản ánh đồng thời yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo giáo hội không được trục lợi với lễ cầu an.

Hiểu đúng về lễ cầu an, dâng sao giải hạn trên tinh thần đạo Phật

Hương Mai |

Đầu năm, mọi người thường kéo nhau đến các ngôi chùa linh thiêng để làm lễ dâng sao giải hạn và cầu an cho cả năm. Thế nhưng, nhiều người chưa hiểu rõ về việc cầu an và dâng sao giải hạn khác nhau ở điểm nào.

Hàng nghìn người ngồi chật kín cổng chùa Phúc Khánh trước giờ làm lễ

Tuấn Anh - Văn Thắng |

Như thường lệ, đại lễ cầu an chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu vào lúc 19h ngày 14 tháng Giêng Âm lịch nhưng ngay từ 18h, cổng chùa đã chật kín người ngồi chờ đến giờ làm lễ.