Chùa Bích Động - Nơi gắn kết giữa thiên nhiên và tâm linh

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Bích Động là ngôi chùa cổ thuộc quần thể danh thắng Tràng An đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014. Cùng với Tam Cốc, chùa Bích Động đã tạo thành một kỳ tích tuyệt đẹp, kết hợp giữa thiên nhiên và con người tạo thành một quần thể kiến trúc có một không hai, mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam.

Động đẹp thứ nhì trời Nam

Chùa Bích Động nằm tại chân núi Thái Viên, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tên gọi ban đầu là “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”, nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc.

Chùa Bích Động đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nổi bật với kiến trúc độc đáo và vị trí đắc địa, không nơi nào có thế đất, thế núi giống như vậy, Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam), xếp hạng đẹp thứ hai sau động Hương Tích - Đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế ở Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng trên núi, cây cối xanh um, thấp thoáng ẩn hiện những mái ngói rêu phong của ngôi chùa cổ.

Chùa Bích Động, trải qua gần 600 năm tồn tại, là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử dân tộc. Với kiến trúc độc đáo, chùa Bích Động được xem là một trong những kỳ quan kiến trúc của Việt Nam, là ngôi chùa linh thiêng mà hàng năm khách hành hương vẫn muốn tìm về để vãn cảnh Thiền môn.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014, trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á.

Theo lịch sử, chùa Bích Động được hình thành từ năm 1428 và chỉ là ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Tuy nhiên, năm 1705, hai vị hòa thượng Trí Kiên và Trí Thể đã gặp nhau và kết nghĩa thành anh em. Cả hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, nguyện cùng nhau đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây chùa. Thấy Bích Động địa thế đẹp và sẵn có một ngôi chùa, hai nhà sư quyết định dừng chân, sửa sang chùa cũ.

Năm Đinh Hợi (1707) hai nhà sư đã đúc một quả chuông lớn, đến nay vẫn treo ở Động Tối. Hai năm sau vào tháng 8 hai nhà sư lại làm bài minh bia chùa Bích Động bằng chữ Hán.

Năm Giáp Ngọ (1774) chúa Trịnh Sâm đã đến đây vãn cảnh. Ấn tượng bởi tầm nhìn toàn cảnh núi ngon, hang động, sông nước, đồng ruộng cùng với cây cối xanh tươi chùa như hội tụ nền xanh mát, chúa Trịnh Sâm đặt tên cho ngôi chùa này là ngôi chùa Bích Động (hang động màu xanh).

Vẻ đẹp của “Nam Thiên đệ nhị động“.
Vẻ đẹp của “Nam Thiên đệ nhị động“.

Kiến trúc mang hồn thiêng dân tộc

Chùa Bích Động được xây dựng từ đầu thời Lê với quy mô lớn. Trong chùa còn lưu giữ quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) và có những ngôi tháp an trí xá lợi của các vị hòa thượng có công xây dựng chùa.

Đến thời Cảnh Hưng (1740 - 1786) chùa được trùng tu, mở rộng thêm gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng theo kiến trúc “Tam tòa”, tạo thành ba ngôi chùa riêng biệt dựa vào sườn núi.

Chùa dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút hoặc như hình cái đuôi con chim phượng uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thủy triều.

Trong đó, Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao, thể hiện sự tinh tế và sáng tạo của các kiến trúc sư thời đó. Trong chùa thờ Phật, kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là 2 tầng 8 mái uốn cong. Các cột đá ở chùa Hạ đều bằng đá liền khối, không chắp nối, cao hơn 4 m.

Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S là chùa Trung. Phía trước chùa là hai chữ “Bích Động” tạc vào vách núi. Bên dòng chữ này còn để nhỏ “Nguyễn Nghiễm phụ đề” thủ bút của Nguyễn Nghiễm, cha Nguyễn Du và “Nhật Nam Nguyên chủ bút” bút tích của chúa Trịnh Sâm. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng: “Già Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ”, tạm dịch “tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi”.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Trung có cửu long phù giá, hai tượng phía ngoài là Văn Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính điện là tượng thờ A Nan Đà tôn giả.

Lên chùa Thượng, du khách phải đi thêm 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Đứng ở chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của Bích Động, cũng như của non nước Ninh Bình. Từ chùa nhìn ra xa có 5 ngọn núi trông giống như 5 cánh sen, là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, Gia Định, Con Lợn, Đầu Cầu và núi Hang Dựa.

Khung cảnh thanh tịnh, yên bình nơi chùa Bích Động.
Khung cảnh thanh tịnh, yên bình nơi chùa Bích Động.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ và yên bình của ngôi chùa này, không khó hiểu khi nhiều du khách muốn ghé thăm để tìm lại sự thanh tịnh trong cuộc sống hiện đại. Người ta thường nhắc đến địa danh này cùng với cụm từ Tam Cốc - Bích Động; rất nhiều người lầm tưởng đó là một địa danh du lịch, nhưng trên thực tế hai địa điểm này tách riêng biệt nhau hoàn toàn.

Nếu bạn có dịp ghé thăm Ninh Bình, đừng quên ghé qua Chùa Bích Động để cảm nhận sự thanh tịnh và yên bình của ngôi chùa này. Chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời khi khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa độc nhất vô nhị này.

Từ đầu tháng 7, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) bất ngờ tạm dừng hoạt động, chưa rõ ngày mở cửa trở lại. Đây là một điều đáng tiếc cho khách du lịch và Phật tử muốn viếng thăm “chùa xưa, tích cũ”. Hiện ban quản lý tuyến du lịch Đình Các, Tam Cốc phục hồi cảnh quan, luồng lạch trên các tuyến sông và sắp xếp lại nhân sự gồm ký hợp đồng, khám sức khỏe, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động...

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chùa Quỳnh Lâm, chốn tùng lâm của Phật giáo Việt Nam

Kim Sơn |

Chùa Quỳnh Lâm thuộc phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là một ngôi cổ tự, từng chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ít người biết rằng, nơi đây, từng sở hữu một trong bốn An Nam tứ đại khí, quốc bảo thời Lý - Trần của lịch sử dân tộc.

Về thăm ngôi chùa kỷ lục có kiến trúc giao thoa Đông - Tây tại Tiền Giang

Quang Thiện (Ảnh: Thạch Duy Khang) |

Khởi công xây dựng vào năm 1849, ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách thập phương mỗi khi có dịp ghé thăm Tiền Giang.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Chùa Quỳnh Lâm, chốn tùng lâm của Phật giáo Việt Nam

Kim Sơn |

Chùa Quỳnh Lâm thuộc phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là một ngôi cổ tự, từng chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ít người biết rằng, nơi đây, từng sở hữu một trong bốn An Nam tứ đại khí, quốc bảo thời Lý - Trần của lịch sử dân tộc.

Về thăm ngôi chùa kỷ lục có kiến trúc giao thoa Đông - Tây tại Tiền Giang

Quang Thiện (Ảnh: Thạch Duy Khang) |

Khởi công xây dựng vào năm 1849, ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách thập phương mỗi khi có dịp ghé thăm Tiền Giang.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.