Đọc ++:

Chốn duy tình trong “Lê Thiết Cương thấy”

HẢI AN |

Sau 20 năm cầm bút, mới đây, họa sĩ Lê Thiết Cương đã cho ra mắt cuốn sách in riêng đầu tiên của mình mang tên “Lê Thiết Cương thấy”, gồm 47 bài báo viết về văn hóa, nghệ thuật trong 5 năm trở lại đây của họa sĩ. Cuốn sách giúp độc giả nhận diện một lối nhìn riêng đối với cái đẹp - văn hóa trong đời sống hiện tại.

47 bài viết là 47 câu chuyện: Chuyện cái cổng làng, giếng làng, cái chợ, chuyện một món ăn, một bức ảnh, một cuộc triển lãm… Tất cả đều thực. Nhưng tất cả những sự thực ấy chỉ là một cái nền, một duyên cớ để họa sĩ nói đến chuyện khác, giá trị khác: Chuyện của lòng người, của văn hóa, của những giá trị phi vật thể trong nguy cơ mất dần đi những điều tốt đẹp.

Lấp đi một cái giếng, sẽ có nhiều cách để người ta tạo ra nguồn nước mới; phá đi một cái đình, sẽ có nhiều chỗ để người ta gặp gỡ, tìm kiếm niềm vui; dẹp đi một chợ hoa, người ta sẽ có những chỗ khác để sắm mua ngày tết… nhưng điều đó cũng đồng nghĩa người ta sẽ quên mất mạch nguồn của quá khứ, quên mất cái hồn làng, quên mất cái nếp “trọng tình” của người Việt. Lê Thiết Cương không viết chỗ này đang có một cái giếng bị lấp, cũng không viết chỗ kia một cái đình bị phá, hay ngày tháng ấy có một chợ hoa đã bị khai tử… Anh chỉ nhắc đến vẻ đẹp mà cái giếng, đình làng, chợ hoa gợi lại…, như gợi một thói quen tốt đẹp. Một vết cứa lòng, như thể người ta lấp đi một cái giếng, phá đi một cái đình, bức tử một chợ hoa… ngay trước mắt người đọc.

Cổng làng Ước Lễ - ảnh Lê Thiết Cương, bài “Cổng làng”.

Lê Thiết Cương làm được điều ấy là vì anh biết tiếc. Sự tiếc nuối của anh là có thật nên đã truyền được cảm giác ấy đến nhiều người. “Đương nhiên, tôi không tiếc cái nghèo, cái cũ kỹ, lạc hậu của thời ấy (thời bao cấp). Hình như một giá trị gì đó đã bị cuốn trôi đi… Không ít người quên những giá trị văn hóa, nháo nhào chạy theo đồng tiền, họ xao động, nhao nhác và nhiều cơ tâm quá” - trong bài “Một chuyến đi”, bình về bức ảnh của cựu Đại sứ Anh John Ramsden. Anh tiếc vì: “Mấy chục năm thôi mà từ chỗ nghèo nay đã xe cộ, nhà cửa, áo quần xanh đỏ nhan nhản, bát cơm đầy hơn, miếng thịt đã to hơn, nhưng văn hóa thì không những không phát triển mà còn tụt xuống vài bậc” - bài “Tất cả đều đang đến”.

Trong 47 bài viết, hai bài có cùng tên “Con đường đẹp”, nhưng mỗi “Con đường đẹp” lại nói về một chuyện khác. Con đường đẹp thứ nhất là con đường tìm về với vẻ đẹp của chính mình: “Đầu năm, đi lễ chùa cầu mong bình an, an lành, an tịnh cho lòng mình, cho lòng người, cầu mong thanh thản, cầu mong một đời sống tinh thần đẹp hơn”. Còn con đường đẹp thứ hai là con đường truyền cái đẹp đến với nhiều người, bằng nghệ thuật: “Chả có tuyên truyền nào, cổ động, kêu gọi nào hay bằng nghệ thuật. Cái đẹp có một sức mạnh, một quyền năng đặc biệt”. “Bởi vì nghệ thuật nào mà chả làm bằng những nỗi niềm và thân phận” - bài “Gốm và người”. Và “nghệ thuật đích thực thì bao giờ cũng đi từ cái tôi đến cái toàn thể. Câu chuyện của cá nhân phải chạm được đến chuyện chung” - bài “Khu vườn mơ ước”.

Bìa sách "Lê Thiết Cương thấy"

Luôn ám ảnh bởi cái đẹp, không chấp nhận cái xấu bên cạnh cái đẹp, hẳn có người sẽ bảo rằng Lê Thiết Cương quá cực đoan. Làm gì trên đời có thứ gì tồn tại mãi, ngay cả cái đẹp đến mấy. Nhưng xét đến cùng, làm con người ở đời, sống cũng chỉ một lần, vậy lý gì không nương vào cái đẹp để làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, đáng sống, đáng nhớ hơn.

“Cái đẹp chính là điều giản dị, nghệ thuật nói chung... luôn là cái nhìn phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống, trong cái hằng ngày, ai cũng gặp, ai cũng nhìn mà chưa thấy” - bài “Chốn quê”. Lê Thiết Cương đã nhìn và đã thấy, ấy là chốn duy tình hấp dẫn mà ám ảnh, chốn để anh cư trú hồn mình, lòng mình, muốn bình an, cho - nhận bình an.


HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.

Ông Park Hang-seo: Tôi sẽ là người hâm mộ nhiệt thành của đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể giành chức vô địch AFF Cup 2022 và nói lời tạm biệt sau hành trình 5 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam.