Chiếu rượu Tết của người Vân Kiều Quảng Trị

YÊN MÃ SƠN |

Giữa đại ngàn Trường Sơn thâm u ở miền tây Quảng Trị, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều có nhiều tập tục còn giữ nguyên dù trước những đổi thay của cuộc sống…

Khác với người Pa Cô (Pa Cô có nghĩa là phía núi, người ở trên núi), người Vân Kiều có tập quán ở lưng chừng núi, nơi gần đồng bằng hơn nên đôi lúc những tập tục, bản sắc bị “Kinh hoá” trước sự giao thoa văn hoá, buôn bán và hôn phối. Tuy nhiên có nhiều bản làng còn giữ được những tập tục độc đáo cần được bảo tồn.

Chuyến công tác vào những ngày giáp tết, chúng tôi may mắn được ngồi uống rượu cùng những già làng ở xã Ba Tầng của huyện Hướng Hoá. Ba Tầng là xã cuối cùng trên cung đường Lìa (hay còn gọi là Tỉnh lộ 586). Do là điểm cực nam của huyện Hướng Hoá, phía đông nam giáp huyện Đakrông nên so với các xã vùng Lìa khác, Ba Tầng còn nhiều khó khăn hơn cả.

Tranh minh họa của Trương Đình Dung.
Tranh minh họa của Trương Đình Dung.

Trong một cuộc rượu cùng các bô lão và những thanh niên ở bản, nhiều câu chuyện được kể một cách say sưa trong nồng nàn rượu men lá. Như chuyện chiếc lá a năng thần kỳ có khả năng tránh thai giúp cho các cặp đôi “yêu nhau” không sợ để lại hậu quả. Chuyện về ngọn núi Đông Em (hay núi Xa Lin) quanh năm mây phủ còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp…

Giữa chiếu rượu có nhiều thành phần ấy, những vị khách từ miền xuôi lên đã học được cách uống rượu của người miền núi. Đối với văn hoá uống rượu của người miền xuôi, chủ nhà là người rót rượu mời khách (chén thù) và khi khách mời lại chủ nhà (chén tạc). Chén thù chén tạc là sự lưu chuyển nhịp nhàng giữa chủ và khách trong văn hoá uống rượu của người Kinh. Nhưng đối với người miền núi thì ngược lại, khách mới là người rót rượu cho chủ nhà uống trước. Sau khi chủ nhà uống, khách mới uống sau. Đem sự “nghịch lý” này hỏi các già làng thì được giải thích rằng, để cho “chắc ăn”, bảo đảm rượu không “độc” thì chủ nhà phải thử trước. Rượu phải rót từ cùng một chai ra như một sự chia sẻ. Ngoài ra, người rót rượu cầm ly cũng phải biết cách. Nếu ly rượu được cầm ở giữa, tay hướng từ dưới lên thì người được mời mới uống. Còn nếu tay người mời, người trao rượu cầm sát miệng ly và hướng bàn tay trên xuống thì nhất định không uống. Điều này được lý giải là hướng bản tay từ trên cao xuống rất dễ chọc ngón tay vào rượu, như một sự “hạ độc” nếu có cơ hội. Đó cũng là một cách đề phòng trước kẻ thù, như là một cách phòng bị đã ăn sâu trong tập tục của người vùng núi.

Cuộc rượu đang rộn ràng, tất cả bị cuốn vào những câu chuyện lạ lùng, kỳ bí thì vợ gia chủ tiếp ứng mồi nhấm nhậu bằng một dĩa rau dớn xào xanh non, bắt mắt. Những vị khách dưới xuôi ai cũng muốn thưởng thức. Sau một hồi trao đổi với người vợ bằng tiếng bản địa Bru- Vân Kiều, dĩa rau được đem xuống lại trong sự tiếc nuối của những ánh mắt ngạc nhiên. Bạn tôi quay quả hỏi, rau còn sống phải không? Chủ nhà lắc đầu, có vẻ ái ngại nhưng cuối cùng cũng giải thích cho những vị khách lạ. Rằng lần gặp đầu tiên là không được ăn rau dớn. Nếu ăn là khách không quay lại thăm nhà lần nào nữa. Vì không muốn mất những người bạn mới quen nên chủ nhà nhất quyết không cho nếm món rau đó. Nhưng tại sao phải là rau dớn, các loại rau khác thì sao? Chủ nhà bảo chỉ biết các cụ truyền lại thế chứ không giải thích được tại sao. Nhưng có lẽ do rau dớn có lịch sử kỳ quái khi hàng trăm triệu năm trước cây này là cổ thụ, có chiều cao hàng chục mét nhưng bây giờ chỉ nằm khuất lập dưới tán rừng, mọc khiêm tốn ven suối. Chủ nhà còn cho biết, ngoài rau dớn, lần đầu tiên gặp người miền núi sẽ không bao giờ mời thịt mang, dúi và ếch. Những thứ đó như nằm trong tiềm thức của người Vân Kiều, xưa bày nay làm để giữ gìn mối kết giao dù mới nảy nở.

Chiếu rượu vẫn tiếp tục với nhiều tràng cười từ chuyện trên trời đến dưới đất. Chủ nhà gắp chiếc đầu gà trân trọng đặt lên chén nhà văn Hoàng Hải Lâm, nhà văn nổi tiếng của xứ gió Lào cát trắng cũng là cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị. Gia chủ bảo trong con gà, cái đầu là thứ quan trọng nhất và thường dành cho người lớn tuổi hay vị khách được coi trọng, uy tín. Chủ nhà cho biết với người Kinh, tín ngưỡng coi hung cát việc nhà thường coi ở cặp giò gà. Sau lễ cúng mọi việc thường “ứng” vào cặp giò ấy, thầy bói nhìn giò để đoán sức khoẻ, công việc làm ăn của gia chủ. Nhưng đối với người Vân Kiều, cái đầu gà dùng để làm điều đó. Sau khi nhà văn được hưởng “đặc ân” bằng chiếc đầu gà. Gia chủ cầm phần còn lại để phán về thái độ chân tình cũng như mối quan hệ giữa chủ và khách trong lần gặp gỡ thông qua chiếc lưỡi gà và những phần còn lại của chiếc đầu gà. Nhà văn Hoàng Hải Lâm thở phào nhẹ nhõm khi chủ nhà phán giữa chủ và khách đều chân tình, sẽ còn gặp lại trong tương lai gần. Thế rồi chén rượu vẫn tiếp tục trong nồng nàn hương dạ lan ngoài sân theo gió đưa vào.

Mùa xuân đã đến từ hương thơm của mùi bánh tét. Gió từ ngàn năm vẫn rào rạt qua đại ngàn và gió luôn thầm thì về những điều bí ẩn còn khuất lấp dưới tán rừng già. Ở đó có những con người hiền lành quanh năm bám đồi nương và lưu giữ những phong tục, tập quán trước cơn lốc của cơ chế thị trường.

YÊN MÃ SƠN
TIN LIÊN QUAN

Các món ăn ngon không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Bắc

THANH NGA (T/H) |

Mỗi dịp Tết đến, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị những nguyên liệu để nấu các món ăn truyền thống cho mâm cơm Tết. Do văn hóa mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cơm Tết ở miền Bắc cũng có những món ăn đặc trưng riêng.

Tết ấm nơi "mái nhà" của hơn 80 thành viên là người khuyết tật

CHU LINH - ĐÌNH TRƯỜNG |

Hơn 80 thành viên đều là người khuyết tật ở Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng (Sóc Sơn, Hà Nội) đang đón một cái Tết ấm áp và nhiều hy vọng ở phía trước.

Quảng Trị vận động người dân hạn chế đi lại trong dịp Tết Nguyên đán

HƯNG THƠ |

Trước tình hình dịch COVID-19 có chiều hướng phức tạp, tỉnh Quảng Trị vận động người dân hạn chế đi lại, di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Các món ăn ngon không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Bắc

THANH NGA (T/H) |

Mỗi dịp Tết đến, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị những nguyên liệu để nấu các món ăn truyền thống cho mâm cơm Tết. Do văn hóa mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cơm Tết ở miền Bắc cũng có những món ăn đặc trưng riêng.

Tết ấm nơi "mái nhà" của hơn 80 thành viên là người khuyết tật

CHU LINH - ĐÌNH TRƯỜNG |

Hơn 80 thành viên đều là người khuyết tật ở Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng (Sóc Sơn, Hà Nội) đang đón một cái Tết ấm áp và nhiều hy vọng ở phía trước.

Quảng Trị vận động người dân hạn chế đi lại trong dịp Tết Nguyên đán

HƯNG THƠ |

Trước tình hình dịch COVID-19 có chiều hướng phức tạp, tỉnh Quảng Trị vận động người dân hạn chế đi lại, di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.