Điểm nhấn trong tuần

Cần có Luật Ngôn ngữ tiếng Việt

Lưu Ly |

Trước thực trạng tiếng Việt đang bị sử dụng “lệch chuẩn” như hiện nay, nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu tham gia hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" cho rằng, cần có Luật Ngôn ngữ, cũng như tăng cường các chế tài để bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN: “Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia”

Chúng ta có Hiến Pháp 2013, có các Bộ luật Dân sự, có Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ… cùng không ít văn bản pháp quy liên quan đến báo chí, truyền thông, ngôn ngữ. Nhưng luật chuyên ngành ngôn ngữ thì chưa. Trên thế giới hiện nay có hơn 1.000 bộ luật ngôn ngữ. Trong khi Việt Nam nghìn năm văn hiến thì lại chưa có... Ở nước ta ngày nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, được quy định trong Hiến pháp. Đó là cơ sở pháp lý để ban hành Luật Ngôn ngữ, các văn bản pháp quy.

Cá nhân tôi nghĩ, muốn việc bảo vệ tiếng Việt thực sự có hiệu quả thì hô hào thôi chưa đủ, mà cần có chế tài xử phạt. Đối với người nói, người viết có lẽ chỉ có thể tuyên truyền vận động, còn chế tài xử phạt chỉ có thể áp dụng với người có quyền cho phép các ngôn bản được truyền bá trong xã hội, trên các cơ quan truyền thông.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN: “Đừng chờ đến lúc có Luật Ngôn ngữ mới bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”

Trên thực tế còn rất nhiều bất cập, lệch lạc trong việc dùng tiếng Việt không chỉ trong đời sống mà còn trên báo chí. Ở đây có vấn đề nhận thức chưa đúng vai trò, ý nghĩa của tiếng Việt, dẫn đến tình trạng vay mượn tiếng nước ngoài tùy tiện, phiên âm, phát âm tiếng nước ngoài chưa thống nhất. Tình trạng đặt “tít” giật gân, câu khách vẫn còn nhiều gây bức xúc trong công chúng. Nhất là công chúng vốn coi báo chí là mẫu mực trong việc nói và viết, nên chúng ta dùng từ sai, viết sai, nói sai trên báo chí thì sẽ dễ bị bắt chước.

Về nguyên nhân của tình trạng trên là do sự non yếu về nhận thức, cả kiến thức về ngôn ngữ của chính nhà báo. Đội ngũ những người làm báo được tuyển chọn từ nhiều nguồn, chuyên ngành khác nhau, có một số người viết theo thói quen, kinh nghiệm, nhiều khi viết sai mà không biết. Công tác biên tập ngôn ngữ báo chí ở các cơ quan báo chí còn chưa được quan tâm đúng mức.

Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần nhận thức vai trò to lớn của tiếng Việt trên báo chí và các phương tiện truyền thông nói chung. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả hơn nữa giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Ngôn ngữ Việt Nam để đưa ra các bộ quy chuẩn về phát âm, cũng như chính tả trên báo chí.

Tôi cũng đồng ý rằng, cần có Luật Ngôn ngữ Tiếng Việt. Nhưng chúng ta không nên cầu toàn chờ đến khi có Luật Ngôn ngữ mới bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng tôi cũng có quan điểm sẽ không trao giải báo chí quốc gia, báo chí chuyên ngành cho các tác phẩm báo chí không đạt chuẩn về sử dụng tiếng Việt.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa - đại diện Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Cần rèn kỹ năng nói và viết chuẩn tiếng Việt từ khi ngồi trên ghế nhà trường”

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với sự giao thao giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ nước ngoài… Trong quá trình tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đưa ra ý kiến, băn khoăn về tình trạng nhiều phát thanh viên, biên tập viên truyền hình, phóng viên viết sai, nói sai ngữ pháp tiếng Việt. Trong khi tại Việt Nam, thì chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chưa có chế tài gì để xử phạt hành vi làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí.

Với tư cách là đại diện Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chúng tôi cũng đề xuất đã đến lúc cần đưa nội dung xây dựng Luật Ngôn ngữ ra bàn thảo. Nhưng tôi nghĩ, các cơ quan báo chí cần xây dựng chuẩn mực về cách nói, cách viết, góp phần định hướng công chúng. Kiên quyết xử lý các cách nói, viết tiếng Việt lệch chuẩn, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, phải bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt với đội ngũ nhà giáo, học sinh, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, cần phải rèn kỹ năng nói và viết chuẩn tiếng Việt cho học sinh ngay từ khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường.

Lưu Ly
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.