Cách chuẩn bị cỗ cúng đêm Giao thừa đầy đủ, chuẩn phong tục

Linh chi (t/h) |

Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc đất trời chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng (còn gọi là cúng Giao thừa) để mong một năm mới bình an, hạnh phúc.

Theo quan niệm từ xa xưa, mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau xuống cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, các vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho những vị thần mới. Bởi vậy, cúng Giao thừa còn được hiểu là lễ "tống cựu nghinh tân" tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Bởi vậy, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Giao thừa: 1 mâm cỗ đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 mâm cỗ đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần.

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa thường có gà trống luộc, bánh chưng.

Mâm cỗ cúng ngoài trời không cần cầu kỳ, thường có: Thủ lợn hoặc gà luộc, bánh chương, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và vàng mã. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị hai ngọn đèn dầu hoặc nến.

Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình sẽ chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.

Tại Hà Nội, mâm cỗ cúng Giao thừa truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa” hoặc "tám bát tám đĩa" đối với gia đình có  điều kiện.

Các bát trên mâm cỗ gồm:

+ Một bát bóng nấu với chân tẩy (su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).

+ Một bát miến nấu lòng gà.

+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.

Các đĩa gồm có:

+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến)

+ Đĩa nem

+ Đĩa giò xào, giò lụa

+ Đĩa xôi gấc

+ Đĩa nộm.

Theo quan niệm của nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng Giao thừa nên "tuỳ tiền biện lễ", tuỳ từng hoàn cảnh gia đình mà bày biện miễn là có lòng thành tâm.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, gia chủ sẽ kính bày lễ lên bàn, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Linh chi (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ, chuẩn phong tục

Linh Chi (t/h) |

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tình hình trong gia đình của năm qua với Ngọc Hoàng. Tuỳ theo từng gia đình chuẩn bị, nhưng mâm cỗ không thể thiếu cá chép và bộ mũ quan.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn mùng 1 Tết để cầu tài lộc, bình an

Bích Hà |

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tâm thức người Việt. 

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa để nghênh đón tài lộc năm Mậu Tuất

Bích Hà |

Trong tâm thức người Việt, đêm giao thừa là thời khắc vô cùng đặc biệt, tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Trong khoảng khắc đó, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời, cúng trong nhà để nghênh đón tài lộc, cầu bình an.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ, chuẩn phong tục

Linh Chi (t/h) |

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tình hình trong gia đình của năm qua với Ngọc Hoàng. Tuỳ theo từng gia đình chuẩn bị, nhưng mâm cỗ không thể thiếu cá chép và bộ mũ quan.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn mùng 1 Tết để cầu tài lộc, bình an

Bích Hà |

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tâm thức người Việt. 

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa để nghênh đón tài lộc năm Mậu Tuất

Bích Hà |

Trong tâm thức người Việt, đêm giao thừa là thời khắc vô cùng đặc biệt, tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Trong khoảng khắc đó, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời, cúng trong nhà để nghênh đón tài lộc, cầu bình an.