Ca trù: Tinh hoa nghệ thuật trong lòng người dân Hà Nội xưa

Phương Dung - Hải Yến |

Ca trù có sức phủ sóng xuyên suốt 15 tỉnh thành từ Bắc chí Nam, đối với Hà Nội, Ca trù được coi là “đặc sản” văn hóa trong lòng phố cổ. Ngay cả khi, Ca trù đối mặt với nguy cơ rơi vào quên lãng thì ở Hà Nội - loại hình nghệ thuật diễn xướng này vẫn mạnh mẽ tồn tại, tiếng hát, tiếng đàn đáy, nhịp phách sênh ngân lên bất chấp nhịp sống hối hả bên ngoài. Chúng tôi đến ngôi đền Quan Đế cổ kính, nhuộm màu thời gian ở 28 Hàng Buồm để thưởng thức 1 canh hát do CLB Ca trù Thăng Long tổ chức.

Đôi nét về nghệ thuật Ca trù

 Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Tên gọi Ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm, chữ “trù” trong “ca trù” đều dùng chữ “trù”. Theo đó, “trù” là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt, cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép đàn hoặc cho giáo phường. Tuy nhiên Ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát Ca trù ở đình đền, tức là hát thờ. Ngoài ra, Ca trù còn rất nhiều tên gọi khác như hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ...

Những nhạc cụ dùng để biểu diễn ca trù

Về nhạc cụ biểu diễn, có 3 loại nhạc cụ chính là phách, đàn đáy và trống chầu. Cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng. Nhạc cụ đặc trưng của Ca trù chính là đàn Đáy. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn mười hay mười một phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc ba dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người. Góp thêm âm hưởng trong Ca trù là trống chầu. Trống chầu trong Ca trù cũng khác với trống chầu trong Tuồng, hát Bội… cả ở kích thước lẫn cách đánh.

Nét đẹp ca trù trong lòng phố cổ và niềm tin vào thế hệ ca nương trẻ

Tìm đến với canh hát của CLB Ca trù Thăng Long, thính giả sẽ được nghe những  ca nương đã thành danh như ca nương Phạm Thị Huệ (chủ nhiệm CLB) bà cũng là người truyền lại cái hồn cho các ca nương trẻ sau này. Bà chia sẻ: “Muốn hát được Ca trù người nghệ nhân phải biết lắng nghe, dùng tâm hồn để cảm nhận âm điệu của nó. Còn nếu chỉ nghe thoảng qua thì sẽ không cảm nhận được cái hay, cái giá trị trong ca từ đó”.

Bà Huệ chia sẻ thêm, hiện nay Ca trù đang dần dần bị mai một bởi giới trẻ đang ham mê các loại nhạc trẻ, mà vô tình lãng quên đi những giá trị văn hóa cổ xưa. Chính vì vậy, những nghệ nhân đi trước phải truyền cảm hứng, tạo ra những cái hay để thu hút cho giới trẻ.

Hiện nay câu lạc bộ Ca trù Thăng Long đang thu hút được rất nhiều ca nương trẻ, tuổi đời của họ chỉ mới mười sáu, đôi mươi. Được biết, họ đến với Ca trù như một cái duyên, rồi với tấm lòng say mê, Ca trù trở thành cái nghiệp để họ theo đuổi cả đời.

Những ca nương trẻ giữ lại hồn cho Ca trù.

Ca nương Nguyễn Huệ Phương (17 tuổi) chia sẻ cơ duyên của chị khi đến với Ca trù: “Mình sinh ra trong gia đình có mẹ là một ca nương, nghe mẹ hát thì tình yêu đối với Ca trù cứ lớn dần trong em. Đến khi 5 tuổi thì em bắt đầu được học hát, học gõ phách và học thì phải đi đôi với hành, vì vậy tính đến thời điểm hiện tại, em đã theo mẹ đi biểu diễn được hơn 10 năm. Và em nghĩ quá trình này sẽ còn kéo dài hơn nữa trong tương lai.”

Hay ca nương Nguyễn Thùy Chi (24 tuổi) mối nhân duyên đưa cô đến với Ca trù cũng thật đặc biệt: “Mình đến với Ca trù một cách tình cờ, chị gái mình đưa mình đến nghe buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng của câu lạc bộ Ca trù Thăng Long. Lần đầu tiên mình được nghe Ca trù, mình cảm thấy môn nghệ thuật này rất cuốn hút, khác lạ dù lúc đó mình còn hiểu rất ngô nghê ý nghĩa của từng lời hát. Rồi mình đã quyết định tham gia buổi thứ hai. Hôm đó trong phần giao lưu, dạy hát cho thính giả, mình mạnh dạn thử hát một câu của bài "Đào hồng đào tuyết”. Từ đó về nhà cùng chị gái tập hát và sinh hoạt cùng câu lạc bộ rồi đâm ra đam mẹ

Lượng khách đến với canh hát chủ yếu là các khán giả người nước ngoài, sau mỗi buổi biểu diễn, họ đều nấn ná chưa muốn về ngay. Ai cũng chờ để được gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tò mò muốn tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc Việt. Sau tất cả, họ chụp lại vài “pô” ảnh để ghi nhớ những khoảnh khắc đẹp và kỷ niệm khó phai với các nghệ sỹ.

Tháng 10 năm 2009, nghệ thuật Ca trù Việt Nam vinh dự khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, do đó mà sứ mệnh quảng bá, lưu truyền loại hình diễn xướng này cần được chú trọng hơn bao hết. Trước những thách thức Ca trù có thể bị mai một dần theo thời gian, ca nương Nguyễn Thùy Chi mong mỏi: “Cần thêm nhiều đề án để đưa Ca trù đến gần hơn nữa đến với nhiều đối tượng người nghe, đặc biệt là những khán giả trẻ, sinh viên, học sinh để họ có thể cảm nhận, tìm hiểu bộ môn này, biết đâu nhờ sự tiếp cận này sẽ ươm mầm cho nhiều tình yêu âm nhạc dân tộc và sẽ thật đáng quý khi có người bỏ công sức ra học tập để gìn giữ và phát triển Ca trù”.

Phương Dung - Hải Yến
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.