Ca sĩ Thu Phương kể chuyện gói bánh chưng, đón tết cổ truyền trên đất Mỹ

Bích Hà |

Vì tiếc nuối những cái tết trong quá khứ, Thu Phương đã khóc khi kể về những cái tết xa quê. Giờ này ở Mỹ, chị và gia đình vẫn giữ những gì thuộc về phong tục, về truyền thống của Tết Việt, tự tay gói bánh chưng, cúng giao thừa, sáng mùng 1 đi lễ chùa và chúc tết…

Đã 15 năm từ ngày sang Mỹ định cư, với Thu Phương, tết xưa và tết nay khác nhau nhiều không?

- Vẫn vẹn nguyên cảm giác háo hức khi ngày tết cận kề. Hai tuần trước khi tết đến, Phương sẽ mang quần áo ra giặt, chăn ra phơi, rồi cùng chồng và các con sửa sang, trang trí nhà cửa. Lúc đó thấy sung sướng lắm. Khoảnh khắc chuẩn bị tết tuy bận rộn, nhưng lại rất hạnh phúc.

Hồi bé, khi còn sống ở Hải Phòng, Phương thường nhận công việc ngồi lau lá để bố gói bánh chưng. Rồi đêm giao thừa thường đi hái những cành khế để đem về nhà lấy lộc. Cái tết ngày xưa nghèo lắm, vì đói nên chỉ mong đến tết để được ăn no.

Bây giờ vẫn nhớ như in những ngày đó và nó đã trở thành kỷ niệm cứ đeo đẳng mình. Nhất là quãng thời gian khi lên Hà Nội, rồi bây giờ đang sống cách Việt Nam nửa vòng trái đất, dù cuộc sống đã đủ đầy hơn nhưng mình càng thấy trân quý và nhớ tết xưa hơn.

 
 Thu Phương và các con đi lễ chùa xin lộc đầu năm mới.

Có bao giờ, vì khác phong tục, khác múi giờ, mà những cái tết với người Việt xa quê như chị trở nên qua loa?

- Mọi người thì Phương không biết, nhưng với tôi, tết thiêng liêng lắm.

Năm nào cũng vậy, Phương luôn giữ truyền thống Tết Việt. Tự tay gói bánh chưng, rồi đi tìm mua lá mùi để về tắm rửa đón năm mới.

Ở bên Mỹ, những nguyên liệu để chuẩn bị cho các món ăn ngày tết theo phong tục của Việt Nam thiếu nhiều lắm. Như không có lá dong để gói bánh chưng. Phần lớn gia đình Việt bên Mỹ đều gói tạm bằng lá chuối và buộc bằng dây dứa. Vì thế bánh chưng cũng không có được màu xanh và mùi thơm đặc trưng như hồi còn ở Việt Nam.

Lá mùi cũng rất khó tìm được lá mùi già, nên thường dùng tạm lá mùi thường để đun nước cho cả nhà tắm rửa.

Tôi thấy các bạn bè mình ở Việt Nam bây giờ tết đến là bàn kế hoạch đi du lịch. Bởi họ quan niệm rằng sau một năm bộn bề, vất vả, họ cần đi chơi và nghỉ ngơi. Nhưng tôi thì khác, muốn giữ tất cả.

Đúng 3h sáng bên Mỹ sẽ dậy bật tivi để xem Táo quân, xem cầu truyền hình đón năm mới ở quê nhà. Và hầu như năm nào, Phương cũng thức từ 3h sáng cho đến 9h sáng hôm sau để đón tết. Đối với Phương và nhiều người con xa quê, khoảnh khắc đó thiêng liêng vô cùng.

Nếu các con chị hỏi: Tết là gì, Thu Phương sẽ trả lời…?

- Tết là đoàn viên, quây quần và háo hức. Hàng xóm cạnh nhà tôi đều là người Mỹ, vì thế những ngày tết đôi khi cũng thấy tủi thân lắm. Nếu ở Việt Nam thì việc làm mâm cơm cúng gia tiên vào đêm giao thừa là điều bình thường, vì nhà nào cũng như vậy. Còn ở Mỹ, mình trở thành khác biệt, hàng xóm cứ nhìn, dò hỏi vì họ không hiểu được phong tục của người Việt.

Còn ở những nơi có đông người Việt sinh sống thì vui vầy hơn. Mọi người vẫn đi chúc tết và du xuân cùng nhau. Từ nhà tôi đến khu có đông người Việt phải mất 20 phút lái xe. Nhiều năm cũng rất muốn xuống đó để không khí Tết được ấm áp hơn nhưng các con phải đi học, không xin nghỉ được. Nhưng cả tôi và Dũng Taylor đều quan niệm rằng, nên giữ mãi tết truyền thống và thường dạy hay kể lại cho con. Tôi muốn con cái mình hiểu tết là một cái gì đó rất thiêng liêng, do vậy, phải giữ cho bằng được, dù có ở đâu, phương trời nào.

-  Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Chồng ca sĩ Thu Phương lên tiếng bảo vệ bác sĩ gốc Việt bị kéo lê khỏi máy bay

B. Hà |

Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã kêu gọi người Việt ở Mỹ và các nghệ sĩ Việt là khách VIP của hãng hàng không United Airlines gửi chữ ký đề nghị hãng hàng không này phải đưa ra lời xin lỗi công khai với bác sĩ David Đào.

Thu Phương hát và kể chuyện đời mình trong nước mắt

Bích Hà |

Đêm nhạc “Mùa thu của Phương” kéo dài tới 4 tiếng đồng hồ, trong không gian ấm cúng của Nhà hát Tuổi Trẻ. Như được trở về nhà, hát tại nơi gắn bó và cho mình những kỷ niệm, Thu Phương thủ thỉ, hát như kể chuyện đời mình cho khán giả - phần lớn là người thân của chị - bằng âm nhạc, bằng nước mắt.

Ca sĩ Thu Phương:“Sống và hát bằng nỗi nhớ...”

Đặng Chung (thực hiện) |

Ở tuổi 40, Thu Phương vẫn đi về giữa Việt Nam và Mỹ, để hát, hay đơn giản chỉ la cà trên những con đường Hà Nội từng gắn bó với mình. Năm nay, những chuyến đi đó có phần đặc biệt hơn, vì đánh dấu 30 năm Thu Phương theo nghiệp ca hát. Không tổ chức liveshow hoành tráng, ngày 11.11 tới, chị sẽ làm một đêm nhạc ấm cúng, tại nơi mọi thứ được bắt đầu - Nhà hát Tuổi Trẻ. Như một bản năng, nhắc lại kỷ niệm với nơi này, với mùa thu Hà Nội, Thu Phương lại khóc, lại ước ao “xin một vé về tuổi thơ”.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chồng ca sĩ Thu Phương lên tiếng bảo vệ bác sĩ gốc Việt bị kéo lê khỏi máy bay

B. Hà |

Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã kêu gọi người Việt ở Mỹ và các nghệ sĩ Việt là khách VIP của hãng hàng không United Airlines gửi chữ ký đề nghị hãng hàng không này phải đưa ra lời xin lỗi công khai với bác sĩ David Đào.

Thu Phương hát và kể chuyện đời mình trong nước mắt

Bích Hà |

Đêm nhạc “Mùa thu của Phương” kéo dài tới 4 tiếng đồng hồ, trong không gian ấm cúng của Nhà hát Tuổi Trẻ. Như được trở về nhà, hát tại nơi gắn bó và cho mình những kỷ niệm, Thu Phương thủ thỉ, hát như kể chuyện đời mình cho khán giả - phần lớn là người thân của chị - bằng âm nhạc, bằng nước mắt.

Ca sĩ Thu Phương:“Sống và hát bằng nỗi nhớ...”

Đặng Chung (thực hiện) |

Ở tuổi 40, Thu Phương vẫn đi về giữa Việt Nam và Mỹ, để hát, hay đơn giản chỉ la cà trên những con đường Hà Nội từng gắn bó với mình. Năm nay, những chuyến đi đó có phần đặc biệt hơn, vì đánh dấu 30 năm Thu Phương theo nghiệp ca hát. Không tổ chức liveshow hoành tráng, ngày 11.11 tới, chị sẽ làm một đêm nhạc ấm cúng, tại nơi mọi thứ được bắt đầu - Nhà hát Tuổi Trẻ. Như một bản năng, nhắc lại kỷ niệm với nơi này, với mùa thu Hà Nội, Thu Phương lại khóc, lại ước ao “xin một vé về tuổi thơ”.