Bộ VHTTDL đề xuất cấm buôn bán di vật, cổ vật ra nước ngoài

Ý Yên |

Bộ VHTTDL đề xuất sửa đổi một số điều về quản lý và chuyển nhượng cổ vật, nhằm tránh tình trạng “chảy máu” cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của UNESCO.

Theo Bộ Tư pháp, Hồ sơ thẩm định dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được thẩm định.

Đáng chú ý, Điều 41 của dự thảo quy định di vật (hiện vật được lưu truyền lại), cổ vật (hiện vật được lưu truyền lại từ 100 năm tuổi trở lên), bảo vật quốc gia (hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước) thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho.

Trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế trong nước theo quy định của pháp luật. Trong đó, di vật và cổ vật được phép kinh doanh trong nước, còn bảo vật quốc gia không được kinh doanh.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong những di sản văn hóa có giá trị lớn được hồi hương về Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong những di sản văn hóa có giá trị lớn được hồi hương về Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa cung cấp

Điều 42 của dự thảo quy định Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân, chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các pháp luật khác liên quan.

Dự thảo có nhiều điểm cải thiện những hạn chế và bất cập trong Luật Di sản hiện hành. Đơn cử là quy định về quy hoạch khảo cổ; quy định đăng ký bảo vật quốc gia; quy định về cho phép, mua bán, trao đổi, tặng cho và kế thừa ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để tránh tình trạng “chảy máu” cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của UNESCO.

Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009.

Qua hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, bên cạnh những thành tựu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức.

Trước đó, tại Hội nghị - Hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VHTTDL tổ chức hồi tháng 11, Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền cho biết, dự thảo có nhiều quy định mới được bổ sung như: Quy định biện pháp xử lý đối với các trường hợp di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam sau khi được đưa vào các danh sách của UNESCO không thực hiện đúng Chương trình hành động bảo vệ di sản đã cam kết với UNESCO; Bổ sung quy định liên quan đến loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng…

Bổ sung Quy định Khu vực Đô thị mang những giá trị tiêu biểu đặc trưng về các khía cạnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đối với dân cư địa phương, quốc gia, hoặc cộng đồng quốc tế... Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam...

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV vào tháng 5.2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10.2024.

Ý Yên
TIN LIÊN QUAN

Tiếp nhận nhiều cổ vật do người dân, nhà sưu tập tư nhân hiến tặng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Các nhà sưu tập đã trao tặng 388 tư liệu, hiện vật, cổ vật quý hiếm cho Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình. Những hiện vật được tặng có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm…

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Lão nông U70 40 năm sưu tầm cổ vật, trả giá cao vẫn không bán

HOÀNG LỘC |

Người dân ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gọi ông Nguyễn Văn Chẳng (64 tuổi) với cái tên Tám Chẳng đồ cổ, do ông sưu tầm hàng nghìn cổ vật, trong đó có chiếc giường vợ vua ngủ được người mua ngã giá trên 600 triệu đồng.

Sẽ cưỡng chế nếu tự không tháo dỡ các hạng mục trái phép tại CLB Golf Đồi Cù

Mai Hương |

Ngày 11.1, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu khẩn trương xử lý nghiêm các sai phạm tại công trình xây dựng của dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đồi Cù Đà Lạt.

Bí thư Hà Nội đồng ý chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng ý chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng quản lý như trước đây.

Người Hà Nội đội mưa, đội gió đi lễ trong ngày mùng 1 cuối cùng năm Quý Mão

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Ngày mùng 1 âm lịch cuối cùng của năm Quý Mão, dù thời tiết mưa phùn từ sáng sớm nhưng dòng người vẫn đổ về nườm nượp để lễ bái, cầu tài lộc, bình an tại Phủ Tây Hồ, và một số ngôi chùa khác tại Hà Nội.

Ngắm làng hoa nổi tiếng Nam Định lung linh ánh đèn sưởi ấm hoa trong đêm

Lương Hà |

Nam Định - Thời điểm này, để kịp cho hoa vụ Tết, người dân làng hoa Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) đã tiến hành thắp đèn để sưởi ấm cho cây. Từ số lượng đèn lớn, tại các vườn hoa cúc của người dân đã tạo nên không gian lung, đẹp rực rỡ trong đêm.

Nốt trầm của những làng nghề trăm tuổi vang bóng một thời ở Cao Bằng

Tân Văn |

Cao Bằng có hai làng nghề trăm năm tuổi đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là làng ngói âm dương Lũng Rì và xóm Hoàng Diệu với nghề làm nón lá.

Tiếp nhận nhiều cổ vật do người dân, nhà sưu tập tư nhân hiến tặng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Các nhà sưu tập đã trao tặng 388 tư liệu, hiện vật, cổ vật quý hiếm cho Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình. Những hiện vật được tặng có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm…

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn

PHÚC ĐẠT |

Trải qua 100 năm hình thành (1923 - 2023) từ tên gọi Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Định ban đầu cho đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày hôm nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nơi lưu giữ những tinh hoa của vương triều nhà Nguyễn.

Lão nông U70 40 năm sưu tầm cổ vật, trả giá cao vẫn không bán

HOÀNG LỘC |

Người dân ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gọi ông Nguyễn Văn Chẳng (64 tuổi) với cái tên Tám Chẳng đồ cổ, do ông sưu tầm hàng nghìn cổ vật, trong đó có chiếc giường vợ vua ngủ được người mua ngã giá trên 600 triệu đồng.