Bích Ngọc, Trúc chỉ và San Hậu

HOÀNG VĂN MINH |

Đặng Thị Bích Ngọc - nữ graphic designer đầu tiên của miền Trung vừa đoạt giải thưởng danh giá American Graphic Design Award 2017, do tạp chí “Graphic Design USA” tổ chức. Trúc chỉ từ Huế - một loại hình nghệ thuật mới được tiếp biến từ truyền thống của Việt Nam lần đầu tiên bước ra thế giới bằng cách chào nước Mỹ với bộ poster quảng bá tuồng San Hậu và đã thành công.

Truyền thống gặp… tiếp biến truyền thống

Rất thú vị khi nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Huế và Việt Nam được tiếp biến từ truyền thống do họa sĩ Phan Hải Bằng – giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế sáng lập. Bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật đồ họa, thuật ngữ kỹ thuật “trucchigraphy” đã ra đời và được sử dụng chính cho nghệ thuật Trúc chỉ.

Còn bộ poster Sơn Hậu là một… tiếp biến của đồ án tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa của  Đặng Thị Bích Ngọc, cựu sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Và Bích Ngọc là người miền Trung đầu tiên, người Việt Nam thứ hai (sau nhà thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông) nhận được giải thưởng của American Graphic Design Award 2017 với tư cách là nhà thiết kế đồ họa, hạng mục Posters.

Bích Ngọc thao tác với Trúc chỉ. Ảnh: NVCC.
Bích Ngọc thao tác với Trúc chỉ. Ảnh: NVCC.

Và lý do để Bích Ngọc đến với tuồng cổ, đến với Trúc chỉ cũng thú vị không kém khi “ban đầu, chỉ là cảm giác thú vị khi đi sâu tìm hiểu về kịch hát cổ truyền và di sản của nó. Sau đó là cảm giác buồn nản khi chứng kiến sự thờ ơ của giới trẻ đối với nghệ thuật truyền thống.

Em nghĩ mình nên làm cái gì đó với di sản này và đã đăng ký đề tài tốt nghiệp đại học: “Thiết kế bộ poster quảng bá cho đêm nhạc truyền thống Nhạc của Đình”. Chương trình được xây dựng theo tinh thần nghi thức của một lễ hội làng Việt ở chốn đình xưa, được biên tập từ nhiều thể ca nhạc cổ truyền và nhiều lối hát dân gian Bắc Bộ như tuồng, chèo, hát cửa đình, xẩm, hát đúm, hát ru, hát cò lả…

Đồ án tốt nghiệp của em là cụm 4 poster quảng bá chương trình với 3 loại hình diễn xướng đặc trưng của Bắc Bộ là: Tuồng, Chèo và Ca trù”.

Do cần tìm hướng thể hiện hiệu quả, Bích Ngọc mong muốn bộ poster được thể hiện bằng một kỹ thuật đặc biệt để tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống, nên sau nhiều tìm hiểu, em đã tìm đến Vườn nghệ thuật Trúc chỉ tại Huế.

“Em nhận ra rằng đây là phương án hay nhất để thể hiện bài của mình. Từ đó, em được sự giúp đỡ, tư vấn tận tình của các thầy là giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế gồm: Trần Thanh Bình và Phan Hải Bằng (người sáng lập Trúc chỉ). May mắn nữa là đồ án của em được họa sĩ thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông biết đến qua Facebook của một giảng viên trong khoa ngay sau khi bảo vệ. Và từ Mỹ, họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông đã chủ động góp ý bài, động viên em chỉnh sửa bài để đem đi dự thi quốc tế”.

Bộ poster tuồng San Hậu đoạt giải thưởng của Bích Ngọc. Ảnh: NVCC.
Bộ poster tuồng San Hậu đoạt giải thưởng của Bích Ngọc. Ảnh: NVCC.

Tuy nhiên, sau khi nhận được những tư vấn và hướng dẫn cụ thể của họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông, Bích Ngọc giữ nguyên ý tưởng ban đầu là sử dụng nghệ thuật tiếp biến truyền thống Trúc chỉ để thể hiện, nhưng chuyển đổi hướng đề tài từ quảng bá “Đêm nhạc truyền thống” sang giới thiệu thể loại ca kịch cổ truyền là Tuồng với các lý do: Tuồng là loại hình ca kịch cổ, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận, là đặc trưng là điển hình cho nghệ thuật cổ truyền Việt Nam mình.

Nghệ thuật Tuồng đặc trưng bởi điệu hát, diễn xuất và hóa trang khuôn mặt, những ngôn ngữ này đậm chất đồ họa ước lệ, và có thể tạo nên ấn tượng rõ ràng thông qua Trúc chỉ. Và San Hậu có tuyến nhân vật với tính cách nhân vật rõ ràng, có thể biểu đạt tốt hơn bằng ngôn ngữ đồ hoạ.

Và người miền Trung…

Từ Mỹ, nhà thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông – cố vấn cho đồ án San Hậu dự thi nhận xét về Bích Ngọc – người chưa từng gặp mặt: “Đó (Bích Ngọc) là thiếu nữ miền Trung thông minh, chịu thương, chịu khó, tần tảo, quyết liệt và bền chí mới nhất mà tôi biết. Nhưng chuyện về cô có thể chưa hết. Vì năm 2018, bộ poster San Hậu này sẽ tiếp tục ra đi dự thi hai cuộc nữa. Và vì bốn cuộc thi Mỹ và quốc tế Bích Ngọc tham dự mới thua 1 cuộc, thắng 1 cuộc, còn 2 cuộc đang chấm, chưa đến ngày họ công bố kết quả”.

Và vì, chúng ta hãy nghe họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông kể về hành trình làm cố vấn của ông với San Hậu và Bích Ngọc - cuộc chơi của tu dưỡng ngặt nghèo, không phải là cuộc sổ xố và không có chỗ nhảy cẫng của kẻ ăn may, hay đại đồng. Nó là việc của tuân thủ và chịu nổi áp lực cao, cường độ lớn, thách thức: “Trong năm 2017 vừa rồi, qua Facebook, bằng vài cách, tôi đã làm quen, chia sẻ nhận thức, rồi đề nghị, trao đổi, hướng dẫn, thúc đẩy, sửa bài, cố vấn cho bốn cựu sinh viên graphic design ở miền Trung và Sài Gòn, hiệu chỉnh, nâng cấp bài tốt nghiệp để đi dự thi quốc tế về design. Hai bạn ở Sài Gòn sửa bài gần xong, đến giờ chót thì buông không đi tiếp. Hai bạn ở Đà Nẵng thì một bạn “sủi tăm”, một bạn nữ sớm nhận lời, là Bích Ngọc.

Và không lâu sau khi làm quen với giọng đậm chất Quảng Ngãi, sau các buổi xoay vần với ý tưởng và phân tích nhân vật tuồng, tôi bắt đầu ngạc nhiên về sức làm việc quyết liệt, và tuân thủ tiến độ của cô. Thời giờ giữa hai lần hẹn hẹp dần, nghĩa là buộc sẽ phải nghiên cứu sâu, và làm kỹ hơn. Tôi quyết định  “làm khó” cô ta với đòi hỏi vẽ rõ, liên tục, đổi cách, nhiều và khác hơn nữa về cá tính nhân vật qua chi tiết râu, tóc hoá trang tuồng của bốn vị tướng.

 Tôi vui thầm vì bốn mặt tướng ổn dần. Khi Bích Ngọc nóng ruột, chuyển lên máy vẽ, tôi bác bỏ liền và cố bẻ cho đuối. Quy trình hoàn thiện vẽ tay lại được tuân thủ ổn. Xong. Bấy giờ lên máy vẽ bằng AI mới thấy sáng tỏ và nhanh. Tốc độ sửa đã thành tần suất buổi, chứ không cách ngày. Trên máy từ nét, qua mảng, phân sắc, rồi đặt màu cho Trúc chỉ, và rồi quyết định dùng màu mộc của trúc chỉ. Xong phác thảo. Đóng máy.

Từ Đà Nẵng, Bích Ngọc chạy xe máy ra Huế, bắt đầu giai đoạn ba, là trực tiếp thể hiện bài bằng Trúc chỉ, dưới sự giúp đỡ của các anh chị Trúc chỉ art cùng thầy Phan Hải Bằng. Một cuộc gian nan khác nữa...”.

Ngọc là một cô gái kiên cường, can đảm vượt qua khó khăn và thử thách giới hạn của bản thân, dám dấn thân tìm tòi khám phá cái mới. Chính Bích Ngọc đã đề xuất “mượn” chất liệu Trúc chỉ làm phương thức biểu đạt cụm poster của mình. Đây quả là một ý tưởng bất ngờ ngay cả đối với tôi là giảng viên hướng dẫn chuyên môn cho em. Có thể nói, cụm poster “Nhạc của Đình” của Bích Ngọc… chẳng giống ai từ xưa đến nay vì hầu như nó không dùng các các ngôn ngữ biểu đạt thông thường mà ta thường thấy trên các poster quảng cáo quen thuộc lâu nay. Có lẽ chính điều này đã giúp cho cụm poster Sơn Hậu giành được giải thưởng American Graphic Design Award 2017 - Họa sĩ Trần Thanh Bình nói.

Trúc chỉ đến Mỹ và thành công

Họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông: “Thiết kế poster về đề tài sân khấu, hay điện ảnh, luôn cần có hiệu ứng ánh sáng đặc trưng. Giấy nghệ thuật Trúc chỉ - chất liệu tạo được vẻ tân cổ điển (neo-classic) giàu chất đồ họa, lại hiện hình khi xuyên sáng. Ám ảnh với đề tài cổ truyền, nhà thiết kế đồ hoạ tinh khôi Đặng Thị Bích Ngọc đã hòa quyện chúng trong bộ poster liên hoàn - tuồng cổ San Hậu - tạo nên sắc thái dân gian văn minh. Bằng đồ họa, cô đã đem Trúc chỉ đến Mỹ, và thành công”.

Giải thưởng American Graphic Design Award 2017, do tạp chí “Graphic Design USA” tổ chức hàng năm. AGDA là cuộc thi thiết kế nằm trong top 15 các cuộc thi thiết kế US và Bắc Mỹ. Cuộc thi American Graphic Design Awards năm 2017 quy tụ gần 10.000 tác phẩm/sản phẩm Bắc Mỹ. Đặng Thị Bích Ngọc là một trong số những người đạt giải ở hạng mục dành cho sinh viên.

HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam đoạt giải thưởng thiết kế ở Mỹ

Hoàng Văn Minh |

Bộ poster liên hoàn vở tuồng cổ San Hậu với chất liệu trúc chỉ thuộc Dự án Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam của họa sĩ thiết kế đồ họa Đặng Thị Bích Ngọc đến từ Đà Nẵng vừa đoạt giải thưởng American Graphic Design Award 2017 của tạp chí Graphic Design USA (Mỹ).

Trúc Chỉ trong mờ sương

hoàng văn minh |

Sau Viện Goethe Hà Nội (tháng 7.2016), Trúc Chỉ - Lời của sông, phiên bản 2017, dừng chân ở Đà Nẵng bằng triển lãm kéo dài từ 30. 9 đến 14.10 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Và một lần nữa, Trúc Chỉ cho thấy thế nào là sự tiếp biến về không giới hạn của mình.

“Trúc Chỉ - Lời của sông” đến với người dân Đà Nẵng

Thùy Trang |

Không chỉ được ngắm nhìn, được nghe về nghệ thuật Trúc Chỉ mà nay người dân Đà Nẵng còn có cơ hội được tự tay làm nên các tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm “Trúc Chỉ - Lời của sông” phiên bản 2017. Điều mà theo những người làm dự án là sau đôi lần lỡ hẹn, nay Trúc Chỉ đã đến gần hơn với người dân Đà Nẵng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam đoạt giải thưởng thiết kế ở Mỹ

Hoàng Văn Minh |

Bộ poster liên hoàn vở tuồng cổ San Hậu với chất liệu trúc chỉ thuộc Dự án Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam của họa sĩ thiết kế đồ họa Đặng Thị Bích Ngọc đến từ Đà Nẵng vừa đoạt giải thưởng American Graphic Design Award 2017 của tạp chí Graphic Design USA (Mỹ).

Trúc Chỉ trong mờ sương

hoàng văn minh |

Sau Viện Goethe Hà Nội (tháng 7.2016), Trúc Chỉ - Lời của sông, phiên bản 2017, dừng chân ở Đà Nẵng bằng triển lãm kéo dài từ 30. 9 đến 14.10 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Và một lần nữa, Trúc Chỉ cho thấy thế nào là sự tiếp biến về không giới hạn của mình.

“Trúc Chỉ - Lời của sông” đến với người dân Đà Nẵng

Thùy Trang |

Không chỉ được ngắm nhìn, được nghe về nghệ thuật Trúc Chỉ mà nay người dân Đà Nẵng còn có cơ hội được tự tay làm nên các tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm “Trúc Chỉ - Lời của sông” phiên bản 2017. Điều mà theo những người làm dự án là sau đôi lần lỡ hẹn, nay Trúc Chỉ đã đến gần hơn với người dân Đà Nẵng.