Bí ẩn hai pho tượng voi đá thành Đồ Bàn - báu vật của người Champa

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận, hai con voi đá thành Đồ Bàn là những pho tượng nguyên độc đáo, có kích thước lớn nhất được người Champa chế tác trong lịch sử, cho thấy nghệ thuật điêu khắc tài tình của những người thợ thủ công xưa.

Thành Đồ Bàn là tên gọi theo bia ký của người Champa để chỉ kinh thành Vijaya, tồn tại từ trong suốt năm thế kỷ (1000-1471). Với chức năng là kinh đô của người Champa, nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, tôn giáo của vương triều Vijaya.

Thành Đồ Bàn được nhiều sử gia ghi chép khi hội nhập vào lãnh thổ chung của dân tộc với tên gọi là thành Phật Thệ, Chà Bàn, thành Cũ. Mỗi tên gọi đều có nguồn gốc và ẩn chứa nội dung của một thời kỳ, nhưng nhìn chung đều chỉ một tòa thành cổ nằm trên địa bàn phường Nhơn Hậu và một phần thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Lần theo dấu xưa thành cổ, lắng nghe chuyện cũ trong dân gian chúng tôi tìm đến hai pho tượng voi vẫn hiện hữu trong ngôi thành cổ. Hai voi đá gồm một voi đực và một voi cái thuộc quyền quản lý, sở hữu của Bảo tàng tỉnh Bình Định, chúng được đặt chầu đối xứng nhau, gần cửa nam thành Hoàng Đế.

Thành Hoàng Đế là tên gọi của Thành Đồ Bàn dưới thời Tây Sơn, thành được xây dựng trên cơ sở kinh thành Đồ Bàn của Champa và mở rộng thêm 15 dặm về phía Đông với tường thành bằng đá ong. Năm 1982, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng thành Đồ Bàn là Di tích Quốc gia.

Theo hồ sơ di tích, hai tượng voi đá này là những tác phẩm điêu khắc Champa, là hiện vật gốc, độc bản mang phong cách nghệ thuật điêu khắc tháp Mẫm, có niên đại khoảng thế kỷ 12-13.

Mặc dù được thể hiện dưới hình thức tượng tròn, hiện tượng hiếm thấy trong điêu khắc cổ Champa, hai con voi thành Đồ Bàn vẫn mang những nét thể hiện voi truyền thống của người Champa. Hai pho tượng được chế tác từ hai tảng đá sa thạch nguyên khối lớn, chạm khắc trau chuốt, tỉ mỉ đển từng chi tiết.

Tượng voi đá thành Đồ Bàn, những bảo vật bị lãng quên. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Tượng voi đá thành Đồ Bàn, những bảo vật như ,bị lãng quên. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Tượng voi đực cao 200 cm, dài 240 cm, rộng 100 cm, trọng lượng ước khoảng 800 kg. Tượng voi được tả thực rất sống động,  đứng trên bệ đá liền khối hình chữ nhật, voi như đang vươn về phía trước với hai chân bên trái đang bước lên, cổ đeo băng trang trí hình ô trám, trong lồng cánh hoa kết dải. Đầu voi ngẩng cao, vòi voi buông xuôi xuống như đang dùng vòi nhổ cây lên - một hình tượng phổ biến trong nghệ thuật tạc tượng voi Champa.

Tượng voi cái cao 176 cm, dài 220 cm, rộng 85 cm, trọng lượng ước khoảng 750 kg. Tượng được tạo tác trong tư thế động, thân voi thẳng, dáng đang đi, hai chân sau được tạo liền khối với hai chân trước và đế tượng.

Đồ trang sức thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Champa với trán trang trí vương niệm hình hoa nhọn kết dải, cổ đeo yếm rộng có hai vòng lục lạc trang trí hình quả trám và nửa quả trám xen kẽ nhau – một trong những motip trang trí tiêu biểu ở đền tháp Dương Long, đền tháp Champa bằng gạch cao nhất Đông Nam Á.

Vòi voi quấn vào cọng sen phía dưới. Nhìn chung, tượng được tạo tác đẹp, động tác tự nhiên, sống động, nhìn vào tượng voi ta thấy toát lên một vẻ quyền quý và vương giả.

Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu phong tích cũ thì hai voi đá thành Đồ Bàn mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, như là chứng nhân thăng trầm của thời gian.

Sau 1.000 năm lịch sử, cặp tượng voi trở thành những dấu tích hiếm hoi còn sót lại của kinh đô Champa xưa, đáng lẽ cần được gìn giữ lâu dài. Thế mà cặp tượng voi được đặt chơ vơ giữa khu dân cư và trường học, hoàn toàn thiếu bảo vệ, hy vọng rằng khi được công nhận là bảo vật quốc gia, các cấp chính quyền sẽ có phương án bảo tồn hai pho tượng quý giá này.

Ai biết được, bỗng một ngày hai pho tượng bảo vật này đứng trơ gan giữa trời sẽ không bị một người thiếu hiểu biết tô vẽ, bôi sơn lên bảo vật nghìn năm  tuổi này.

Hiện nay, tỉnh Bình Định có 11 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. Toàn bộ những bảo vật này đều là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, cho thấy vùng đất Bình Định đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử.

Trong số này, có 6 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định, gồm: Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini Rừng Cấm, phù điêu thần Brahma Dương Long, cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn Tháp Mắm, phù điêu nữ thần Sarasvati Châu Thành, phù điêu Thần hộ pháp Mả Chùa; 5 bảo vật quốc gia còn lại là cặp tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn; tượng thần Shiva chùa Linh Sơn.

NGUYỄN HỮU MẠNH
TIN LIÊN QUAN

Giá trị đặc biệt của 6 bảo vật quốc gia về văn hóa Champa

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Champa lớn nhất cả nước. Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày 6 bảo vật quốc gia, là nơi tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng.

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đằng sau khoảng cách quá lớn giữa doanh thu 430 tỉ và 39 triệu ở phim Việt

Mi Lan |

“Nhà bà Nữ” thu 100 tỉ đồng sau 4 ngày ra rạp, “Huyền sử vua Đinh” thu 39 triệu đồng sau 5 ngày chiếu – từ đây cho thấy khoảng cách quá lớn của doanh thu “kịch trần” và “chạm đáy” ở thị trường phim Việt.

Loạn giá tại các lò luyện thi đánh giá năng lực

KHÁNH AN |

Các trung tâm mở khoá ôn thi cấp tốc cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy với nhiều mức giá khác nhau khiến thí sinh như lạc vào "ma trận".

Nguyên nhân thực sự đội vốn của dự án Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm

Hiếu Anh |

Theo lý giải của UBND thành phố Hà Nội, dự án xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm tăng vốn do dịch bệnh, lạm phát giá nguyên vật liệu, thay đổi giá nhân công... Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân chính khiến tổng mức đầu tư tăng gấp đôi lại đến từ việc giao đất trái thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm.

Giá trị đặc biệt của 6 bảo vật quốc gia về văn hóa Champa

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Champa lớn nhất cả nước. Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày 6 bảo vật quốc gia, là nơi tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng.

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.