Hiến kế cho Thành phố Hồ Chí Minh:

Bảo tồn và quản lý di sản kiến trúc quy hoạch

TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn |

Đất nước ta có lịch sử 4.000 năm văn hiến, trong đó Hà Nội có giá trị lịch sử hàng nghìn năm và Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử trên 300 năm. Do đó, việc ứng xử sao cho vừa giữ gìn và phát huy được di sản quy hoạch kiến trúc của tiền nhân, nhưng vẫn có hướng mở cho phát triển hài hòa về mặt kinh tế và xây dựng công trình hiện đại tại các thành phố, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là điều mà các nhà quản lý đô thị cần phải đặt vào vị trí một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Bài viết đề xuất 4 nhóm giải pháp quan trọng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giúp cho công tác bảo tồn và quản lý di sản kiến trúc quy hoạch một cách hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa, tạo điều kiện cho các phát triển tương lai.

1 - Kiện toàn cơ sở pháp lý bao trùm tất cả thể loại bảo tồn di sản trong công tác nghiên cứu, thực hiện, và quản lý

Trong thời kỳ phát triển đô thị hóa mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ thập niên 1990 đến nay, mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và phát triển ngày càng sâu sắc. Số lượng các di sản quy hoạch kiến trúc bị tổn hại, hư hao, bị phá bỏ để làm dự án là rất lớn, thậm chí còn cao hơn mức độ bị tàn phá bởi chiến tranh trước đó.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có 4 cách ứng xử chính đối với công trình di sản quy hoạch kiến trúc như sau:

Bảo tồn di sản (preservation), là định hướng giữ lại các công trình và bao cảnh vào thời điểm lịch sử của chúng, tôn trọng và giữ lại tất cả thay đổi xảy ra trong các thời kỳ trong quá khứ, nếu có.

Cải tạo di sản (rehabilitation), là định hướng cho phép sửa chữa, nâng cấp và bổ sung thêm cho các công trình di sản, nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc tạo lập nên bản sắc lịch sử của công trình.

Phục hồi di sản (restoration), là định hướng tái lập tình trạng ban đầu khi công trình di sản được xây dựng đầu tiên, gỡ bỏ tất cả thay đổi điều chỉnh xảy ra trong các thời kỳ lịch sử kế tiếp.

Tái thiết di sản (reconstruction), là định hướng tái tạo mới một công trình di sản, hoặc một tổ hợp di sản với bao cảnh, đã bị hủy hoại theo thời gian.

Luật Di sản Văn hóa tuy đã và đang góp phần bảo tồn các Di sản Văn hoá Việt Nam, nhưng việc thực hiện vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn di sản quy hoạch kiến trúc. Vì luật này chỉ tập trung vào lãnh vực bảo tồn di tích, cần gấp rút bổ sung các điều khoản pháp lý cho việc xây dựng các giải pháp cải tạo di sản, phục hồi di sản và tái thiết di sản.

2 - Ưu tiên bảo tồn công trình di sản trong mối gắn bó nhiều mặt với không gian di sản xung quanh

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, một trong những đô thị năng động và phát triển nhanh hàng đầu thế giới hiện nay, bài toán quản lý di sản cần được khởi đầu từ việc thống kê lại danh sách, lập lại bản vẽ chi tiết các công trình có giá trị lịch sử, cũng như xác định khu vực lõi trung tâm lịch sử cần bảo vệ di sản.

Khu trung tâm lịch sử có phần lõi trung tâm chủ yếu ở quận 1 và một phần quận 3, kết hợp với những tuyến đường mang bản sắc riêng ở nhiều nơi tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, là những thành phần quan trọng góp phần đánh dấu 300 năm phát triển của Sài Gòn xưa và tồn tại đến ngày nay, cần được đặc biệt quan tâm trong quy hoạch khu trung tâm. Việc bảo tồn bản sắc Sài Gòn xưa rất quan trọng khi mà bản sắc hiện đại và độc đáo của một Thành phố Hồ Chí Minh mới trong thế kỷ XXI còn chưa được định hình.

Để việc bảo vệ di sản được hiệu quả nhất, danh sách các công trình và khu vực di sản cần được bảo vệ cần được ban hành kèm theo với các nghiên cứu cụ thể cho cách ứng xử với từng hạng mục công trình, với khu vực quy hoạch cảnh quan xung quanh tạo nên không gian di sản. Các bộ luật về tiêu chuẩn và các hướng dẫn thực hiện trong công tác bảo vệ di sản phải được soạn thảo bởi các chuyên gia đa ngành, để có thể đem lại được hiệu quả tổng hợp về mặt văn hóa-kinh tế-xã hội cho việc bảo tồn di sản trong không gian đô thị.

Sơ đồ tổng thể khu trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NGÔ VIẾT NAM SƠN
Sơ đồ tổng thể khu trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NGÔ VIẾT NAM SƠN

3 - Khuyến khích các giải pháp bảo tồn hài hòa với phát triển, đem lại lợi ích chung cho mọi người

Người ta thường lầm tưởng là bảo tồn không đem lại lợi ích kinh tế, nhưng kinh nghiệm thực tế tại các nước cho thấy, ngoài ý nghĩa văn hóa xã hội, lợi ích đem lại từ nguồn thu du lịch thương mại thường rất cao khi có chiến lược bảo tồn đúng đắn.

Thành phố Hồ Chí Minh nên tham khảo những bài học thành công của những thành phố có bề dày lịch sử nổi tiếng trên thế giới tại Italia (Rome, Milan, Venice), tại Pháp (Paris, Lyon), tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải). Các khu đô thị lịch sử nổi tiếng này có một số điểm chung là thường tổ chức với những khu vực dịch vụ và giao tiếp xã hội đa chức năng, với bản sắc đa dạng và hấp dẫn. Trong đó, tổng thu nhập đem về cho nhà đầu tư cũng như cho thành phố chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong việc đóng góp cho việc phát triển kinh tế của thành phố và cả nước.

4 - Phát triển tốt hơn đội ngũ chuyên gia đa ngành về bảo tồn di sản

Với nhu cầu cấp bách của việc di sản mất đi từng ngày, trong khi không có đủ nhân lực và tài lực để nghiên cứu và đưa ra các đề xuất cho số lượng công trình di sản quy hoạch kiến trúc quá lớn, chúng ta đang đứng trước thực tế cần phải có chính sách đào tạo và phát triển chuyên gia thuộc nhiều ngành và lĩnh vực (như văn hóa nghệ thuật, xã hội học, quản lý chính sách, lịch sử, khảo cổ, Việt Nam học…) chứ không chỉ riêng chuyên ngành kiến trúc quy hoạch (ví dụ chuyên gia am hiểu di sản quy hoạch kiến trúc của các thời kỳ, chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng văn hóa kiến trúc từ các nước…).

Do đó, chúng ta cần phải hướng đến hai giải pháp. Thứ nhất là mời bổ sung các chuyên gia tư vấn quốc tế ở ngành mà ta không có chuyên gia, để về cùng tham gia các chương trình bảo vệ di sản trong nước, cũng như tham gia giảng dạy đào tạo trong các chương trình đại học và sau đại học về bảo tồn di sản, hiện chưa được phát triển phù hợp với nhu cầu.

Thứ hai là phải lưu tâm phát triển đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân, đào tạo bài bản, gửi đi tu nghiệp nước ngoài, để học hỏi về các cách tiếp cận đa ngành và bảo tồn di sản, để làm lực lượng giảng viên và chuyên gia nòng cốt cho việc phát triển chuyên ngành đào tạo về bảo tồn di sản trong nước theo kế hoạch dài hạn.

TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn
TIN LIÊN QUAN

Giữ lại chung cư cũ nát làm “di sản”: Chủ tịch Hội kiến trúc sư lên tiếng

QUANG ĐẠI (ghi) |

Thời gian qua, dư luận TP. Vinh (Nghệ An) xôn xao về ý tưởng đề xuất giữ lại  một phần khu chung cư Quang Trung cũ nát để bảo tồn làm di sản. Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Nghệ An - ông Lương Bá Quảng đã có trao đổi về vấn đề này.

Quy hoạch sông Hồng chậm, Sở Quy hoạch Kiến trúc giải trình ra sao?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh có giải trình về vấn đề quy hoạch sông Hồng và sông Đuống bị chậm.

Những công trình cổ kính có kiến trúc “siêu độc” giữa Sài Gòn

TRẦN KHANH |

Sài Gòn có rất nhiều công trình cổ kính mang đậm nét hoa lệ nước Pháp. Những công trình này không chỉ lưu giữ lại giá trị nghệ thuật độc đáo, mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Giữ lại chung cư cũ nát làm “di sản”: Chủ tịch Hội kiến trúc sư lên tiếng

QUANG ĐẠI (ghi) |

Thời gian qua, dư luận TP. Vinh (Nghệ An) xôn xao về ý tưởng đề xuất giữ lại  một phần khu chung cư Quang Trung cũ nát để bảo tồn làm di sản. Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Nghệ An - ông Lương Bá Quảng đã có trao đổi về vấn đề này.

Quy hoạch sông Hồng chậm, Sở Quy hoạch Kiến trúc giải trình ra sao?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh có giải trình về vấn đề quy hoạch sông Hồng và sông Đuống bị chậm.

Những công trình cổ kính có kiến trúc “siêu độc” giữa Sài Gòn

TRẦN KHANH |

Sài Gòn có rất nhiều công trình cổ kính mang đậm nét hoa lệ nước Pháp. Những công trình này không chỉ lưu giữ lại giá trị nghệ thuật độc đáo, mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách.