Điểm nhấn trong tuần

Báo chí phải đi đầu bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt

Mai Châu |

Truyền thông bên cạnh việc định hướng thông tin, cũng cần định hướng sử dụng ngôn ngữ. Bởi những sai sót, lệch chuẩn về ngôn ngữ, về sử dụng tiếng Việt trên báo chí sẽ tác động nhanh chóng, rộng khắp đến đông đảo công chúng, nhiều khi trở thành hiệu ứng lan truyền.

Truyền thông đang sáng tạo ngôn ngữ quá đà?

Đây là vấn đề được tranh luận sôi nổi trong hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Rất nhiều đại biểu tham gia hội thảo đã chỉ ra những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay.

Theo khảo sát của PGS.TS. Đào Thanh Lan (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKH Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), trong khoảng 130 bài báo các loại được tập hợp theo sự đa dạng về nội dung, thể loại thì có tới 61 bài có lỗi, chiếm gần 50%. Trong đó có 4 lỗi thuộc phạm vi văn bản (đặt tiêu đề chưa phù hợp nội dung, lỗi phân đoạn, lỗi dùng phép liên kết câu…) và 93 lỗi thuộc phạm vi câu. Như vậy, mức độ bài báo có lỗi dùng tiếng Việt khá phổ biến và đáng báo động về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí.

GS.TS. Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) thì nhìn nhận “tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện đang có một sự “xung đột”. Ông lấy ví dụ: “Về từ ngữ, chẳng hạn đã có Ý lại có Italia; đã có Mạc-tư-khoa lại có Mát-xcơ-va, Moscow; ông bố là Kim Nhật Thành, nhưng con trai lại là Kim Châng In/ Kim Jong Il/ Kim Jong-il mà không gọi Kim Chính Nhật. Đối với từ ngữ mượn, đã có Thế vận hội lại có Olympic, đã có dưỡng khí lại có ôxy. Đã có “đôi” rồi mà vẫn dùng “cặp đôi”. GS cũng đưa ra một nghi hoặc: “Phải chăng, với cách nhìn “truyền thông chính là ngôn ngữ” nên những người làm truyền thông luôn tìm tòi, sử dụng ngôn từ, sáng tạo ngôn từ bởi họ không thích sự lặp lại cách dùng ngôn từ “mòn như những đồng xu”?

Phải thừa nhận rằng, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện nay còn chưa nhất quán, thường theo quy định của mỗi tòa soạn. Lỗi chính tả, lỗi câu cũng không phải hiếm gặp, hoặc có khi người dẫn chương trình, biên tập viên đôi khi còn “nghèo từ” nên diễn đạt ý chưa thoát.

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - cũng nhận định rằng, những năm gần đây, có khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến ngôn ngữ báo chí khiến dư luận quan tâm, lo lắng. Đó là cách dùng từ ngữ, câu văn tùy tiện, cẩu thả; cách đặt tiêu đề, rút "tít" thiếu cân nhắc, sai thực tế, thậm chí giật gân câu khách; thiếu sự đổi mới trong sự thể hiện văn phong báo chí; sử dụng tiếng nước ngoài thiếu chọn lọc, thiếu nhất quán; thiếu tinh thần cầu thị, chưa chú ý tiếp thu phê bình, mở các diễn đàn tranh luận cởi mở, thẳng thắn... Vì vậy đội ngũ những người làm báo phải tự ý thức trách nhiệm của mình, nâng cao kiến thức để không chỉ góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt mà còn làm lan truyền tinh thần đó ra cộng đồng.

Cần giữ gìn tiếng Việt từ truyền thông

Đặt câu hỏi vì sao tiếng Việt ngày càng giảm sút sự trong sáng, nhà báo Phan Quang - nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN - cho rằng, không ít người làm báo thiếu hiểu biết và chưa thấy hết trách nhiệm của mình. “Báo chí không phê phán lối dùng tiếng Việt xô bồ, lai tạp phổ cập trong một bộ phận xã hội, thậm chí còn dùng theo và làm cho ngôn ngữ “lệch chuẩn” đó được lan truyền. Nếu không có giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục kịp thời thì hiểm họa đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt là nhãn tiền...”, ông cảnh báo.

Nhìn vào thực trạng sử dụng tiếng Việt đang khá lệch chuẩn hiện nay trên mặt bằng báo chí, nhiều đại biểu lại một lần nữa đề nghị cần phải xây dựng một chuẩn mực ngôn ngữ nhất định, cụ thể hóa bằng Luật Ngôn ngữ để giảm thiểu sự lệch chuẩn cũng như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, việc áp dụng chuẩn ngôn ngữ cho các phương tiện truyền thông đại chúng vì báo chí có tính phổ biến, tính định hướng thông tin, trong đó có cả định hướng về việc sử dụng ngôn ngữ.

TS. Lê Thị Bích Hồng - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương - thì ví nghề báo cũng như nghề viết văn, đều là nghề của câu chữ, là quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Để thực hiện được chức năng truyền thông tin, họ cần làm giàu vốn từ, vừa phát hiện và tiếp cận thông tin, vừa mang đến sự hấp dẫn cho bạn đọc. Với công việc của mình, đội ngũ những người làm báo và cả văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn, vì vậy rất cần ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ nét hay, nét đẹp của tiếng “mẹ đẻ”.

Mai Châu
TIN LIÊN QUAN

Dạy chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Tiến thoái lưỡng nan

Nguyễn Sơn Phong |

Gần đây trên mạng xã hội bùng nổ cuộc tranh luận về ý kiến “phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của PGS. TS Đoàn Lê Giang, trong đó ý kiến phản đối chiếm đa số. Trong số những người phản đối, đa phần đều xuất phát từ cảm tính nhiều hơn là dựa trên lập luận khoa học. Bài viết này của tác giả Nguyễn Sơn Phong- nghiên cứu sinh tại Đài Loan- muốn làm sáng tỏ tính khả thi của đề xuất nói trên.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Tít và tai-tồ

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Trong một hội thảo chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường” do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức với Trường Đại học Quảng Bình gần đây (6.2016), khi bàn đến việc tiếp nhận tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, có mấy vị khăng khăng đề nghị nên lấy tiếng Anh làm căn cứ tiếp nhận.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Dạy chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Tiến thoái lưỡng nan

Nguyễn Sơn Phong |

Gần đây trên mạng xã hội bùng nổ cuộc tranh luận về ý kiến “phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của PGS. TS Đoàn Lê Giang, trong đó ý kiến phản đối chiếm đa số. Trong số những người phản đối, đa phần đều xuất phát từ cảm tính nhiều hơn là dựa trên lập luận khoa học. Bài viết này của tác giả Nguyễn Sơn Phong- nghiên cứu sinh tại Đài Loan- muốn làm sáng tỏ tính khả thi của đề xuất nói trên.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Tít và tai-tồ

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Trong một hội thảo chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường” do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức với Trường Đại học Quảng Bình gần đây (6.2016), khi bàn đến việc tiếp nhận tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, có mấy vị khăng khăng đề nghị nên lấy tiếng Anh làm căn cứ tiếp nhận.