“Ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương" và bi hài ở phim lịch sử

Mi Lan |

Nhiều nhà làm phim từng chia sẻ tham vọng, việc có những bộ phim lịch sử hoành tráng, sống động sẽ giúp giới trẻ hiểu và yêu hơn môn lịch sử.

Giai thoại “Ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương” từng được mang ra... “gây cười” khắp các diễn đàn, mạng xã hội để đả kích, trào lộng về kiến thức lịch sử của học sinh thời nay.

Khi thầy giáo hỏi, “Ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?”, cả lớp đều hốt hoảng khẳng định, “Không phải em ạ”. Câu chuyện còn được thêm thắt các tình tiết hài hước đến bi kịch như, khi chuyện ăn cắp nỏ thần ầm ĩ khắp lớp học nọ, ban giám hiệu nhà trường đã nhắc nhở thầy giáo “Có mỗi chuyện nỏ thần, đừng làm ầm ĩ lên. Nhà trường sẽ trích quỹ mua nỏ đền cho An Dương Vương. Thầy cũng nên dặn anh An Dương Vương từ sau đừng mang nỏ thần đến lớp nghịch nữa, xảy ra chuyện lại nhặng cả lên”.

Đằng sau tính trào lộng của câu chuyện là hiện thực môn lịch sử và kiến thức lịch sử đã bị “thất sủng” đến mức nào ở các trường học. Hiện, việc xếp môn lịch sử vào “môn học tự chọn” vẫn gây tranh cãi không hồi kết trong dư luận.

Trước đó, giới làm phim từng kỳ vọng, việc phát triển, tăng cường đầu tư vào các dự án phim lịch sử có thể giúp học sinh, thế hệ trẻ yêu lịch sử và môn lịch sử hơn. Tuy nhiên, hiện thực luôn phũ phàng. Phim lịch sử ngày càng yếu và thiếu với muôn vàn lý do.

Thiếu kịch bản, thiếu tư liệu lịch sử

Năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Cục Điện ảnh tổ chức và kêu gọi cuộc thi viết kịch bản lấy đề tài lịch sử với diện rộng và nhiều hứa hẹn, trong đó, kịch bản xuất sắc sẽ được đưa vào sản xuất phim chào mừng đại lễ.

Cảnh trong phim “Long Thành cầm giả ca“. Ảnh: ĐPCC
Cảnh trong phim “Long Thành cầm giả ca“. Ảnh: ĐPCC

Cuộc thi viết kịch bản được truyền vào rất nhiều cảm hứng tuy nhiên số kịch bản chất lượng đạt tiêu chuẩn không nhiều. Chung cuộc, kịch bản đoạt giải nhất “Long Thành cầm giả ca”  được chọn sản xuất thành phim, nhưng bộ phim cũng không có được hiệu ứng như mong đợi.

Xưa nay, kịch bản phim lấy đề tài lịch sử ở Việt Nam luôn yếu và thiếu. Từ truyền hình đến điện ảnh, trong khi tràn lan những bộ phim gia đình, tình yêu được sản xuất, số đầu phim lịch sử chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Ở lĩnh vực điện ảnh, mảng đề tài lịch sử luôn bị giới làm phim tư nhân ngó lơ. Việc đưa phim lịch sử ra rạp sẽ đặt ra vô khối khó khăn về thu hồi vốn nên phim tư nhân sẽ “không dại” chọn sản xuất thể tài này.

Các hãng phim nhà nước (trước khi thực hiện cổ phần hóa) sẽ nhận các dự án phim lịch sử dưới hình thức “đặt hàng” mỗi dịp kỷ niệm, ví như đại lễ 1.000 năm Thăng Long.

Dù là phim đặt hàng, các hãng nhà nước cũng “vật vã” vì sự khan hiếm kịch bản. Một biên kịch từng thẳng thắn chia sẻ, “Đôi khi chúng tôi có ý tưởng, có cảm hứng rất lớn, nhưng cũng “bó tay” vì tư liệu lịch sử về các thời đại, vương triều của chúng ta khá ít”.

Đầu tư kinh phí tốn kém

Phim lịch sử đòi hỏi vốn đầu tư lớn gấp nhiều lần một dự án phim lấy đề tài đương đại. Phim lấy bối cảnh thời hiện đại có sẵn ở mọi nơi, chỉ cần đi tìm kiếm, thuê mượn. Nhưng bối cảnh phim lịch sử phải phục dựng lại, phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng, từ chiếc chén, bát ăn cơm, từ đồ dùng vật dụng, đến phục trang quần áo.

Theo đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, phim chiến tranh cần “tiền và rất nhiều tiền” để tái hiện lại bối cảnh và những trận chiến đấu. Ảnh: ĐPCC
Theo đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, phim chiến tranh cần “tiền và rất nhiều tiền” để tái hiện lại bối cảnh và những trận chiến đấu. Ảnh: ĐPCC

Rất nhiều nhà làm phim lịch sử đã “kêu trời” vì số tiền phát sinh đội lên chóng mặt trong quá trình nghiên cứu, phục dựng bối cảnh, sắm sửa đạo cụ, phục trang. Riêng trang phục đã ngốn tiền tỉ khi phải thiết kế, đặt may cho cả đoàn phim hàng trăm người.

Với phim chiến tranh, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng từng chia sẻ, “Tái hiện lại một cuộc chiến tốn kém khủng khiếp. Cuộc chiến càng khốc liệt thì lại càng tốn tiền. Chúng tôi phải vay mượn, nhờ vả sự hỗ trợ rất lớn từ quân đội khi quay phim “Những người viết huyền thoại”. Từ quân trang, vũ khí, xe tăng, trực thăng... Sẽ không thể tưởng tượng được tốn bao nhiêu tiền, nếu quân đội không hỗ trợ cho mượn”.

Bộ phim điện ảnh “Ký ức Điện Biên” được đặt hàng sản xuất kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử (1954-2004) được nhà nước đầu tư số tiền kỷ lục vào thời điểm đó là 13 tỉ đồng để tái hiện lại cuộc chiến “chấn động địa cầu”. Phim tái hiện lại cuộc chiến trên những cứ điểm lịch sử, tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức thuyết phục với khán giả.

Việc những bộ phim chiến tranh đặt hàng với số tiền triệu USD nhưng ra rạp bị chê khô cứng, khuôn sáo, kịch bản giống mô tả lại những gì diễn ra trên sách giáo khoa, khiến phim lịch sử luôn đứng giữa khó khăn và bế tắc.

Chưa kể, đến bây giờ, khi phim lịch sử ở nhiều quốc gia đã bước đến tầm cao mới, trở thành phim ăn khách nhất mọi thời đại (như Cờ thái cực dương cao, Đại thủy chiến của Hàn Quốc), thì ở thị trường phim Việt, phim lịch sử vẫn mặc định đứng trong danh sách phim kén khán giả.

Bộ phim “Sống cùng lịch sử” được nhà nước đặt hàng 21 tỉ từng gây tranh cãi khắp các mặt báo khi ra rạp không bán nổi một vé (trong một suất chiếu).

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

“Động cơ” trong lời xin lỗi của nghệ sĩ Việt

Lan Anh |

Nếu như trước đây, nghệ sĩ có thể nổi tiếng nhờ scandal, thậm chí tự tạo scandal để “trở lại lợi hại hơn xưa”, mọi chuyện giờ đã khác. Khán giả ngày càng nghiêm khắc hơn với những làn sóng tẩy chay mạnh mẽ.

Ngô Thanh Vân: “Phim hành động thất bại phải trả giá bằng cả máu và tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Ngô Thanh Vân có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Lao Động về cuộc sống, tình yêu hiện tại và những tham vọng với phim ảnh.

Bức ảnh lịch sử chấn động thế giới “Em bé Napalm” sau 50 năm

Hào Hoa |

50 năm là hành trình chữa lành những vết thương chằng chịt của cô bé Kim Phúc, và cũng là 50 năm để nguôi ngoai nỗi ám ảnh của tác giả Nick Út.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

“Động cơ” trong lời xin lỗi của nghệ sĩ Việt

Lan Anh |

Nếu như trước đây, nghệ sĩ có thể nổi tiếng nhờ scandal, thậm chí tự tạo scandal để “trở lại lợi hại hơn xưa”, mọi chuyện giờ đã khác. Khán giả ngày càng nghiêm khắc hơn với những làn sóng tẩy chay mạnh mẽ.

Ngô Thanh Vân: “Phim hành động thất bại phải trả giá bằng cả máu và tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Ngô Thanh Vân có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Lao Động về cuộc sống, tình yêu hiện tại và những tham vọng với phim ảnh.

Bức ảnh lịch sử chấn động thế giới “Em bé Napalm” sau 50 năm

Hào Hoa |

50 năm là hành trình chữa lành những vết thương chằng chịt của cô bé Kim Phúc, và cũng là 50 năm để nguôi ngoai nỗi ám ảnh của tác giả Nick Út.