60 năm Hãng Phim truyện Việt Nam: Giã từ quá khứ lấp lánh để hồi sinh

Việt Văn |

Các nghệ sĩ trong Hãng phim truyện Việt Nam chạy đôn đáo khắp nơi để đứng ra tổ chức lễ sinh nhật cho Hãng tròn 60 tuổi vào tối 6.12.

Ngày 7.12.1959, Hãng phim truyện điện ảnh Việt Nam - VFS sản xuất phim truyện đầu tiên của Điện ảnh cách mạng “Chung một dòng sông”. 60 năm đồng hành cùng đất nước và là một trong những hãng phim “anh cả” của Việt Nam, Hãng đã sản xuất hơn 300 phim truyện điện ảnh, nhiều tác phẩm qua dấu mốc thời gian để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả yêu phim Việt, giành nhiều danh hiệu, giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế…

60 năm, một “lục thập hoa giáp” với một đời người là xem như ở giới hạn bước vào giai đoạn “tri thiên mệnh” nhưng với VFS thì hy vọng là dấu mốc chuẩn bị bước vào giai đoạn mới, như cuộc “cải tử hoàn sinh”, hồi sinh những giá trị vốn là thế mạnh đã làm nên danh tiếng và uy tín của VFS trong quá khứ.

Một quá khứ lấp lánh

Thành lập từ năm 1953 nhưng nếu tính từ phim truyện đầu tiên của VFS “Chung một dòng sông” được sản xuất và công chiếu 7.12.1959 thì 60 năm nay, các thế hệ nghệ sĩ của VFS đã cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh xếp vào dạng kinh điển, được khán giả nhiều thế hệ yêu mến, góp phần làm nên nền điện ảnh Việt đậm đà bản sắc dân tộc.

Trụ sở của VFS ở số 4 Thụy Khuê, Hà Nội là địa chỉ “đỏ” gắn với những bộ phim truyện, phim tài liệu đã đi cùng thăng trầm lịch sử non sông và là kết tinh những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của sức mạnh dân tộc trong những lúc cả nước đang “dầu sôi lửa bỏng”, kháng chiến chống thực dân, đế quốc và quân bành trướng... Những bộ phim từ ngôi nhà số 4 Thụy Khuê đã theo bước đường hành quân vượt Trường Sơn, hay qua những miền biên viễn, hải đảo trùng khơi, đi vào những trận đánh hay những bản hùng ca của dân tộc.

VFS còn là một “địa chỉ” quen thuộc và yêu mến trong ký ức nhiều thế hệ người yêu phim Việt. Quen thuộc bởi ở đó có những người nghệ sĩ nổi tiếng, những diễn viên điện ảnh, những nhà đạo diễn, quay phim… là NSND, NSƯT mà một thời khán giả ngưỡng mộ, thần tượng như các NSND Lâm Tới, NSND Hải Ninh, NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, NSND Như Quỳnh, NSND Minh Châu. NSND Thanh Vân... Và mỗi khi thông tin có một phim sắp công chiếu, người dân lại háo hức, chờ đợi, thậm chí xem như đó là một món quà đẹp của cuộc sống trao tặng và là kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời…

Không thể kể hết những cái tên, từ tên nghệ sĩ đến tên phim gắn với VFS suốt 60 năm qua, đã trở thành dấu ấn trong ký ức của nhiều thế hệ công chúng khán giả yêu phim Việt. Những cái tên lấp lánh như một bảo chứng về chất lượng, danh tiếng và cả sự thăng hoa trong thưởng thức nghệ thuật.

Giã từ quá khứ, hướng tới tương lai

Câu chuyện về cổ phần hóa VFS theo xu hướng chung trong tiến trình “công nghiệp hóa” ngành điện ảnh đã trở thành một dấu lặng buồn không chỉ với những chủ nhân VFS mà còn với cả những công chúng yêu phim Việt lưu giữ ký ức vàng son một thời về VFS qua những bộ phim không thể nào quên.

Nhưng không thể cứ níu câu chuyện buồn này kéo dài, để rồi những lấp lánh của VFS dần lịm đi theo thời gian trong nuối tiếc…

Trước hết, với các chủ nhân của VFS, những nghệ sĩ, những nhân viên kỹ thuật… Hãy tự mình chủ động, năng động, tìm cách tháo gỡ, chứng minh cho công chúng thấy tài năng và những tiềm lực “chất lượng cao” của mình không ngủ yên, không lãng phí, bằng cách có thể tập hợp lại, chung tay tạo ra những dự án phim “chất lượng cao” có khả năng cạnh tranh với thị trường để có thể đi thuyết phục các nhà tài trợ.

Ai cũng biết thời buổi này, tìm kiếm nguồn tiền làm phim không dễ nếu không nói là cực khó, nhưng khó không có nghĩa là ngồi yên đợi Nhà nước. Tiền Nhà nước không thể giải quyết tất cả mà chỉ như một sự kích cầu, thuận lợi ban đầu còn lại chỉ có các nguồn xã hội hóa. Vấn đề là làm sao tạo niềm tin cho những nhà tài trợ, lấy lại niềm tin cho công chúng còn tin vào một tương lai của VFS, khi nó được trả lại cho đúng chủ nhân.

Từ xu hướng “xã hội hóa” trong các ngành nghệ thuật, hiện nay, việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển VFS trong tương lai là sự chung tay của Nhà nước, của những nghệ sĩ VFS và những ai quan tâm tới nền điện ảnh nước nhà. Làm sao có thể vực dậy VFS để không chỉ là cái tên trong quá khứ mà sẽ là “thương hiệu” của điện ảnh Việt trong tương lai?

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả liên hoan phim

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Kết thúc Liên hoan phim (LHP) XXI, các giải thưởng đã có chủ nhân, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn gợi mở nhiều vấn đề của điện ảnh Việt. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc gia như Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng - thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh không chỉ về giải thưởng, chất lượng phim năm nay mà xa hơn về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

Thực trạng phim trường: Còn ăn đong, thuê mướn bối cảnh

TS Đỗ Lệnh Hùng Tú |

Trên màn ảnh phim Việt hôm nay chất lượng nhiều bộ phim được sản xuất đã được cải thiện rõ rệt nhờ những thiết bị công nghệ hiện đại; nhờ nguồn lực sáng tác trẻ với những đề tài, nội dung phong phú và hiệu quả có được từ việc liên kết hợp tác với nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố bản sắc truyền thống Việt Nam chưa thật sự nổi bật khi bối cảnh quay phim còn thiếu bản sắc riêng, chưa làm gia tăng các giá trị văn hóa Việt Nam.

Lương Thế Thành "phản pháo" khi phim bị chê lạm dụng cảnh nóng

Linh Chi |

Nam diễn viên Lương Thế Thành đã có những chia sẻ cởi mở xoay quanh những thông tin trái chiều của bộ phim “Không lối thoát”.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả liên hoan phim

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Kết thúc Liên hoan phim (LHP) XXI, các giải thưởng đã có chủ nhân, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn gợi mở nhiều vấn đề của điện ảnh Việt. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc gia như Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng - thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh không chỉ về giải thưởng, chất lượng phim năm nay mà xa hơn về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

Thực trạng phim trường: Còn ăn đong, thuê mướn bối cảnh

TS Đỗ Lệnh Hùng Tú |

Trên màn ảnh phim Việt hôm nay chất lượng nhiều bộ phim được sản xuất đã được cải thiện rõ rệt nhờ những thiết bị công nghệ hiện đại; nhờ nguồn lực sáng tác trẻ với những đề tài, nội dung phong phú và hiệu quả có được từ việc liên kết hợp tác với nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố bản sắc truyền thống Việt Nam chưa thật sự nổi bật khi bối cảnh quay phim còn thiếu bản sắc riêng, chưa làm gia tăng các giá trị văn hóa Việt Nam.

Lương Thế Thành "phản pháo" khi phim bị chê lạm dụng cảnh nóng

Linh Chi |

Nam diễn viên Lương Thế Thành đã có những chia sẻ cởi mở xoay quanh những thông tin trái chiều của bộ phim “Không lối thoát”.