Họa sĩ Bùi Thanh Tâm:

Ý niệm đương đại và cái hồn văn hóa dân gian

Việt Văn |

Triển lãm cá nhân (solo) lần thứ 6 của Bùi Thanh Tâm mang một cái tên khá lạ “Không có gì đằng sau - Nothing Behind” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc ngày 21.10, với tác phẩm khổ lớn, “khủng” nhất lên tới 450x210cm, nhỏ nhất cũng 120x180cm với chất liệu tổng hợp, chắc chắn sẽ tạo một ấn tượng thị giác mạnh mẽ cho người xem. Đó có phải là bước chuyển mới “đoạn tuyệt” với thành công trong quá khứ của họa sĩ?

Nối ám ảnh

Sở dĩ có thể dùng từ “chắc chắn” bởi lẽ tôi đã có dịp xem trước phần lớn những tác phẩm sẽ triển lãm của Tâm lần này và những series tranh trước đó của anh chàng họa sĩ giàu cá tính này. Bùi Thanh Tâm là một họa sĩ đã được “đóng dấu” chất lượng trên thị trường quốc tế qua một số hội chợ danh tiếng, được một số nhà sưu tập quốc tế mua, giá tranh của anh thuộc top đầu ở Việt Nam.

Thích hay không thích là cảm xúc bình thường của mỗi người, bởi xem tranh cũng như cuộc đối thoại với một con người, để hiểu và cảm nhận một ai đó cần thời gian. Tranh của Tâm làm người ta phải xem kỹ, để ngấm và đủ sức tạo ra những cuộc đối thoại vô hình với tác giả hoặc độc thoại với chính bản thân người xem.

Ý tưởng thực hiện “Không có gì đằng sau” được Tâm ấp ủ từ hơn 10 năm nhưng phải tới năm 2017 mới đủ chín để thực hiện. Anh tìm hiểu và đến gặp các nghệ nhân làng nghề của các dòng tranh dân gian thất truyền từ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, dòng tranh cúng của Huế, tranh thờ người Dao, đến dòng Kim Hoàng đang khôi phục lại… và đặt họ làm các bức tranh nho nhỏ, sau đó, Tâm cắt tranh ra và kết hợp nghệ nhân làm vàng lá, mix lại thành 1 tác phẩm mới mẻ như tâm sự của anh “thực hành việc chắp ghép tất cả những tinh tuý, đặc sắc mà các nghệ nhân dân gian nhiều đời gìn giữ, phát triển, đưa chúng vào “một định dạng mới” trong dòng chảy của nghệ thuật đương đại Việt”.

Tâm bảo anh bị ảnh hưởng bởi dòng chảy Pop Art với người đi đầu là họa sĩ Andy Warhol (Mỹ) mở đầu những năm 60 và sau này là họa sĩ người Nhật Takashi Murakami đã đưa dòng nghệ thuật này lên một tầm cao mới khi sử dụng yếu tố dân gian, vẽ lại trên máy tính hình tượng tranh khắc gỗ cổ Nhật Bản theo cách của nghệ sĩ.

Loạt tranh mới của Bùi Thanh Tâm có sự chồng lấn của các lớp lang, giá trị văn hóa của các biểu tượng với ba phần: Chiến tranh, Tình yêu, Đức tin. Dù chiến tranh có dẫn tới sự đau đớn của nhân loại thì con người dưới ánh mặt trời vẫn được nuôi dưỡng bởi tình yêu, cũng như đức tin dẫn người ta đến chữ thiện, để nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Sắc và Không

Bùi Thanh Tâm là một nghệ sĩ không thích sự ngẫu hứng hay đúng hơn giai đoạn đó đã qua, giờ đây mỗi tác phẩm của anh đều được định dạng trong đầu kỹ lưỡng.

Với Tâm, không gian sống thật mong manh, nó như bức tường vô hình bao quanh ở bất cứ đâu đấy và đe dọa nuốt chửng mọi giá trị văn hóa. Nếu ở những series tranh trước, anh muốn phê phán trực diện thói lai căng văn hóa bị nhiễm trong giới trẻ thì ở bộ tranh này mới nó mang tính ẩn dụ nhiều hơn. Nó là nỗi ám ảnh nhiều giá trị văn hóa Việt bị mất dần đi hay bị mờ đi cái gốc và nguy cơ bị thay thế bởi dòng chảy văn hóa khác… Công nghệ số đem lại sự thay đổi đáng kể về hiện tại và tương lai nhưng tất cả đều có hai mặt của nó. Quay trở lại dòng chảy văn hóa bản địa, thuần chất ở đất nước, khu vực mình đang sống là điều quan trọng.

Hỏi Tâm “với họa sĩ thì đề tài hay cách thể hiện quan trọng hơn?”, anh bảo sự vận hành nghệ thuật là quan trọng nhất, nhiều khi sự kết thúc cũng không quan trọng bằng.

Tâm là người khá cởi mở (“open”. Anh bảo vẽ tả thực hay trừu tượng đều quý, miễn là làm tới đích. Còn sự cẩu thả trong nghề thì không thể chấp nhận được. Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mà qua máy tính hay sách vở thì không thể thấy hết cái hay, cái đẹp của nghệ sĩ. Phải trực tiếp đứng trước tác phẩm mới cảm nhận được thần khí của người vẽ nó, cảm xúc của nghệ sĩ.

Tâm thích vẽ tranh to vì chỉ khi đứng trước mặt toan thật rộng, anh mới cảm thấy thỏa mãn sự tưởng tượng và khát vọng của mình.

Nhà phê bình nghệ thuật, giám tuyển Như Huy nhận xét: “Nếu như coi giai đoạn nghệ thuật trước đây của Bùi Thanh Tâm là chịu sự chi phối của cấu trúc logic thì ở “Không có gì ở đằng sau” (Nothing Behind) tư tưởng nghệ thuật về thế giới của Bùi Thanh Tâm đã có sự chuyển đổi: không gian không có chiều sâu. Không gian giờ đây chỉ có các bề mặt: phi lịch sử, phi ký ức, đặc biệt là có thể dung chứa tất cả mọi nghịch lý và mâu thuẫn. Có thể coi đây là một cách tiếp cận hư vô hoá của nghệ sĩ”.

“Không có gì đằng sau” nhưng đằng sau nó lại có rất nhiều.

Bùi Thanh Tâm sinh năm 1979 tại Thái Bình, hiện sống và sáng tác tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2009, đã tham dự nhiều triển lãm tại Hà Nội, TPHCM và các triển lãm quốc tế tại Hà Lan, Malaysia, Trung Quốc. Tranh của anh đã được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật đương đại Châu Á (ACAS) và tại Hội chợ mỹ thuật bình dân (Affordable art fair) tổ chức ở Hồng Kông (TQ).

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ Lê Thế Anh: Khi người mua tỉnh ngộ thì họa sĩ càng phải có cái tôi riêng

Việt Văn (thực hiện) |

Diễn đạt mạch lạc ý tưởng, am hiểu sâu lĩnh vực, Lê Thế Anh là một họa sĩ trẻ trong tư duy và lối vẽ, dành nhiều thời gian nghiên cứu về mỹ thuật trong nước và thế giới. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về tranh sáng tác, tranh thị trường và những vấn đề khác của đời sống họa sĩ.

Đa dạng sắc màu tại triển lãm tranh thiếu nhi Hải Phòng hè 2020

Mai Dung |

267 tác phẩm xuất sắc cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi chủ đề "Hải Phòng thành phố của em" được trưng bày tại Trung tâm triển lãm mỹ thuật Hải Phòng từ ngày 18.7.

Từ triển lãm tranh sơn mài của nhóm Sơn Ta Việt Nam: Đẹp nhưng chưa đột phá

Việt Văn |

Sơn mài Việt Nam đang được “chấn hưng” bằng đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) với mong muốn đưa sơn mài trở thành thương hiệu quốc gia. Vì thế triển lãm lần thứ 5 của nhóm Sơn Ta tại 29 Hàng Bài (Hà Nội) khai mạc chiều 1.6 thu hút giới chuyên môn lẫn người xem.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Họa sĩ Lê Thế Anh: Khi người mua tỉnh ngộ thì họa sĩ càng phải có cái tôi riêng

Việt Văn (thực hiện) |

Diễn đạt mạch lạc ý tưởng, am hiểu sâu lĩnh vực, Lê Thế Anh là một họa sĩ trẻ trong tư duy và lối vẽ, dành nhiều thời gian nghiên cứu về mỹ thuật trong nước và thế giới. Một cuộc trò chuyện thú vị với anh về tranh sáng tác, tranh thị trường và những vấn đề khác của đời sống họa sĩ.

Đa dạng sắc màu tại triển lãm tranh thiếu nhi Hải Phòng hè 2020

Mai Dung |

267 tác phẩm xuất sắc cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi chủ đề "Hải Phòng thành phố của em" được trưng bày tại Trung tâm triển lãm mỹ thuật Hải Phòng từ ngày 18.7.

Từ triển lãm tranh sơn mài của nhóm Sơn Ta Việt Nam: Đẹp nhưng chưa đột phá

Việt Văn |

Sơn mài Việt Nam đang được “chấn hưng” bằng đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) với mong muốn đưa sơn mài trở thành thương hiệu quốc gia. Vì thế triển lãm lần thứ 5 của nhóm Sơn Ta tại 29 Hàng Bài (Hà Nội) khai mạc chiều 1.6 thu hút giới chuyên môn lẫn người xem.