Xuất bản sách về di sản: Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Hương Mai |

Gần đây, xuất bản sách về di sản đang là lựa chọn của nhiều tổ chức, cá nhân. Sách về di sản là những tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà quản lý, giới nghiên cứu và độc giả yêu di sản kiến trúc. Với nhiều cách làm khác nhau, sách về di sản đang góp phần đưa di sản đến gần hơn với công chúng, qua đó khơi dậy tình yêu, trách nhiệm gìn giữ di sản trong đời sống.

Kết quả của những nghiên cứu dày công

Trung tháng 5 vừa qua, Viện Bảo tồn di tích, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp ra mắt 3 cuốn sách mới, gồm: “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” - tập 3, “Kiến trúc đền Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” và “Kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích”.

Ba cuốn sách cung cấp những thông tin xác thực nhất về hiện trạng, quá trình tồn tại và phát triển của di tích. Những cuốn sách mới phát hành kết tinh nghiên cứu dày công trong nhiều năm của Viện Bảo tồn di tích, đặc biệt có những bản vẽ tư liệu quý giá là công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ cán bộ kỹ thuật. Qua đó gửi gắm đến độc giả một thông điệp: “Không thể nào giữ lại cho mai sau hàng nghìn ngôi đình, đền, chùa… cũng không thể nào bảo tồn và trùng tu hàng trăm ngôi đình, đền, chùa… dù chúng ta có nỗ lực đến đâu. Điều duy nhất mà ta đủ sức và đủ thời gian để làm đó là ghi chép, vẽ lại và chụp lại, xây dựng quỹ tư liệu khoa học, có cơ may lưu lại muôn đời…”.

Ba cuốn sách - kết quả nghiên cứu dày công trong suốt nhiều năm của Viện bảo tồn Di tích, đặc biệt có những bản vẽ tư liệu quý là công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ cán bộ kỹ thuật - cung cấp những thông tin chính xác về tình trạng của di tích, quá trình tồn tại và phát triển của di tích cùng những bản vẽ và tài liệu quý giá.

Trước đó, những ấn phẩm đầu tiên trong series sách giới thiệu về kết quả nghiên cứu trong nhiều chục năm qua của Viện Bảo tồn di tích cũng đã được công bố và nhận được sự đón đợi của đông đảo bạn đọc. Đó là cuốn sách “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” -  tập 1, tập 2; “Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” - tập 1, 2…

Năm ngoái, cuốn sách “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng” (NXB Thế Giới, 2019) của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa sau khi ra mắt đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Ðây là “cẩm nang” khá đầy đủ về dòng tranh dân gian Kim Hoàng, từ hoàn cảnh, không gian ra đời, cho đến kỹ thuật làm tranh, quá trình khôi phục tranh, những mẫu tranh quý… Cuốn sách đã “đánh thức” suy nghĩ của mọi người về một dòng tranh, vốn chìm vào quên lãng.

Cuốn “Song xưa phố cũ” của tác giả Trần Hậu Yên Thế đề cập đến một lĩnh vực mà nhiều người “bỏ quên” - đó là trang trí sắt mỹ nghệ trong kiến trúc Hà Nội đầu thế kỷ 20. Cuốn sách đem đến cho độc giả sự ngạc nhiên về khả năng dung hợp văn hóa Ðông - Tây của cha ông ta trong trang trí sắt mỹ nghệ - thứ trang trí mới được du nhập khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Một tín hiệu đáng mừng

Những năm gần đây, các di sản, di tích được công chúng quan tâm nhiều hơn. Việc nhiều tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực xuất bản sách di sản được coi là một tín hiệu vui cho công tác bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa Việt. Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Cương - Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích cho biết, bảo tồn di tích một cách khoa học rất cần những tư liệu chính xác về di tích.

Ngoài ra, sự hiểu biết về di tích và công tác bảo tồn di tích hết sức cần thiết vì hiện nay trong các trường đại học chưa có giảng dạy về chuyên ngành này. Chính vì vậy, việc ra đời những ấn phẩm về di tích và công tác bảo tồn di tích trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Tạo điều kiện cho nhà quản lý, nhà chuyên môn, thậm chí là những người yêu di sản có thể tiếp cận công tác bảo tồn trùng tu khoa học này.

Tuy nhiên, khi nói đến những khó khăn trong việc thực hiện những cuốn sách về di tích, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Cương cũng cho biết thêm, sách về di sản cần những thông tin chính xác vì di tích khi mà trùng tu phải bảo vệ nguyên vẹn giá trị ban đầu. Chính vì vậy, độ chính xác, tỉ mỉ trong việc làm sách đòi hỏi rất cao. Do vậy, một cuốn sách về di sản, di tích có giá trị phải đòi hỏi sự đầu tư công sức rất nhiều.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lưu Trần Tiêu, những cuốn sách về di sản là những tư liệu quý giá gìn giữ tài sản quốc gia. Những ấn phẩm về di sản này không chỉ dành cho những người bảo tồn di tích mà còn dành cho những người trí thức. Nhiều năm nay  trở lại đây, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đã thực hiện được tương đối nhiều hoạt động bảo vệ di sản. Trong thời gian tới, những hoạt động này cần được vươn rộng ra các địa phương trên toàn quốc, ở miền Trung và miền Nam để mọi người có một cái nhìn rộng hơn về cái nôi của văn minh người Việt.

“Những tài sản - di sản vật chất từ tổ tiên và cha ông ta, mỏng manh làm sao, dễ suy suyển và dễ bị xóa vết làm sao. Không chỉ bởi tự nhiên, bởi thời gian, mà còn bởi những sự can thiệp, vô tình hay hữu ý, đi ngược bản chất tử tế và cao thượng của Bảo tồn. Bởi vậy, ngắm nhìn những bản vẽ ghi và những bức ảnh này, ta vừa nhận rõ hơn sự cần thiết và sự cấp thiết phải ghi chép những gì còn lại của di sản văn hóa dân tộc, lại vừa không tài nào trốn tránh nổi dự cảm nuối tiếc và lo âu”. (GS. TS. KTS. Hoàng Đạo Kính)

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể Yên Tử là di sản thế giới

Nguyễn Hùng |

Sau một thời gian dài im ắng, tỉnh Quảng Ninh vừa lại quyết định tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử là di sản thế giới. Quảng Ninh cùng một số địa phương từng đặt kế hoạch nộp hồ sơ lên UNESCO trong năm 2016 để có thể được xem xét công nhận di sản thế giới vào năm 2017.

Ra mắt sách về nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, di sản sống đờn ca tài tử 103 tuổi

Lục Tùng |

Vượt lên trên buổi giới thiệu sách như thường lệ, tại lễ ra mắt tác phẩm Nguyễn Vĩnh Bảo – Những giai điệu cuộc đời” còn là dịp để truyền lửa những triết lý nhân sinh, những tấm lòng rạng rỡ vì công cuộc bảo tồn nền âm nhạc dân tộc...

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình

Đặng Chung |

Ngày 11.6, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu phục vụ hoạt động đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học”. Hội thảo là dịp để giới thiệu những giải pháp công nghệ hữu ích trong việc xuất bản sách.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể Yên Tử là di sản thế giới

Nguyễn Hùng |

Sau một thời gian dài im ắng, tỉnh Quảng Ninh vừa lại quyết định tái lập hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử là di sản thế giới. Quảng Ninh cùng một số địa phương từng đặt kế hoạch nộp hồ sơ lên UNESCO trong năm 2016 để có thể được xem xét công nhận di sản thế giới vào năm 2017.

Ra mắt sách về nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, di sản sống đờn ca tài tử 103 tuổi

Lục Tùng |

Vượt lên trên buổi giới thiệu sách như thường lệ, tại lễ ra mắt tác phẩm Nguyễn Vĩnh Bảo – Những giai điệu cuộc đời” còn là dịp để truyền lửa những triết lý nhân sinh, những tấm lòng rạng rỡ vì công cuộc bảo tồn nền âm nhạc dân tộc...

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình

Đặng Chung |

Ngày 11.6, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu phục vụ hoạt động đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học”. Hội thảo là dịp để giới thiệu những giải pháp công nghệ hữu ích trong việc xuất bản sách.