Xử phạt vi phạm văn hoá: Cần cụ thể hoá khái niệm “thuần phong mỹ tục"

Mỹ Linh |

Mới đây, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông tin vừa ra quyết định xử phạt hành chính 45 triệu đồng đối với Rapper Chí của nhóm Rap Nhà Làm vì có hành vi lưu hành sản phẩm ghi âm, ghi hình xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyết định này lấy căn cứ là khoản 4 điều 13 Nghị định 38/2021 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, quảng cáo.

Khoản 4 quy định: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân”.

Với bản rap “Thích Ca Mâu Chí” có nội dung xúc phạm tôn giáo, báng bổ đạo Phật, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật thì mức xử phạt là đúng. Thậm chí có ý kiến cho rằng phải phạt cao hơn, có hình thức “cấm sóng”, cấm phát hành có thời hạn mới đủ sức răn đe.

Trên thực tế, trong thị trường âm nhạc hiện nay, cộng với sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ đang tồn tại một thứ gọi là “rác âm nhạc”, “rác văn hoá” mà các cơ quan chức năng không kiểm soát hết.

Ở đây có một nguyên nhân là những khái niệm như “thuần phong mỹ tục”, “dung tục” còn chưa được mô tả kỹ, còn chung chung, trừu tượng cho nên nhiều nhạc sĩ trẻ trong quá trình sáng tác không biết là đã “vượt rào”, “thông chốt” hay chưa.

Cũng ở điều 13, khoản 3 Nghị định 38 quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”.

Hiểu thế nào về “thuần phong mỹ tục” hay “tác động tiêu cực”?

Theo các nhà văn hoá, thuần phong mỹ tục là giữ gìn những tập quán, thói quen tốt đẹp mang tính chất đặc thù, bản sắc của dân tộc. Bao quát hơn, thuần phong mỹ tục bao gồm các phong tục, tập quán, lối sống văn minh, những điều tốt đẹp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Thuần phong mỹ tục là khái niệm tổng quát để chỉ cả về ăn, mặc, ở, giao tiếp hằng ngày.

Quy định về thuần phong mỹ tục có thể khác nhau ở mỗi thời điểm lịch sử.

Với một khái niệm rộng như vậy, khả năng vi phạm sẽ không nhỏ. Trong khi đó, những khái niệm vẫn tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Để việc xử phạt có được tính ngăn ngừa, không tái phạm, đã đến lúc Bộ VHTTDL cần sớm đưa ra những giải thích, mô tả chi tiết cho khái niệm “thuần phong mỹ tục”, “dung tục”. Đây là việc rất cần thiết, bởi hiện nay có khá nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính có quy định thành vi bị xử phạt với tình tiết “vi phạm thuần phong mỹ tục”, trong khi nó không được giải thích một cách cụ thể. Điều này đã tạo ra việc áp dụng pháp luật một cách cảm tính, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Về nguyên tắc, một người chỉ bị xử phạt cho hành vi của mình, khi người đó vi phạm một quy định cụ thể trong luật. Vì thế, trong những văn bản xử lý, bỏ bớt những khái niệm chung chung, trừu tượng, nặng cảm tính thay vào đó là những quy định cụ thể, rõ ràng là việc cần phải làm để những “án phạt” trong vi phạm văn hoá trở nên thuyết phục hơn.

Mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Xuất nhập khẩu văn hoá phẩm: Không thể đứng ngoài chuyển đổi số

Mỹ Linh |

Bộ VHTTDL vừa trình Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP 12.4.2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

“Đại dịch bay màu” và văn hoá dùng mạng xã hội

Văn Lâm |

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giữa tháng 6 năm nay. Thế nhưng, nhiều người đã phớt lờ những hành vi có văn hoá khi sử dụng mạng xã hội, trong đó có Facebook để rồi chứng kiến đại dịch “bay màu”.

Tham gia mạng xã hội có văn hoá, đúng pháp luật: Tin giả - “thuốc độc” thật trên không gian ảo

Công Thành |

Đã có rất nhiều trường hợp bị xử lý, phạt tiền về việc lan truyền thông tin giả mạo, thất thiệt trên không gian mạng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì thông tin giả mạo không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn tạo ra những khó khăn trong công tác phòng chống dịch.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Xuất nhập khẩu văn hoá phẩm: Không thể đứng ngoài chuyển đổi số

Mỹ Linh |

Bộ VHTTDL vừa trình Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP 12.4.2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

“Đại dịch bay màu” và văn hoá dùng mạng xã hội

Văn Lâm |

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giữa tháng 6 năm nay. Thế nhưng, nhiều người đã phớt lờ những hành vi có văn hoá khi sử dụng mạng xã hội, trong đó có Facebook để rồi chứng kiến đại dịch “bay màu”.

Tham gia mạng xã hội có văn hoá, đúng pháp luật: Tin giả - “thuốc độc” thật trên không gian ảo

Công Thành |

Đã có rất nhiều trường hợp bị xử lý, phạt tiền về việc lan truyền thông tin giả mạo, thất thiệt trên không gian mạng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì thông tin giả mạo không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn tạo ra những khó khăn trong công tác phòng chống dịch.