Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND và chuyện từ chối, không từ chối

TS. Hà Thanh Vân |

Vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin ý kiến của 9 hội chuyên ngành Trung ương về việc bổ sung đối tượng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật để đưa vào Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Tuy nhiên chỉ có 3 hội chuyên ngành đồng ý với việc bổ sung này.

Ngày 15.6.2022, Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, khen thưởng 06/2022/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2024. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có nội dung thay đổi về đối tượng được xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND, đồng thời cần hoàn thiện hơn nữa quy chế, quy trình xét tặng danh hiệu, nên cần thiết phải dự thảo một Nghị định mới, thay thế hai Nghị định số 89/2014/NĐ-CP và Nghị định số 40/2021/NĐ-CP.

Quá trình lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân cho dự thảo của Nghị định mới đang được tiến hành và đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều. Nguyên nhân chính của những luồng dư luận trái chiều nhau xuất phát từ việc chỉ có 3/9 hội chuyên ngành đồng ý với việc bổ sung thêm đối tượng xét tặng. Đó là Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Cụ thể, Hội Nghệ sĩ múa đề xuất thêm đối tượng là tác giả kịch bản múa. Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề xuất thêm đối tượng là nhạc sĩ sáng tác và phối khí. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đề xuất đối tượng là nghệ sĩ sáng tác, nhà nghiên cứu lí luận phê bình nhiếp ảnh, giảng viên giảng dạy nhiếp ảnh. Thậm chí Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam còn đề xuất thêm đối tượng của những hội khác.

Bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam khi góp ý trước Quốc hội về Luật Thi đua - Khen thưởng vào tháng 6.2022, đã đề xuất bổ sung đối tượng xét tặng danh hiệu cho nhà nhiếp ảnh, kiến trúc sư, soạn giả sân khấu và nhà văn.

Trong khi đó, 6 hội khác là Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Mĩ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Điện ảnh Việt Nam đều từ chối đề xuất đối tượng để xét tặng danh hiệu. Việc từ chối và chủ động đề xuất của các hội này cho thấy nhiều vấn đề.

Lên tiếng chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong công văn số 46/HNV gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết: Khó có định lượng cụ thể nào cho một tác phẩm của nhà văn để mang ra xét Nhà văn ưu tú hay Nhà văn nhân dân. Nhà văn không phải là nghệ sĩ. Danh xưng nhà văn là cao quý, thiêng liêng. Phần thưởng cao quý, động viên khích lệ các nhà văn sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp văn học, cách mạng Việt Nam đó là Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng nêu quan điểm: “Hội viên của hội đã có danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân nhằm tri ân những người đang nắm giữ vốn di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc”.

Trong khi đó, dư luận trên mạng xã hội cũng như những ý kiến thể hiện trên báo chí của một số người được phỏng vấn thì đa phần đều không đồng tình với việc bổ sung thêm đối tượng xét tặng danh hiệu. Không ít những ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, thậm chí gay gắt đặt câu hỏi và phản đối về việc bổ sung thêm đối tượng xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND.

Ông Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: “Kiến trúc sư chính là danh hiệu cao quý, là niềm vinh dự mà xã hội trao cho rồi còn việc được phong NSƯT, NSND là không cần thiết. Nhiệm vụ của kiến trúc sư là tạo ra không gian sống cho con người, gắn liền với nền kinh tế của đất nước.

Tôi và nhiều kiến trúc sư khác đều không quan tâm đến việc xét tặng này. Hội Nhà văn Việt Nam đã từ chối việc xét tặng là rất có trách nhiệm xã hội, có sự tôn trọng nghề nghiệp. Càng lắm danh hiệu càng làm giảm giá trị chứ không phải là tôn vinh”.

Nhiều ý kiến của những tác giả tên tuổi trong nhiều hội chuyên ngành đều cho biết bản thân ngành nghề của họ có những đặc thù riêng, có hệ thống giải thưởng quốc gia và quốc tế riêng và ở mức danh hiệu cao nhất, đã có giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh để tôn vinh các tác giả và những sáng tạo của họ. Vậy, việc bổ sung thêm đối tượng xét tặng là không cần thiết.

Do vậy, một tác giả hay một tác phẩm, muốn sống mãi, tồn tại mãi trong lòng công chúng, được công chúng nhớ đến, thì điều quan trọng nhất vẫn là chất lượng của sáng tác qua thời gian...

TS. Hà Thanh Vân
TIN LIÊN QUAN

Sau nhiều ồn ào, Osen Ngọc Mai có được tiếp tục xét tặng danh hiệu NSƯT?

AN NGUYÊN |

Đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch khẳng định, những ồn ào đời tư từ dư luận không ảnh hưởng đến việc xét tặng danh hiệu NSƯT của ca sĩ Osen Ngọc Mai.

NSƯT Phi Điểu: Ở tuổi 90, tôi không còn mưu cầu danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

TRÚC DY (thực hiện) |

Trong cuộc phỏng vấn với Lao Động, NSƯT Phi Điểu chia sẻ về mong muốn ở tuổi 90 và việc giữ gìn hình ảnh, đạo đức của một người nghệ sĩ với công chúng.

Không thể quy đổi nghệ sĩ nhân dân như tiến sĩ

Lê Thanh Phong |

Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Cháy chợ tự phát ở Vĩnh Phúc, nhiều ki ốt và xe ôtô bị thiêu rụi

Trọng Lộc |

Vĩnh Phúc - Lửa bùng cháy dữ dội, bốc cao và nhanh chóng lan rộng, khiến phần lớn diện tích chợ tự phát Vina Khai Quang chìm trong lửa.

Thách thức với tham vọng phổ cập 100% taxi điện

Quốc Dân |

Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - nhận định sẽ còn nhiều khó khăn và rào cản trong quá trình phổ cập 100% taxi điện. Trong đó, tập trung nhiều ở các yếu tố bao gồm giá thành, hạ tầng và xử lí pin sau khi sử dụng.

Dấu hiệu làm giả hồ sơ tại gói thầu 34,8 tỉ đồng ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Quá trình mở gói thầu, địa phương phát hiện nhà thầu không cung cấp được bản gốc bằng đại học và chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình… Xác minh tại trường đại học cũng cho ra kết quả “không cấp bằng” với cán bộ nhà thầu.

Đề xuất chi 250 tỉ đồng gom nước mưa tưới cho "vàng trắng" ở Lý Sơn

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nguồn nước ngầm trên đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt, nhiễm mặn, khiến nông dân trồng hành, tỏi trên hòn đảo này canh cánh nỗi lo mất mùa vì thiếu nước.

10 năm thành lập văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ

Nhóm PV |

10 năm trước, ngày 21.5.2013, phòng làm việc nhỏ tại tầng 2 Trường Cao Đẳng nghề số 1 Nghệ An tại Km số 1 - Đại lộ Lê Nin - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An chính thức trở thành trụ sở văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Bắc Trung Bộ. Kể từ đó, văn phòng dần phát triển mạng lưới phóng viên ra khắp 7 tỉnh thành, kéo dài từ Ninh Bình – Thừa Thiên Huế. Cùng với 94 năm chiều dài lịch sử của Báo Lao Động, suốt 10 năm qua, văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; tiếng nói của công nhân, viên chức, người lao động Việt Nam.

Sau nhiều ồn ào, Osen Ngọc Mai có được tiếp tục xét tặng danh hiệu NSƯT?

AN NGUYÊN |

Đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch khẳng định, những ồn ào đời tư từ dư luận không ảnh hưởng đến việc xét tặng danh hiệu NSƯT của ca sĩ Osen Ngọc Mai.

NSƯT Phi Điểu: Ở tuổi 90, tôi không còn mưu cầu danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

TRÚC DY (thực hiện) |

Trong cuộc phỏng vấn với Lao Động, NSƯT Phi Điểu chia sẻ về mong muốn ở tuổi 90 và việc giữ gìn hình ảnh, đạo đức của một người nghệ sĩ với công chúng.

Không thể quy đổi nghệ sĩ nhân dân như tiến sĩ

Lê Thanh Phong |

Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.