Xây dựng thương hiệu, định vị các sự kiện nghệ thuật

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội |

Xây dựng thương hiệu cho các sự kiện nghệ thuật ở Việt Nam không chỉ giúp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong nước, mà còn thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế. Với sự phát triển của các sự kiện nghệ thuật, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến văn hóa quan trọng của thế giới, đem lại giá trị kinh tế - xã hội và văn hóa cho đất nước, khẳng định vị thế và vai trò của Việt Nam trong thế giới đương đại.

Tạo dấu ấn cho các địa phương, nhất là các địa điểm du lịch

Vừa qua, lễ hội âm nhạc quốc tế gió mùa (Monsoon) 2023 tổ chức họp báo công bố lễ hội thành phố với 10 ngày âm nhạc. Không chỉ có Monsoon, lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô (Hozo) ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một sự kiện nghệ thuật quốc tế khác được đón chờ trong năm 2023.

Xây dựng thương hiệu cho các sự kiện nghệ thuật như thế này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Đây là hoạt động vừa có mục đích tạo dấu ấn cho các địa phương, nhất là các địa điểm du lịch, vừa trở thành cơ hội để các nghệ sĩ thể hiện tài năng, kết nối, giao lưu với đồng nghiệp, khán giả và các bên liên quan khác tù đó thúc đẩy phát triển nghệ thuật nước nhà, định vị tên tuổi của sự kiện nghệ thuật và nghệ sĩ Việt Nam trong dòng chảy chung của văn hóa, nghệ thuật thế giới.

Ý nghĩa của xây dựng thương hiệu cho các sự kiện nghệ thuật nhiều khi còn vượt xa hơn thế khi có thể lan tỏa tác động của mình sang sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, tạo ra sức mạnh mềm, sự tự tin cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Những sự kiện nghệ thuật như lễ hội âm nhạc quốc tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hay rất nhiều các sự kiện nghệ thuật công cộng khác, đang trở thành những địa chỉ hấp dẫn và thu hút sự quan tâm từ khắp cả nước và thế giới.

Tổ chức các sự kiện nghệ thuật quốc tế, có thương hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Đó là hình thức quảng bá văn hóa và nghệ thuật của đất nước đến với thế giới, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Việc tổ chức các sự kiện như vậy cũng giúp xây dựng thương hiệu cho các địa danh, giúp du lịch tăng trưởng và thu hút đông đảo khách du lịch đến Việt Nam.

Đặc biệt, các sự kiện như thế này còn mang lại sự tự tin và bản lĩnh văn hóa cho giới trẻ Việt Nam.

Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nghệ thuật

Ở phương diện nghệ thuật, xây dựng thương hiệu cho các sự kiện nghệ thuật như lễ hội âm nhạc quốc tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật ở Việt Nam. Đó là việc tạo nên một sân chơi cho các nghệ sĩ trong nước và cả quốc tế.

Điều này giúp các nghệ sĩ trong nước có cơ hội phát triển kĩ năng và phong cách biểu diễn của mình, từ đó tạo ra những sản phẩm nghệ thuật chất lượng hơn.

Điều này đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền văn hoá và nghệ thuật Việt Nam, tăng cường thương mại, quan hệ nhân dân, du lịch và đầu tư.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện nghệ thuật như lễ hội như vậy sẽ tạo ra môi trường và cơ hội cho các nhà tổ chức sự kiện, giám đốc nghệ thuật, hoạt động quảng cáo, tăng cường quảng bá sản phẩm nghệ thuật của mình. Đây cũng là cơ hội để khởi nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc, giải trí, và phát triển đa dạng ngành công nghiệp giải trí ở Việt Nam.

Vì vậy, tổ chức và xây dựng thương hiệu cho các sự kiện nghệ thuật như lễ hội Monsoon và Hozo, không chỉ mang lại những giây phút giải trí, đem lại giá trị văn hóa, mà còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nghệ thuật Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Từ nhận thức như vậy, chúng ta sẽ có thêm quyết tâm để xây dựng nên một môi trường thuận lợi cho việc tổ chức và xây dựng thương hiệu sự kiện nghệ thuật ở Việt Nam thông qua những thông thoáng trong các luật về thuế, đất đai, hợp tác công - tư... Cũng như vậy, chúng ta sẽ hướng tới việc xây dựng các sự kiện ở đó tôn vinh đa dạng văn hóa, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Điều này có thể đạt được bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của từng sự kiện, thông qua các hoạt động quảng bá và truyền thông.

Các hoạt động này sẽ giúp khách hàng tiềm năng nhận biết sự khác biệt trong sản phẩm và giúp thu hút khách hàng đến tham dự sự kiện. Đây là cách tốt nhất để thể hiện sự tự tin và bản lĩnh văn hóa trong sự kiện của mình.

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn nhất thế giới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Liên tiếp các tạp chí có uy tín trên thế giới bình chọn Ninh Bình là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, là viên ngọc ẩn giấu của châu Á. Với phong cảnh đẹp cùng văn hóa ẩm thực độc đáo, Ninh Bình đang dần khẳng định và nâng tầm thương hiệu, sức cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới.

Tam Kỳ hướng đến xây dựng thương hiệu thành phố sưa vàng

Hoàng Bin |

Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” 2023 nhằm xây dựng thương hiệu "thành phố sưa vàng", gắn với hình thành sản phẩm du lịch làng sinh thái Hương Trà, Quảng Nam.

Xây dựng thương hiệu Quảng Ninh "giàu có, sạch đẹp"

THEO CHINHPHU.VN |

Tỉnh Quảng Ninh có giải pháp vận động, nâng cao ý thức của người dân, huy động toàn dân vào cuộc với nòng cốt là thanh niên và lực lượng vũ trang để phong trào bảo vệ môi trường sống động, thường xuyên, liên tục; xây dựng thương hiệu Quảng Ninh "giàu có, sạch đẹp".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Góc nhìn thể thao 112: Huỳnh Như, Thanh Nhã và sự chuyển giao ở tuyển nữ Việt Nam

Nhóm PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã hội quân trở lại, hướng tới vòng chung kết World Cup nữ 2023. Góc nhìn thể thao số 112, trò chuyện với cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Minh Nguyệt để dự đoán về hành trình sắp tới của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Chiêm ngưỡng bức tranh "cá chép trông trăng" ở cánh đồng lúa tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên cánh đồng lúa vàng Tam Cốc trải dài theo sông Ngô Đồng, người dân đã tạo dựng một bức tranh dân gian “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) với diện tích 10.000m2. Đây là biểu tượng của sự viên mãn, thủy khí dồi dào trợ lực cho sự phát triển du lịch xanh ở vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.

Nga ký thỏa thuận vũ khí hạt nhân với láng giềng

Thanh Hà |

Thỏa thuận quy định việc triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga tới Belarus để đối phó với hoạt động gia tăng của NATO.

Giá bất động sản có thể giảm khi lãi suất hạ nhiệt

ANH HUY |

Lãi suất tiếp tục hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với thị trường bất động sản.

Ninh Bình xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn nhất thế giới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Liên tiếp các tạp chí có uy tín trên thế giới bình chọn Ninh Bình là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, là viên ngọc ẩn giấu của châu Á. Với phong cảnh đẹp cùng văn hóa ẩm thực độc đáo, Ninh Bình đang dần khẳng định và nâng tầm thương hiệu, sức cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới.

Tam Kỳ hướng đến xây dựng thương hiệu thành phố sưa vàng

Hoàng Bin |

Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” 2023 nhằm xây dựng thương hiệu "thành phố sưa vàng", gắn với hình thành sản phẩm du lịch làng sinh thái Hương Trà, Quảng Nam.

Xây dựng thương hiệu Quảng Ninh "giàu có, sạch đẹp"

THEO CHINHPHU.VN |

Tỉnh Quảng Ninh có giải pháp vận động, nâng cao ý thức của người dân, huy động toàn dân vào cuộc với nòng cốt là thanh niên và lực lượng vũ trang để phong trào bảo vệ môi trường sống động, thường xuyên, liên tục; xây dựng thương hiệu Quảng Ninh "giàu có, sạch đẹp".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.