Phát huy giá trị, sức mạnh văn hoá Việt Nam

Xây dựng gia đình hạnh phúc từ chỉ số đạo đức và lối sống

ThS. Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Trong đó, chỉ số về đạo đức, lối sống và mối quan hệ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng.

Hướng tới xây dựng và triển khai chỉ số hạnh phúc gia đình

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa văn hóa gia đình cũng đang thay đổi từng ngày, quan niệm về gia đình hạnh phúc cũng biến đổi mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”.

Để thực hiện thành công phương hướng xây dựng gia đình trong thời kỳ mới, ngày 27/6/2022, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1449/QĐ-BVHTTDL về “Ban hành kế hoạch tổ chức nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc”.

Nội dung của kế hoạch tập trung vào mục tiêu nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá gia đình hạnh phúc để triển khai thí điểm tại địa phương, từ đó đề xuất nhân rộng mô hình, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc. Bộ lựa chọn Vụ Gia đình là đơn vị thực hiện, tỉnh Yên Bái và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là hai địa điểm thí điểm.

Nội dung công việc sẽ triển khai từ quý III năm 2022 đến năm 2023 gồm: Xây dựng nội dung, kinh phí hoạt động. Lựa chọn đơn vị chuyên môn triển khai hoạt động. Nghiên cứu, rà soát các chính sách, nghiên cứu về hạnh phúc, chỉ số hạnh phúc trong và ngoài nước: Các chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về hạnh phúc; Các nghiên cứu, tiêu chí đo lường hạnh phúc trên thế giới; Khái niệm về hạnh phúc; Một số thang đo hạnh phúc trên thế giới: báo cáo hạnh phúc thế giới, thang đo OECD, Quỹ kinh tế mới, thang đo Châu Âu; Phân biệt chỉ số đo lường hạnh phúc cá nhân, gia đình, quốc gia.

Xây dựng dự thảo bộ chỉ số gia đình hạnh phúc gồm: Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về sức khỏe; Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về kinh tế; Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về đạo đức, lối sống, mối quan hệ trong gia đình; Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về môi trường sống; Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về điều kiện sống; Xây dựng nhóm chỉ số gia đình hạnh phúc về cộng đồng…

Hạnh phúc gia đình nhìn từ đạo đức và lối sống

Tổng thống Mexico Calderon từng nói: “Tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh bằng hạnh phúc gia đình”. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, hài lòng và thỏa mãn. Gia đình hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, từ những khía cạnh khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Xét trên khía cạnh tinh thần, gia đình hạnh phúc là giữa các thành viên luôn có sự dung hòa, quan tâm và chia sẻ với nhau. Nhiều người quan niệm: Có một nơi để về đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về gia đình, để xây dựng được một gia đình hạnh phúc cần những yếu tố sau: 1/ Sự chia sẻ về mọi mặt giữa các thành viên trong gia đình; 2/ Mỗi người trong gia đình cần có sự tôn trọng lẫn nhau; 3/ Các thành viên trong gia đình cần phải dành thời gian cho nhau, từ đó tạo nên sự thấu hiểu và gắn kết; 4/ Tình yêu thương vô bờ bến, ngoài tình máu mủ huyết thống là tình nghĩa vợ chồng, đạo lý hiếu thuận; 5/ Ý thức được và thực hiện tốt bổn phận của cá nhân với gia đình.

Gia đình hạnh phúc trước hết là ở sự thủy chung, vợ chồng sống với nhau trước vì tình yêu sau vì tình nghĩa. Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến tình nghĩa vợ chồng và coi đây là một nét thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam.

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: “Gia đình là nơi thể hiện mọi bình diện làm nên hạnh phúc. Sự trân trọng và chia sẻ của các thành viên rất quan trọng. Tôn trọng các tính cách, các sở thích, các thói quen, lối sống để mọi người trong một nhà hướng tới sự đồng thuận “thống nhất trong đa dạng”. Muốn thế, mọi người đều phải tuân thủ các chuẩn mực truyền thống: Về tôn ti thứ bậc, về bổn phận của mỗi người (người dưới với người trên và ngược lại, mọi người với nhau). Đó chính là tính nhân văn, bao gồm tình thương, tình thân ái và sự sẻ chia trách nhiệm cũng như quyền lợi mà mỗi người được nhận. Phải có bầu không khí yên bình, vui vẻ trong gia đình. Thế mới làm nên “mái ấm”.

Một gia đình được cho là hạnh phúc khi giữ gìn được lề lối gia phong: Ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu hiếu thảo, luôn phấn đấu theo truyền thống gia đình. GS.TS Bùi Quang Thanh - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho rằng, có thể coi gia phong là một trong những thiết chế vô hình của văn hóa gia đình, giúp cho gia đình quy tụ, điều chỉnh lối sống, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Theo TS Vũ Thy Huệ - Văn phòng Quốc hội: “Muốn cho gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì mỗi cá nhân, mỗi thế hệ phải tự ý thức về vị thế của mình trong gia đình; từ ông bà, cha mẹ đến con cái phải tự hoàn thiện nhân cách”. Hạnh phúc là sự hài hòa giữa các thế hệ, sự cảm thông giữa các thành viên trong gia đình, là sự chia sẻ và nâng đỡ lẫn nhau. Cũng theo TS Huệ, mọi người cần phải chia sẻ với nhau những điều hay, điều dở để cùng nhau khắc phục hoặc phát huy, phát triển; tiếp nối truyền thống trên kính dưới nhường.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, hạnh phúc gia đình đơn giản là các thành viên được sum vầy. Cuối năm 2021, NSƯT Xuân Bắc từng chia sẻ niềm hạnh phúc là các thành viên trong gia đình được gần nhau. Với những người có con đi nước ngoài du học, hạnh phúc gia đình là sau đại dịch con cái trở về, cả nhà quây quần bên mâm cơm.

Như vậy, gia đình hạnh phúc được xác định dựa trên nhiều chỉ số, bao gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần. Nhưng trong đó đạo đức, lối sống và mối quan hệ gia đình là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng quyết định đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc.

ThS. Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN
TIN LIÊN QUAN

Hơn 100 tác phẩm lột tả văn hoá, truyền thống, tình cảm gia đình

Thu Hoài - Hải Yến |

Tại Trung tâm Triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28.6.

Phát huy giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh hiện nay

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 10.1959, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. 

Phát huy giá trị, sức mạnh văn hoá Việt Nam: Coi văn hóa là hồn cốt, khí chất của dân tộc

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; phải đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Lịch thi, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường chuyên tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số trường chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố lịch thi và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

Cafe chiều thứ 7: Ngưng đổ lỗi cho phụ nữ về chuyện ăn mặc

Nhóm PV |

Trên thực tế, ngày nay, phụ nữ vẫn luôn phải chịu những định kiến về chuyện ăn mặc, nhất là khi những vụ xâm hại, tấn công tình dục xảy ra với phụ nữ, ăn mặc là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến với xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân "ăn mặc gợi cảm" mới dẫn đến những vụ việc như vậy.

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Hơn 100 tác phẩm lột tả văn hoá, truyền thống, tình cảm gia đình

Thu Hoài - Hải Yến |

Tại Trung tâm Triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28.6.

Phát huy giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh hiện nay

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 10.1959, tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. 

Phát huy giá trị, sức mạnh văn hoá Việt Nam: Coi văn hóa là hồn cốt, khí chất của dân tộc

ThS Lý Viết Trường - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN |

Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; phải đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.