“Vũ điệu sắc màu”: Sức hút của sự hòa quyện những âm thanh

Lê Quang Vinh |

Dễ thấy trong triển lãm tranh song tấu “Vũ điệu sắc màu” (tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, từ ngày 29.10 đến hết ngày 6.11.2018) của hai họa sĩ Hoàng Định và Somsak Chaituch ngập tràn những âm thanh xao động. Nó khiến người xem có một cơ hội trải nghiệm độc đáo.

Hoàng Định sinh năm 1953, dân gốc Hải Phòng, hiện làm việc ở Hà Nội, vốn nổi tiếng là một họa sĩ thiết kế đồ họa - tác giả của nhiều mẫu bao bì được ứng dụng. Ông đã sáng tác trên nhiều chất liệu, nhưng được biết nhiều nhất bởi các tác phẩm sơn dầu khổ lớn, theo trường phái trừu tượng biểu hiện, với chủ đề chính là thiên nhiên và mối tương tác giữa con người với thiên nhiên.

Theo ông, ”nghệ thuật trừu tượng biểu hiện mang lại thời gian và không gian theo cách không thể tưởng tượng được, rất đặc biệt”.

Somsak Chaituch có quốc tịch Hà Lan, sinh năm 1967 tại miền Bắc Thái Lan. Chủ đề sáng tác mà ông ưa thích là thiên nhiên. Các tác phẩm của ông luôn được thể hiện với phong cách mang ngôn ngữ giữa trừu tượng và biểu hình; đồng thời luôn hòa quyện bản sắc văn hóa đặc trưng giữa phương Đông và phương Tây. “Cánh đồng hoa tulip” là một ví dụ: Vẽ về một loài hoa đặc trưng của đất nước Hà Lan, nhưng biểu đạt như những hoa văn trên tấm sarong của đất mẹ nơi xứ chùa tháp.

Nét chung ở hai họa sĩ Hoàng Định và Somsak Chaituch là đều được đào tạo chuyên nghiệp, thành danh trong sự nghiệp với nhiều triển lãm và giải thưởng uy tín. Họ đều có thời gian tu nghiệp hội họa ở Hà Lan và đều là thạc sĩ nghệ thuật, đồng thời tham gia nhiều hoạt động liên quan tới mỹ thuật. Trong một dịp tham gia triển lãm quốc tế, họ trở thành bạn nhau với mối đồng điệu nghệ thuật đặc biệt.

14 tác phẩm sơn dầu khổ lớn trong triển lãm “Vũ điệu sắc màu” ở Hà Nội lần này của hai họa sĩ Hoàng Định và Somsak Chaituch được bố trí trong các không gian riêng biệt, nhưng hoàn toàn kết nối với nhau, tạo cơ hội để người  xem có thể vừa trải nghiệm trọn vẹn những biểu đạt độc đáo của từng hoạ sĩ, đồng thời thưởng thức một bản phối mà ở đó, là những sắc màu riêng hoà quyện, nâng tầm cho nhau. 

Có người bình rằng “Xưa nay, người ta mới chỉ lấy cảm hứng từ âm nhạc để vẽ tranh, chứ đã mấy ai vẽ được âm thanh?”. Vậy mà, Somsak và Hoàng Định đã làm được điều đó. Họ đã tạo nên những xào xạc của cây lá, những tiếng rít của cơn gió mạnh và nhiều âm thanh khác.

Trong các tác phẩm, những cung bậc, nhịp điệu âm thanh, âm nhạc tràn đầy năng lượng đó cứ vang ngân trầm bổng, ám ảnh những người thưởng ngoạn nghệ thuật.

Có lẽ, để thỏa mãn thông điệp mà hai họa sĩ muốn chia sẻ với cuộc đời, họ đã chọn cách biểu đạt trên những bức tranh khổ lớn. Như các sáng tác của Hoàng Định: “Âm thanh thiên nhiên” có cỡ 212 x 564 cm, “Hòa âm cuộc sống” cỡ 128 x 564 cm. Như các sáng tác của Somsak Chaituch: “Âm nhạc cho đôi mắt 1,2,3” có khổ 160x 600 cm, “Tháng 10” có cỡ 180 x 700 cm.

Thưởng thức “Vũ điệu sắc màu”, người xem vì thế, như được trôi về một miền mơ ảo của riêng mình và thêm yêu cuộc sống...

Lê Quang Vinh
TIN LIÊN QUAN

Tranh bích họa tràn lan ở Hà Nội: Trào lưu sắp thành... “thảm họa”

BÍCH ĐÀO |

Khởi đầu từ con đường gốm sứ ven sông Hồng vào năm 2010, Hà Nội hiện đã có hàng trăm con đường bích họa lớn bé. Không phải con đường nào cũng đẹp và mang ý nghĩa mỹ thuật, nghệ thuật...

Ồn ào vì Mr. Đàm ký tên vào tranh: Bài học về cách hành xử với nghệ thuật

Đào Bích |

Theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên "hồn nhiên" ký tên lên tác phẩm hội họa và bị ném "gạch đá" từ dư luận là bài học sâu sắc về cách ứng xử đối với nghệ thuật. 

Về bức tranh thật hay giả của cố hoạ sĩ Vũ Giáng Hương: Cần một hội đồng thẩm định hay sự có mặt của nhân vật?

VIỆT VĂN |

Cuộc đối thoại giữa nhà sưu tập tranh, họa sĩ có ý kiến trên facebook, nhà đấu giá Chọn trước sự chứng kiến và trực tiếp hỏi của truyền thông chiều 5.9 không đi đến kết luận cuối cùng, rằng liệu tác phẩm tranh lụa được Chọn bán đấu giá vào ngày 29.7 có phải là tranh thật của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương không?...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tranh bích họa tràn lan ở Hà Nội: Trào lưu sắp thành... “thảm họa”

BÍCH ĐÀO |

Khởi đầu từ con đường gốm sứ ven sông Hồng vào năm 2010, Hà Nội hiện đã có hàng trăm con đường bích họa lớn bé. Không phải con đường nào cũng đẹp và mang ý nghĩa mỹ thuật, nghệ thuật...

Ồn ào vì Mr. Đàm ký tên vào tranh: Bài học về cách hành xử với nghệ thuật

Đào Bích |

Theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên "hồn nhiên" ký tên lên tác phẩm hội họa và bị ném "gạch đá" từ dư luận là bài học sâu sắc về cách ứng xử đối với nghệ thuật. 

Về bức tranh thật hay giả của cố hoạ sĩ Vũ Giáng Hương: Cần một hội đồng thẩm định hay sự có mặt của nhân vật?

VIỆT VĂN |

Cuộc đối thoại giữa nhà sưu tập tranh, họa sĩ có ý kiến trên facebook, nhà đấu giá Chọn trước sự chứng kiến và trực tiếp hỏi của truyền thông chiều 5.9 không đi đến kết luận cuối cùng, rằng liệu tác phẩm tranh lụa được Chọn bán đấu giá vào ngày 29.7 có phải là tranh thật của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương không?...