“Việc thay đổi, làm mới tà áo dài truyền thống là điều không đơn giản..."

Mai Châu |

Gìn giữ tà áo dài, quảng bá hình ảnh để lan tỏa đến cộng đồng luôn là đích đến của những người tâm huyết và dành tình yêu cho trang phục truyền thống của Việt Nam. Và điều này chưa bao giờ dễ dàng...

Thay đổi từ nhận thức

Việc bảo tồn và đi đôi với phát triển nhất thiết phải ứng dụng vào trong cuộc sống, quan điểm này từng được rất nhiều nghệ nhân và các nhà nghiên cứu bày tỏ. Trong cuộc Hội thảo “Trang phục Áo dài truyền thống, vấn đề bảo tồn và phát triển trong xã hội hiện nay” tổ chức vào đầu tháng 12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng CLB Đình làng Việt thẳng thắn bày tỏ, áo dài truyền thống sẽ là một phần quan trọng trong cuộc sống nếu biết cách sử dụng phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống. Vì thế, bảo tồn và phát triển áo dài cần sớm được phổ biến tại các trường học và làm thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đối với áo dài.

Nhà Nghiên cứu Văn hóa - Hoàng Quốc Hải nhìn nhận, để tiếp cận văn hóa áo dài truyền thống cho giới trẻ là điều có thể làm được. Tất cả đều cần xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân. “Tôi từng tham dự nhiều cuộc thảo luận về áo dài truyền thống nhưng quả thật, đa phần mọi người vẫn chưa thực sự hiểu hết, thậm chí là chưa hình dung về văn hóa may mặc, văn hóa sử dụng thế nào cho đúng bản chất”.

Một số áo dài cách tân xa rời bản sắc văn hóa, na ná giống trang phục của người Ấn Độ hay Trung Quốc nhưng lại được giới trẻ ưa chuộng và sử dụng trong các sự kiện quan trọng hay vào dịp lễ Tết. Sự lai tạp này đôi khi gây nên một sự phản cảm, mất đi định hướng đúng đắn của một bộ phận xã hội, nhất là từ sự hiểu biết của những người trẻ tuổi.

Nói về vấn đề này TS Nguyễn Kim Hương - giảng viên Khoa Thời trang, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho hay, việc du nhập những nền văn hóa trên thế giới vào Việt Nam khiến chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi, trong đó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, duy trì bản sắc văn hóa thế nào và ra sao đều trông chờ vào thế hệ trẻ hiện nay. Và để làm được điều này, ngoài việc đưa áo dài đồng hành trong cuộc sống thường ngày, rất cần thay đổi từ nhận thức của công chúng trong việc gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa truyền thống. Nên có những chiến lược quảng bá hình ảnh áo dài, thông qua việc tiếp cận, giới thiệu tại các sự kiện văn hóa quan trọng, các điểm đến du lịch ở các thành phố lớn để không chỉ công chúng Việt Nam mà bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tà áo dài

Việt Nam.

Nhà thiết kế Minh Hạnh, một người dành tình yêu và tâm huyết cả đời cho tà áo dài truyền thống cho rằng, áo dài là một tà áo truyền thống vì thế khi đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày sẽ có những rào cản về tính tiện dụng và cả tâm lý. Vì vậy, áo dài được thay đổi theo đúng nhu cầu của từng thời kỳ. Việc thay đổi, làm mới tà áo dài là điều không đơn giản và những ý kiến trái chiều luôn là động lực cho sự thay đổi này được hoàn thiện hơn mỗi ngày. “Chúng ta (nhà thiết kế, người mặc, người ngắm…) cần chú ý một điều quan trọng nhất khi đã chạm vào áo dài Việt Nam là cần phải giữ lấy “linh hồn” của chiếc áo truyền thống”, nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh.

Đào tạo và truyền lửa nghề

Một trong những việc quan trọng, cấp thiết được đề cập trong việc gìn giữ và đưa tà áo dài truyền thống đến với công chúng đó là công tác đào tạo, cũng như truyền lửa nghề cho thế hệ các nghệ nhân trẻ. Đưa ra thị trường những bộ áo dài đạt tiêu chí thẩm mỹ và mang tính giá trị về bản sắc riêng biệt cũng là cách quảng bá hữu hiệu để qua đó cho thấy, áo dài truyền thống không chỉ mang giá trị về mặt thương mại mà còn chứa đựng những tinh hoa của con người và đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, việc số lượng nghệ nhân duy trì và theo đuổi nghề may áo dài ngày một ít lại là một thách thức lớn. Việc làm thế nào để xây dựng đội ngũ nghệ nhân tâm huyết, vững mạnh và duy trì lửa nghề lại trở thành rào cản bởi những đảm bảo trong cuộc sống lại khá bấp bênh. Ngoài ra, một vấn đề khó nữa khi phần lớn đội ngũ nghệ nhân hiện nay sử dụng kỹ thuật thủ công còn gặp nhiều hạn chế trong cách làm quen và áp dụng các công nghệ mới vào kỹ thuật may, ngược lại đó, việc sử dụng kỹ thuật thủ công khiến cho giá thành sản phẩm ở mức cao, rất khó đáp ứng đối với người tiêu dùng. Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng CLB Đình làng Việt đưa ra giải pháp, hướng thứ nhất là sản xuất thủ công đẳng cấp với chất liệu đẹp, sang trọng và tuân thủ theo đúng truyền thống. Hướng thứ hai là sản xuất công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của những người yêu trang phục áo dài, mà vẫn đáp ứng được những tiêu chí về giá cả.

Ở Việt Nam, nguyên vật liệu may áo dài chưa thực sự phù hợp, chất liệu lụa tốt thì giá thành lại cao, còn những chất liệu vải có giá thấp hơn lại không đáp ứng về chất liệu lẫn khí hậu nóng bức. Vì thế, để tiếp cận đến số đông người dân là điều khó khăn, đặc biệt là những người ở tầng lớp bình dân như học sinh và sinh viên. Nghệ nhân Năm Tuyền khẳng khái nói, điều đáng quan tâm khi sử dụng một trang phục là phải phù hợp với hoàn cảnh, khí hậu. Mùa đông thì dễ, nhưng mùa hè sẽ vô cùng nóng bức, nếu cứ mặc khoảng 2 đến 3 lớp áo. Nếu khắc phục được nhược điểm này thì việc ứng dụng áo dài truyền thống vào đời thường, có lẽ mới khả thi.

Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, với thời đại ngày nay, một chiếc áo sử dụng thông thường hàng ngày, điều đầu tiên là sự tiện dụng trong kiểu dáng và chất liệu. Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải năng động và bắt buộc năng suất lao động phải cao hơn mỗi ngày, vì thế một chiếc áo truyền thống cần phải thích nghi với những yêu cầu của thời đại như thoải mái dễ mặc, chất liệu tự nhiên bền màu và thông thoáng vệ sinh, giá thành vừa với thu nhâp và dễ dàng hội nhập với những trang phục Tây Âu khác.

Trong thực tế, gần 10 năm trở lại đây, áo dài đã trở thành một trang phục mà bất kỳ người phụ nữ nào, kể cả đàn ông hay trẻ em đều mong muốn được mặc trong niềm tự hào. Áo dài Việt Nam đang tìm được vị thế và được sử dụng rộng rãi phổ biến khắp mọi nơi kể cả những vùng sâu, vùng xa hẻo lánh. Điều này chứng minh rằng, áo dài đã trở thành “quốc bảo” của Việt Nam.

Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản

Vào 15h00 ngày 26.12, Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 với chủ đề “Miền di sản” sẽ được tổ chức trong không gian của Vịnh Bái Tử Long, với các bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế Việt Nam. “Tôi mong muốn rằng những Di sản thiên nhiên của Quảng Ninh kết hợp với Áo dài là Di sản văn hóa vật thể Việt Nam sẽ tạo nên một sắc thái mới tại vùng đất này. Du khách bốn phương sẽ được nhìn thấy một Quảng Ninh tươi mới đầy vẻ đẹp huyền ảo khi áo dài xuất hiện tại chốn mà Rồng chọn làm nơi để đáp”, nhà thiết kế Minh Hạnh bày tỏ.

Mai Châu
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai 9X bảo tồn áo dài truyền thống

Việt Văn |

Gặp Nguyễn Trần Trung Hiếu đúng vào một ngày mưa tầm tã ở căn hộ chung cư giữa Sài Gòn, phòng Hiếu ngổn ngang vải vóc, máy khâu, bàn thêu… và những cuộn chỉ nhiều màu sắc. Thuộc thế hệ 9X, thế nhưng Hiếu có sự trầm tĩnh và lịch lãm hiếm thấy của một nghệ nhân cũng là nhà nghiên cứu trẻ.

Hoa hậu Ngọc Hân: "Áo dài truyền thống cần phù hợp với lối sống hiện đại"

Thái An (ghi) |

Trước những ý kiến trái chiều về việc mặc áo dài truyền thống nơi công sở của Sở VHTT Thừa Thiên Huế, Hoa hậu Ngọc Hân thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Ngắm vẻ đẹp của Hoa hậu Ngọc Hân với tà áo dài truyền thống

Thái An |

Hoa hậu Ngọc Hân hạnh phúc khi nhận được sự cổ vũ của chồng sắp cưới khi tham gia trong chương trình "Áo dài – Di sản văn hoá Việt Nam" tại Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chàng trai 9X bảo tồn áo dài truyền thống

Việt Văn |

Gặp Nguyễn Trần Trung Hiếu đúng vào một ngày mưa tầm tã ở căn hộ chung cư giữa Sài Gòn, phòng Hiếu ngổn ngang vải vóc, máy khâu, bàn thêu… và những cuộn chỉ nhiều màu sắc. Thuộc thế hệ 9X, thế nhưng Hiếu có sự trầm tĩnh và lịch lãm hiếm thấy của một nghệ nhân cũng là nhà nghiên cứu trẻ.

Hoa hậu Ngọc Hân: "Áo dài truyền thống cần phù hợp với lối sống hiện đại"

Thái An (ghi) |

Trước những ý kiến trái chiều về việc mặc áo dài truyền thống nơi công sở của Sở VHTT Thừa Thiên Huế, Hoa hậu Ngọc Hân thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Ngắm vẻ đẹp của Hoa hậu Ngọc Hân với tà áo dài truyền thống

Thái An |

Hoa hậu Ngọc Hân hạnh phúc khi nhận được sự cổ vũ của chồng sắp cưới khi tham gia trong chương trình "Áo dài – Di sản văn hoá Việt Nam" tại Hà Nội.