Việc sáp nhập 4 phường ở Cần Thơ qua góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hoá

YẾN PHƯƠNG |

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Nhâm Hùng, 4 phường của quận trung tâm TP Cần Thơ chuẩn bị sáp nhập đều có nhiều mối quan hệ, sự tương đồng, đặc biệt là sở hữu những yếu tố mang tính chất của đô thị truyền thống.

Là một thể thống nhất

Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 của UBND TP Cần Thơ, sắp xếp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường An Phú, An Nghiệp, An Cư vào phường Thới Bình (đều thuộc quận Ninh Kiều - quận trung tâm TP Cần Thơ). Thành lập phường Thới Bình mới trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích và dân số của 4 phường.

Toàn cảnh phường An Cư nhìn từ trên cao. Ảnh: Yến Phương
Toàn cảnh phường An Cư (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nhìn từ trên cao. Ảnh: Yến Phương

Trao đổi với Báo Lao động, ông Nhâm Hùng - soạn giả, nhà nghiên cứu văn hoá - nhận định, 4 phường này là một phần của đô thị truyền thống nội thành Cần Thơ đã hình thành từ khá lâu đời. Tuy nhiên, nó có nhiều biến động qua những lần thay đổi địa giới hành chính (nhập vào, tách ra), cho nên tên gọi hay địa giới hành chính chưa được ổn định.

Ông Hùng cho rằng, trong 4 phường này có nhiều mối quan hệ, sự tương đồng, đặc biệt là sở hữu những yếu tố mang tính chất của đô thị truyền thống.

Ảnh: Yến Phương
Nhà nghiên cứu văn hoá Nhâm Hùng ngồi bên bờ kè thuộc phường Thới Bình chia sẻ về văn hoá, lịch sử... của 4 phường. Ảnh: Yến Phương

Cụ thể, hầu hết các phường này đều có chung dòng chảy là từ rạch Cái Khế đến rạch Ngỗng, biểu hiện tính chất đô thị sông nước. Đồng thời, cơ sở thờ tự tín ngưỡng tôn giáo cũng mang tính chất đặc trưng và cổ truyền, đều có những chùa cổ Việt, Khmer; đặc biệt tại phường Thới Bình có chùa Thới Long Cổ Tự trên 150 năm.

Về tính chất văn hoá truyền thống, các phường có những điểm sáng về văn hoá giáo dục. Trong đó, phường An Cư nổi bật với mạng lưới trường học được xem là cao nhất của TP Cần Thơ. Chỉ trong một diện tích nhỏ nhưng có hàng chục trường học, được hình thành từ lâu đời. Phải kể đến là trường Collège Cần Thơ (nay là trường Châu Văn Liêm) được ra đời cách đây hơn 1 thế kỉ (1921).

Còn về cấu trúc đô thị, 4 phường được liền kề và giới hạn, chịu ảnh hưởng, tác động của các trục chính. Một là trục đường Nguyễn Trãi, Hoà Bình nối dài tới cầu Tham Tướng; hai là trục đường Trần Phú, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo; ba là trục Mậu Thân. Những trục đường này không chỉ phát triển kinh tế mà còn phát triển phong phú về đời sống văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng…

"Có thể nói, về mặt văn hoá (truyền thống, hiện đại), cấu trúc đô thị... của 4 phường này là một thể thống nhất. Như vậy, lối sống của con người nơi đây cũng có nét tương đồng, cùng là thị dân. Đa số những thị dân này là công chức, cán bộ, công nhân, tiểu thương, người mua bán nhỏ…" - ông Hùng cho hay.

Hợp lý từ việc sáp nhập đến đặt tên

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hoá Nhâm Hùng, thực trạng hiện nay, 4 phường đang bị phân tán nhỏ lẻ, trong khi đội ngũ cán bộ lại quá đông, gây lãng phí về biên chế. Do đó, việc sáp nhập 4 phường là hợp lý.

"Tất nhiên, ban đầu sẽ có một số khó khăn, nhưng về lâu dài thì ổn định. Có khi sáp nhập lại sẽ giúp phát huy tác dụng trong nâng cao đời sống của thành phố, người dân liên hệ làm việc tiện ích hơn, đặc biệt là giúp bộ máy hành chính năng động, hiệu quả hơn" - ông Hùng nói.

Bàn về vấn đề lấy tên Thới Bình sau khi sáp nhập 4 phường, ông Hùng cho rằng, cần phân tích để hiểu rõ hơn về ý nghĩa.

Theo đó, tên gọi địa danh này xuất hiện từ triều Gia Long, tức khoảng năm 1802. Sau khi khai thác vùng đất Cần Thơ ổn định thì triều Nguyễn lập thành nhiều thôn, xã; trong đó có thôn Tân An, thôn Thới Bình là 2 thôn kì cựu (phía trên có thôn Bình Thuỷ). Như vậy, việc giữ tên Thới Bình chính là một sự kế thừa về mặt truyền thống văn hoá.

"Hiện nay, chúng ta thấy Đình Thới Bình của Cần Thơ được Vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852, đó là một điều minh chứng phường Thới Bình đã có gần 200 năm, còn những tên của các phường khác chỉ là sau này. Do đó, theo tôi việc lấy tên Thới Bình là một điều hết sức hợp lý" - ông Hùng nhấn mạnh.

TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên hơn 1.440km2, dân số hơn 1,45 triệu người, trong đó bao gồm: dân số thực tế thường trú hơn 1,36 triệu người; dân số tạm trú quy đổi hơn 84.500 người. Sau khi sắp xếp theo phương án trên, Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (5 quận, 4 huyện); 80 đơn vị hành chính cấp xã (36 xã, 39 phường, 5 thị trấn).

YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người tiếc nuối vì Cần Thơ không có đường hoa nghệ thuật Tết

YẾN PHƯƠNG |

Câu chuyện về đường hoa nghệ thuật Tết Nguyên đán với kinh phí 6,5 tỉ đồng đang là chủ đề “nóng” tại TP Cần Thơ. Trong đó, không ít người bày tỏ sự tiếc nuối nếu thành phố không làm đường hoa nghệ thuật năm nay.

Quán cà phê hương đồng gió nội nườm nượp khách ở Cần Thơ

Mỹ Ly |

Cần Thơ - Với khung cảnh thiên nhiên thay đổi theo từng mùa vụ của người nông dân, một quán cà phê ở huyện Thới Lai thu hút rất nhiều bạn trẻ mỗi ngày.

Cần Thơ trình phương án nhập phường An Phú và An Nghiệp vào phường An Cư

Đạt Phan |

Bên cạnh sáp nhập 3 phường An Phú, An Nghiệp và An Cư, phương án này của TP Cần Thơ còn điều chỉnh một phần diện tích phường Cái Khế nhập vào phường Thới Bình thuộc quận Ninh Kiều.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhiều người tiếc nuối vì Cần Thơ không có đường hoa nghệ thuật Tết

YẾN PHƯƠNG |

Câu chuyện về đường hoa nghệ thuật Tết Nguyên đán với kinh phí 6,5 tỉ đồng đang là chủ đề “nóng” tại TP Cần Thơ. Trong đó, không ít người bày tỏ sự tiếc nuối nếu thành phố không làm đường hoa nghệ thuật năm nay.

Quán cà phê hương đồng gió nội nườm nượp khách ở Cần Thơ

Mỹ Ly |

Cần Thơ - Với khung cảnh thiên nhiên thay đổi theo từng mùa vụ của người nông dân, một quán cà phê ở huyện Thới Lai thu hút rất nhiều bạn trẻ mỗi ngày.

Cần Thơ trình phương án nhập phường An Phú và An Nghiệp vào phường An Cư

Đạt Phan |

Bên cạnh sáp nhập 3 phường An Phú, An Nghiệp và An Cư, phương án này của TP Cần Thơ còn điều chỉnh một phần diện tích phường Cái Khế nhập vào phường Thới Bình thuộc quận Ninh Kiều.